Phân loại sức khỏe theo phân xưởng

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động tại công ty thức ăn gia súc Proconco năm 2021 (Trang 54)

Phòng ban, phân xưởng Phân loại sức khỏe chung

Loại I Loại II Loại III Loại IV

Hành chính -Văn phòng 0,0 7,9 16,3 0,0

Khu sản xuất-vận hành máy 0,0 8,4 14,0 1,1

Bảo trì 0,0 3,9 10,1 0,0

Đóng bao 0,0 2,8 10,1 0,0

Kho 0,6 7,9 16,3 0,6

Bộ phận hành chính - văn phòng sức khỏe loại III chiếm 16,3%, kho (16,3%). Sức khỏe loại II cao nhất ở khu vực vận hành máy(8,4%) . Chỉ có 0,6% người lao động ở vị trí kho có sức khỏe loại I.Khu vực vận hành máy và kho có sức khỏe loại IV (1,1% và 0,6%). Sự khác nhau về vị trí phân công công việc người lao động theo phân xưởng với phân loại sức khỏe không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Chương 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng môi trường làm việc của người lao động tại Công ty Proconco, năm 2021 Proconco, năm 2021

Theo Cục Chăn nuôi, trong năm 2020, tổng đàn lợn đạt 26,17 triệu con;

tổng số bò 5,87 triệu con, tổng số gia cầm khoảng 496 triệu con, tổng số trâu đạt 2,41 triệu con,tăng trưởng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 20 triệu tấn, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1,2 tỷ USD. Cùng với ngành chăn nuôi, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi có xu hướng phát triển, mở rộng quy mô. Sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều lĩnh vực, từ việc trồng và thu hoạch lương thực cho đến khâu bảo quản nguyên liệu và cuối cùng là chế biến sản phẩm. Trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có rất nhiều khâu phát sinh ra môi trường nhiều yếu tố có hại bao gồm yếu tố vật lý, hóa học, sinh học. Trong bước chế biến thức ăn chăn nuôi, các hoạt động như xay vỏ, xay bột, xử lý nhiệt tạo ra lượng lớn bụi và mùi. Sự tích tụ bụi trong không gian kín làm tăng nguy cơ bùng nổ bụi cũng như ô nhiễm không khí. Sấy ngũ cốc là một quá trình nhiệt, trong đó nước được loại bỏ ẩm ướt đã được làm sạch trước (ngũ cốc, ngô, gạo thô (thóc), lúa miến, v.v.) bằng cách bay hơi. Cung cấp nhiệt là điều cần thiết nhưng quá trình này cũng tạo ra các hạt bụi từ thô đến mịn. Bên cạnh đó, các chất vô cơ như: CO2, NO2, CO, SO2, amoniac, hydro sunfua và các chất hữu cơ như: thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ cũng được sử dụng và tồn tại trong môi trường.

Về đặc điểm vi khí hậu:

Nhiệt độ của thời điểm quan trắc vào mùa lạnh nhiệt độ khá thấp. Nhiệt

18,7oC, độ ẩm trung bình 62,4%, tốc độ gió trung bình 0,27m/s. Nghiên cứu của Lê Thị Phương22 nhiệt độ trung bình của phân xưởng là 22,4oC, độ ẩm trung bình là 76%, tốc độ gió trung bình là 0,587m/s. Sự khác nhau do thời điểm quan trắc môi trường của Lê Thị Phương vào tháng 10 nhiệt độ cao hơn so với tháng 12 trong đề tài nghiên cứu. Trong phân xưởng chỉ có khu vực văn phòng có nhiệt độ trung bình 19,4oC thấp hơn giới hạn cho phép 0,6oC .Trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Lân và cộng sự, quan trắc môi trường tại

nhà máy TACN tại hai mùa mùa: mưa và mùa khô nhiệt độ mùa khô 31,8oC,

độ ẩm 52,3%, tốc độ gió 0,28 m/s, mùa mưa là 31,3oC, độ ẩm 62,3%, tốc độ

gió 0,36. Độ ẩm và tốc độ gió khá tương đồng kết quả nghiên cứu của tôi.19 Khu vực ra bao có nhiệt độ (17,9oC), sửa chữa cơ khí (17,3oC), khu vực văn phòng có nhiệt độ thấp hơn GHCP có thể ảnh hưởng sức khỏe người lao động. Theo Lưu Đức Hòa (2003), làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc các bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Henna Hyrkäs-Palmu, Tiina M Ikäheimo, Tiina Laatikainen và cộng sự (2018) nghiên cứu những người bị viêm mũi dị ứng hoặc/và hen suyễn bị suy giảm chức năng liên quan đến thời tiết lạnh (FD) và trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe (EH) phổ biến hơn những người không mắc các chứng bệnh này. Đây là một nghiên cứu dựa trên dân số của 7330 người trưởng thành từ 25 - 74 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh FD và EH liên quan đến lạnh lần lượt là 20,3% và 10,3%.23

