Mô hình có Tier2 chỉ đóng vai trò hosting

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phương vị từ tiếng hán hiện đại và những biểu hiện từ vựng, ngữ pháp tương đương trong tiếng việt 5 04 08 (Trang 48)

Do công nghệ ENUM và các dịch vụ viễn thông gắn bó rất chặt chẽ với nhau, như vậy để thực thi ENUM thì cần phải có mã số viễn thông E.164 sử dụng trong khai báo tên miền ENUM. Vấn đề đặt ra là việc cung cấp vùng số viễn thông phải như thực hiện như thế nào để triển khai tốt dịch vụ ENUM. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đảm bảo được mô hình phân cấp hiệu quả nhất, tối thiểu khả năng thay đổi. Để cung cấp vùng số trong kho số viễn thông cho dịch vụ ENUM, hai cách thức sau đây thường được triển khai thực hiện:

i. Sử dụng hệ thống phân cấp mã viễn thông hiện thời cho dịch vụ ENUM

Theo cách này, số E.164 đang dùng cho dịch vụ viễn thông sẽ được sử dụng trong khai báo tên miền ENUM. Mô hình phân cấp quản lý tên miền ENUM phải phù hợp với cấu trúc phân bổ kho số viễn thông hiện hành. Đồng thời, những ảnh hưởng của hình thức cấp số viễn thông vĩnh viễn (number portability) tới việc triển khai dịch vụ ENUM cũng cần được nghiên cứu chi tiết. Hình thức

T ier 2 e164.arpa 4.8.e164.arpa T ier 0 T ier 1

Tier 2 không được chuyển giao zone con mà chỉ đóng vai trò hosting zone cấp thấp nhất và khai báo bản ghi NAPTR cho khách hàng.

Mô hình này có ưu điểm quản lý tập trung được tài nguyên tên miền quốc gia bởi một tổ chức quản lý tên miền mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt đối với người sử dụng.

cấp số viễn thông này hiện nay chưa được triển khai tại Việt Nam xong đang được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Với cách quản lý này, một chủ thể đăng ký sử dụng dịch vụ ENUM phải là chủ thể có chủ quyền đối với số điện thoại đăng ký sử dụng dịch vụ ENUM, tổ chức quản lý tên miền ENUM cần kiểm tra xác thực điều này. Việc kiểm tra chủ quyền đối với mã viễn thông và tình trạng của số E.164 (có đang được sử dụng hay không) là thiết yếu trước khi cung cấp dịch vụ ENUM. Số viễn thông cấp cho thuê bao do chính nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thực hiện. Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và tổ chức quản lý tên miền ENUM cần có mối quan hệ hỗ trợ trong quá trình xác thực xem thuê bao có chính xác là người sử dụng duy nhất có quyền với số viễn thông đó.

Khi sử dụng mã số của dịch vụ viễn thông cho tên miền ENUM, những thay đổi trong số viễn thông của người sử dụng ENUM ví dụ như khi thuê bao thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ ảnh hưởng tới quản lý và duy trì thông tin tên miền ENUM.

ii. Quy hoạch dành riêng một vùng số viễn thông cho dịch vụ ENUM

Trong trường hợp này, việc quản lý phân bổ mã viễn thông cho dịch vụ ENUM có thể do chính tổ chức quản lý tên miền thực hiện. Số viễn thông cấp cho thực thể sử dụng dịch vụ ENUM là tách biệt đối với dịch vụ đăng ký số viễn thông truyền thống. Các cá nhân đăng ký số ENUM này với tổ chức quản lý tương tự như đăng ký tên miền.

Việc sử dụng một vùng số riêng biệt cho dịch vụ ENUM tránh được trường hợp số E.164 thay đổi khi người sử dụng dịch vụ ENUM thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (chẳng hạn như việc chuyển đổi mạng di dộng). Việc xác thực quyền của người đăng ký dịch vụ ENUM đối với số E.164 cũng trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên trong trường hợp này, không có sự đồng nhất giữa số E.164 cho dịch vụ ENUM và số E.164 cho dịch vụ viễn thông truyền thống.

Qua các phân tích ở trên, có thể thấy rằng công nghệ ENUM là một xu hướng công nghệ đang dần trở thành tất yếu và sẽ ngày một phổ dụng khi khung chính sách chung Quốc tế cũng như tại mỗi quốc gia được dần hoàn thiện. Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh trong lĩnh vực viễn thông, Internet cũng không thể nằm ngoài xu thế hội nhập này. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp viễn thông, Internet đã có nghiên cứu và sẵn sàng triển khai thử nghiệm cung cấp các dịch vụ trên nền công nghệ này, Công ty One Connection (OCI) là một ví dụ.

