2.3.1 .Thiết kế nghiên cứu
2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin
Trước khi tiến hành nghiên cứu các đối tượng được thông báo thời gian và địa điểm cụ thể để thực hiện các bước trong nghiên cứu.
Bước 1: phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng tham gia nghiên cứu thông qua bộ câu hỏi nghiên cứu về thủ tục hành chính, thông tin cá nhân, do học viên tham gia nghiên cứu và các nhân viên tại bệnh viện Than - Khoáng sản thực hiện.
Bước 2: khám lâm sàng
Khám và hỏi triệu trứng cơ năng, triệu chứng thực thể liên quan đến bệnh bụi phổi than. Do các bác sĩ của Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp khám theo quy định.
Bước 3:Đo các chỉ số khối cơ thể
- Đo chiều cao và cân nặng và vòng eo của đối tượng nghiên cứu:
+ Cân: sử dụng cân của Trung Quốc có thước đo chiều cao gắn kèm.
Trước khi đo, cân phải được ở vị trí ổn định, bằng phẳng và chỉnh về số 0 và cân thử 3 lần, mỗi lần không được sai số quá 0,1kg và cân nặng được ghi với một số lẻ. Đối tượng được cân nặng là nam giới chỉ mặc quần đùi, cởi trần, không đi giày dép, nữ giới mặc quần áo gọn nhất và phải trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả. Người được cân đứng thẳng giữa bàn
cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bổ đều ở cả hai chân. Cân vào buổi sáng trước khi đo đường huyết lúc đói.
+ Đo chiều cao đứng: đối tượng không đi giày, dép, đứng quay lưng
vào thước đo, gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng đứng, mắt nhìn thẳng về phía trước theo đường nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình, dùng thước vuông áp sát vào đỉnh đầu. Đọc và ghi kết quả với số xăng- ti- mét (cm) và một số lẻ.
+ Đo vòng bụng (eo): đối tượng đứng thẳng, tư thế thoải mái, tay buông thõng, thở bình thường và được đo cùng lúc với cân nặng và đo chiều cao. Vòng bụng được đo qua rốn, thước đo ở trên mặt phẳng ngang. Vòng thắt lưng là vòng bé nhất ở bụng đi qua điểm giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu trên mặt phẳng ngang. Đo chính xác đến 0,1cm. Vòng mông là vòng lớn nhất đi qua mông. Đối tượng ở tư thế trên, mặc quần lót (nam), vòng đo ở mặt phẳng ngang.
Bước 4: khảo sát điều kiện môi trường (kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp tiến hành khảo sát năm 2021).
- Khảo sát môi trường làm việc:
a) Các yếu tố vi khí hậu
- Thiết bị đo:
+ Máy Kestrel - Mỹ; máy Testo - Đức: đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
- Phương pháp đo: theo Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường, tập 1 của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường - Bộ Y tế.
b) Các yếu tố vật lý
- Thiết bị đo:
+ Đo ánh sáng bằng máy Extech và máy Testo 545 - Đức. + Đo tiếng ồn bằng máy Quest 3M - Mỹ; máy LN 21 của Nhật.
+ Đo tia cực tím bằng máy Solar - Mỹ.
- Phương pháp đo: theo Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường, tập 1 của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường - Bộ Y tế.
c) Yếu tố bụi
- Thiết bị và phương pháp đo:
+ Đo bụi toàn phần bằng phương pháp cân trọng lượng. Cân mẫu bằng cân điện tử có độ chính xác 0,001mg. Kết hợp sử dụng máy điện tử Micro Dust Pro của Mỹ. Kết quả hiển thị bằng nồng độ bụi toàn phần mg/m3.
+ Đo bụi hô hấp bằng phương pháp cân trọng lượng, sử dụng máy lấy mẫu bụi cá nhân SKC của Mỹ, bơm hút không khí qua giấy lọc GF đặt
trong đầu lấy mẫu có gắn với Cyclon để tách các hạt bụi > 5m. Cân mẫu
bằng cân điện tử có độ chính xác 0,001mg. Kết quả hiển thị bằng nồng độ bụi hô hấp, mg/m3.
d) Hơi khí độc
- Đo và lấy mẫu hơi khí độc bằng máy:
+ Máy lấy mẫu hơi khí độc: Kimoto - Nhật Bản. + Máy lẫy mẫu hơi khí độc, hơi kim loại: SKC - Mỹ.
+ Máy đo nhanh hơi khí độc: Quest 3M; Quest EVM -7 và Oldham - Mỹ. + Máy trắc quang (UV-VIS, Anh).
+ Máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Perkin Elmer - Analyst 700). + Máy sắc ký khí GC/FID/MS (Thermo Finigan - Trace 2000).
- Phương pháp đo: Theo Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường, tập 1 của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (nay là Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường) - Bộ Y tế.