2.4. Đánh giá

Nếu đánh giá khả năng cả về kỹ thuật và quản lý ứng dụng ENUM tại Việt Nam, có thể nói rằng Việt Nam đã có đủ mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thử nghiệm và áp dụng công nghệ mới này vì các lý do sau đây:

a. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật viễn thông và Internet

Việt Nam hiện đang được đánh giá là nước phát triển cả về viễn thông và Internet. Số thuê bao điện thoại và số người sử dụng Internet (các yếu tố thiết yếu để phát triển việc sử dụng ENUM) đều đang có tốc độ gia tăng nhanh, nhu cầu sử dụng các dịch vụ mới, công nghệ mới đang ngày một bức xúc và trở thành các đòi hỏi hội nhập tất yếu. Bên cạnh đó hạ tầng mạng viễn thông và Internet đang ngày một phát triển, các hệ thống DNS là nền tảng cho ENUM đã và đang được xây dựng, phát triển ngày một hoàn thiện với năng lực, độ an toàn bảo mật và ổn định cao. Ngoài ra, công nghệ quản lý phân cấp EPP hỗ trợ cho quá trình cập nhật cơ sở dữ liệu đã thống nhất các chuẩn giao tiếp của các hệ thống đăng ký, cung cấp khả năng làm việc phân cấp trên một cơ sở dữ liệu đăng ký chung. Thông qua EPP, các nhà đăng ký (registry) có thể đăng ký thêm các dữ liệu (như tên miền, số ENUM) vào cơ sở dữ liệu DNS chung. Thông qua chuẩn EPP, việc phân chia các Tier trên hệ thống quản trị ENUM được thực hiện dễ dàng và nhất quán.

b. Việt Nam rất thuận lợi trong việc thống nhất tổ chức quản lý

ENUM được triển khai trên hệ thống DNS, do vậy tổ chức quản lý tên miền ENUM cũng phải có một vai trò nhất định trong hệ thống quản lý tên miền thì

việc triển khai mới trở nên khả thi. Khác với các nước khác, chính sách quản lý viễn thông và Internet thường tương đối độc lập với nhau và thường do các tổ chức khác nhau quản lý vì vậy dẫn đến tổ chức đủ điều kiện quản lý DNS thì lại không phải là đại diện quốc gia ở ITU; Ở Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan quản lý thống nhất cả hai loại chính sách này và đồng thời lại là cơ quan chủ quản của hệ thống máy chủ tên miền DNS, do vậy việc triển khai ENUM sẽ đảm bảo được sự phối hợp đồng bộ về cả hệ thống quản lý kỹ thuật lẫn việc ban hành các khung chính sách liên quan.

c. Việt Nam rất thuận lợi trong việc nhận chuyển giao quản lý mã quốc gia ENUM

Do ITU quản lý toàn bộ việc đăng ký ENUM và các chính sách liên quan, với tư cách là thành viên của ITU, Việt Nam có toàn quyền và đủ điều kiện để được chuyển giao tên miền ENUM quốc gia (4.8.e164.arpa) ứng với mã CC viễn thông 84.

Tất cả các yếu tố đó đã làm cho khả năng áp dụng công nghệ ENUM tại Việt Nam trở thành việc làm khả thi và cần phải nghiên cứu, đáp ứng kịp thời trước các yêu cầu hội nhập quốc tế.

CHƢƠNG 3

THIẾT KẾ THỰC HIỆN MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TÍCH HỢP ENUM VÀ DNS

3.1. Lựa chọn giải pháp xây dựng hệ thống thử nghiệm

3.1.1. Yêu cầu

Việc xây dựng hệ thống thử nghiệm là để nhằm chứng minh tính khả thi của hệ thống tích hợp ENUM và DNS trong việc cung cấp các ứng dụng hội tụ mạng viễn thông và Internet. Do khả năng cung cấp các dịch vụ ứng dụng hội tụ trên môi trường tích hợp ENUM và DNS là rất rộng rãi và thường xuyên được phát triển thêm mới theo thời gian nên mô hình thử nghiệm được xây dựng trong phạm vi của một luận văn ở đây cần phải được tập trung vào một số ứng dụng đơn giản, rõ nét nhất để kiểm nghiệm khả năng áp dụng, triển khai thực tế của hệ thống.

3.1.2. Phƣơng pháp tiếp cận trong thiết lập ứng dụng ENUM

Về bản chất, việc thiết lập một kết nối cho sử dụng các dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet hoặc ứng dụng hội tụ của hai mạng này chính là việc thiết lập một cuộc gọi giữa người gọi (đầu cuối gọi) và số bị gọi. Chính vì vậy việc thiết lập các ứng dụng hội tụ ENUM cũng chủ yếu dựa trên nền tảng phân loại các phương pháp tiếp cận: hoặc do đầu cuối gọi quyết định việc tìm ra, kết nối tới các tài nguyên gắn với số bị gọi hoặc là do đầu cuối bị gọi quyết định các thông tin được cung cấp kèm theo số bị gọi và đối tượng được kết nối đến. Ta sẽ đi sâu phân tích cụ thể với từng phương pháp tiếp cận này.

a. Phƣơng pháp do đầu cuối gọi quyết định

Trong phương pháp này, đầu cuối gọi có hỗ trợ ENUM sẽ thực hiện truy vấn ENUM để tìm các tài nguyên gắn với số bị gọi. Điều kiện ở đây là số bị gọi (để đơn giản trong cách trình bày, trước mắt ta ngầm định là số điện thoại) phải là số có đăng ký các dữ liệu ENUM. Truy vấn DNS sẽ trả về bản ghi NAPTR tương ứng, trong đó có chứa tất cả các phương thức kết nối được người bị gọi hỗ trợ,

đầu cuối gọi sẽ dựa vào đó mà lựa chọn phương thức kết nối mong muốn và sau đó sẽ thực hiện các kết nối trực tiếp.

DNS

Web, email

Fax

Tel VoIP

1. Tìm kiếm dữ liệu ENUM tương ứng với số bị gọi

2. Trả về các tài nguyên tương ứng (các phương thức kết nối có thể sử dụng và địa chỉ)

3. Lựa chọn phương thức kết nối và thực hiện kết nối tới địa chỉ tìm được Người gọi Tài nguyên của số bị gọi

Hình 17. Đầu cuối gọi quyết định trong quá trình thiết lập cuộc gọi thông qua truy vấn ENUM

Mô hình này được sử dụng trong trường hợp cơ sở dữ liệu ENUM là chung của cả người gọi lẫn người bị gọi, hoặc hệ thống DNS ENUM là hệ thống toàn cầu (trường hợp áp dụng ENUM toàn cầu).

Ưu điểm phương pháp này là cơ sở dữ liệu chung cho tất cả mọi đối tượng sẽ làm đơn giản hóa các thao tác mà đầu cuối phải thực hiện. Có thể chế tạo một đầu cuối chung cho toàn bộ các phương thức kết nối và ẩn đi đối với người sử dụng phương thức kết nối cụ thể được thực hiện. Phương pháp này cũng cho phép xóa bỏ ranh giới giữa điện thoại thông thường và VoIP.

Vấn đề phức tạp là ở chỗ hệ thống ENUM-DNS phải là toàn cầu và các đầu cuối gọi cũng như bị gọi phải tương thích hoàn toàn về mặt thủ tục. Ngoài ra các vấn đề về an ninh mạng, an toàn thông tin cá nhân cũng cần phải được quan tâm.

DNS

Web, email

Fax

Tel VoIP

1. Tìm kiếm dữ liệu ENUM tương ứng với số bị gọi

2. Con trỏ trỏ tới proxy/gateway của số bị gọi được trả về

5. Thực hiện kết nối tới địa chỉ tìm được Người gọi Tài nguyên của số bị gọi Proxy/SIP gateway

3. Kết nối tới proxy của số bị gọi

4. Nếu proxy cho phép bởi luật, phương thức kết nối sẽ được trả về

Cập nhật các luật, các phương thức cho phép kết nối

Hình 18. Đầu cuối bị gọi quyết định thông qua việc cập nhật luật vào proxy/gateway địa phƣơng

Phương pháp này được thực hiện thông qua proxy/gateway chuyển đổi thủ tục. Đầu cuối gọi khi truy vấn ENUM sẽ chỉ được trả về địa chỉ của gateway do đầu cuối bị gọi sử dụng. Việc kết nối tới proxy/gateway để xác thực, bắt tay là bắt buộc để có thể kết nối tới số bị gọi.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể xây dựng dựa trên mô hình triển khai diện rộng hiện nay của mạng VoIP. Thực tế các mạng VoIP đang sử dụng các proxy độc lập và không có kết nối chung với nhau, việc đưa hệ thống ENUM DNS và các tổng đài gọi ra hỗ trợ ENUM vào hoạt động có thể giải quyết được các vấn đề gọi từ PSTN vào VoIP đang gặp khó khăn hiện nay. Hơn nữa, hệ thống ENUM DNS chỉ chứa các địa chỉ proxy/gateway sẽ đơn giản và dễ triển khai trong thực tế.

Do sử dụng proxy địa phương nên người bị gọi có thể tạo ra các luật khá mềm dẻo để hạn chế các thông tin được cung cấp và đối tượng được kết nối. Ví dụ có thể chỉ cho phép các thuê bao nội địa được gọi tới bằng SIP, chỉ cung cấp địa chỉ cho các thuê bao quốc tế ...

Nhược điểm là ở chỗ dữ liệu ENUM ứng với các số E.164 không chứa đủ các dữ liệu kết nối cần thiết, chỉ thích hợp với một vài loại dịch vụ. Việc kết nối tới các

Trong một số trường hợp, sử dụng ENUM với mô hình này là thừa, vì đã có các giải pháp khác tương tự được sử dụng. Ví dụ trong triển khai VoIP với SIP, người ta có thể sử dụng các bản ghi SRV để tìm địa chỉ SIP proxy/gateway một cách dễ dàng.

c. Phƣơng pháp kết hợp

Trong thực tế, 2 phương pháp tiếp cận nói trên không hề xung đột nhau và có thể cùng sử dụng được. Hơn nữa, trong cùng bản ghi DNS, người sử dụng có thể lựa chọn dịch vụ nào muốn cung cấp rộng rãi theo phương thức đầu tiên, hay dịch vụ nào hạn chế thông qua proxy theo phương thức thứ 2. Việc kết hợp 2 phương pháp nói trên tạo ra sự mềm dẻo trong triển khai các hệ thống dịch vụ và cung cấp cho người sử dụng khả năng hạn chế các thông tin nhạy cảm được cung cấp ra công cộng.

d. Dòng dịch chuyển cuộc gọi (Call flow) sử dụng ENUM

Đi vào chi tiết, ta xem xét các dòng dịch chuyển của cuộc gọi trong một môi trường điển hình. Để minh họa cho ứng dụng của ENUM ta sử dụng dịch vụ SIP để mô phỏng. Mô hình cuộc gọi sẽ được thực hiện từ 1 đầu cuối có địa chỉ "a@nguon" gọi tới 1 đầu cuối có địa chỉ sip là "b@dich", số ENUM là +844123456. Các đầu cuối nguồn và đích đều được đăng ký với 1 sip proxy hoặc sử dụng chuyển mạch mềm địa phương. Giả thiết việc xác nhận sự có mặt trực tuyến (online) của đầu cuối được thực hiện bằng cách đăng ký vào 1 hệ thống Presence chung.

1. Đăng ký với dịch vụ presence 1. Đăng ký với dịch vụ presence 2. INVITE b@dich 200 OK Via a@nguon INVITE b@dich via sipproxy.dich INVITE b@dich 200 OK

Via sipproxy.nguon – a@nguon a@nguon ENUM DNS sipproxy.nguon sipproxy.dich b@dich 1 3 ACK ACK ACK 4 5 6 7 Presence server 2 Tìm SRV của “dich” sipproxy.dich IP=a.b.c.d t

Hình 19. Cuộc gọi SIP thông thƣờng

Các phần mềm đầu cuối dựa vào hệ thống presence service sẽ nhận biết được trạng thái online của đích cần gọi.

Cuộc gọi được bắt đầu bằng việc đầu cuối a gọi tới sip proxy của mình là "sipproxy.nguon", gửi bản tin "INVITE b@dich".

Đây là bản tin thiết lập cuộc gọi SIP và được proxy xử lý bằng cách đi tìm đích mà nó cần kết nối tới thông qua truy vấn DNS. Theo quy ước, 1 truy vấn tìm bản ghi SRV sẽ được thực hiện đối với tên miền "dich". Nếu bản ghi SRV không có thì 1 truy vấn tìm bản ghi kiểu A (địa chỉ IP) sẽ được sử dụng.

Proxy của a kết nối tới proxy đại diện cho "b@dich", tức là "sipproxy.dich". Bản ghi INVITE được gửi tới proxy đích để thiết lập kết nối tới "b@dich".

Ở trạng thái làm việc bình thường, proxy đích sẽ gửi bản tin INVITE tới đầu cuối đích do nó quản lý, rung chuông đầu cuối này, đồng thời trả về cho nguồn gọi (qua tuyến sipproxy.nguon - a@nguon) bản ghi trạng thái OK biểu thị việc báo hiệu đã được thiết lập.

Nếu b nhấc máy, 1 bản ghi ACK sẽ được trả về lần lượt theo các trạm trên dòng dịch chuyển để báo hiệu kênh kết nối được thiết lập.

+ Cuộc gọi sử dụng ENUM - đầu cuối thực hiện truy vấn ENUM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phương vị từ tiếng hán hiện đại và những biểu hiện từ vựng, ngữ pháp tương đương trong tiếng việt 5 04 08 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)