Yếu tố vật lý:

Tiếng ồn: tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu

cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động đến sức khỏe con người. Tiếng ồn gây ra sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, tăng huyết áp, tim mạch, các bệnh đường

tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch. Sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80dBA có thể làm giảm thính lực. Cơ chế gây giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn là cơ chế thần kinh và cơ học. Tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, những nghiên cứu đã quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần

có cường độ thấp. Trong nghiên cứu này mức độ ồn trung bình bảng 3.3 là

70,9dBA, dao động từ 51,6 - 86,7dBA .Trong đó mức ồn cao nhất 86,7dBA tại xưởng đóng bao đã vượt GHCP. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Nghiên cứu của Ngô Bá Hưng (2013)18 mức áp âm chung ở khu vực sản xuất dao động từ 60,3 - 84,9dBA. Khu vực đo được tiếng ồn lớn nhất là khu vực đóng bao (84,9dBA), kết quả khá tương đồng với

nghiên cứu của tôi. Trong nghiên cứu của Lê Thị Phương (2018)22 thì mức ồn

trung bình là 75,6dBA cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Yahaya Mijinyawa

và cộng sự (2012)24 cao hơn rất nhiều giao động từ 82,5-113,9dBA. Hệ thống

máy móc cải thiện làm giảm mức độ tiếng ồn, giảm nguy cơ tiếp xúc tiếng ồn từ đó giảm điếc nghề nghiệp.

Gia tốc rung đứng loại 3: rung do công nghệ sản xuất, tác động tại chỗ

làm việc của những máy tĩnh tại hoặc truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Từ bảng 3.3 thấy gia tốc đứng ở gần như toàn bộ phân xưởng đều đo được < 0,086 (m/s2) đã đạt được trong GHCP đối với rung loại 3, riêng khu vực tháp sàn (4m) có gia tốc đứng 0,130 (m/s2) lớn hơn GHCP nhưng vẫn trong giá trị hiệu chỉnh.

Độ chiếu sáng trong phân xưởng: chiếu sáng tốt sẽ tạo được môi trường

thị giác bảo đảm cho mọi người quan sát, di chuyển an toàn và thực hiện các công việc thị giác hiệu quả, chính xác và an toàn không gây ra mệt mỏi thị

giác và khó chịu. Trong nghiên cứu này có 5 phân xưởng: cân thuốc, tầng 4m, sửa chữa cơ khí, kho thành phẩm, văn phòng tầng 1 không đạt GHCP. Nguy cơ mắc các tật khúc xạ, rối loạn điều tiết rất cao hoặc tai nạn nghề nghiệp khi chiếu sáng không đủ. Đặc biệt khu sửa chữa cơ khí tập trung người nhiều người lao động mức ánh sáng (273 lux < 300lux GHCP) làm tăng nguy cơ tai nạn nghề nghiệp.

Bụi: là nguyên nhân gây ô nhiễm rất lớn trong môi trường lao động sản

xuất tại nhà máy thức ăn chăn nuôi. Bụi trong phân xưởng, máy ép, khu chế suất, tập trung nhiều hơn cả và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân lao động cũng như dân cư quanh khu vực nhà máy. Bụi trong nhà máy sản xuất thức ăn thường là bụi hữu cơ. Bụi bám vào các thiết bị máy móc làm tăng ma sát, nhanh bào mòn các thiết bị máy móc. Với người lao động nó gây các triệu chứng trên da niêm mạc gây dị ứng và viêm da, trên mắt gây các bệnh mắt hột, viêm bờ mi. Bụi còn gây bệnh răng miệng, tiêu hóa, hô hấp và các cơ quan khác. Bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy nồng độ bụi toàn phần trung

bình 0,281mg/m3, nồng độ bụi hô hấp trung bình 0,080mg/m3 thấp hơn nhiều

so với GHCP (QCVN 2:2019/BYT). Nồng độ bụi khu vực đóng bao (bụi toàn phần 0,543mg/m3, bụi hô hấp 0,146mg/m3), cân thuốc (bụi toàn phần

0,471mg/m3, bụi hô hấp 0,126mg/m3) là hai khu vực phát sinh ra nhiều bụi

nhất trong nhà máy. Đây cũng là nơi ưu tiên xử lý bụi trước khi phát tán ra môi trường xung quanh. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Lê Thị Phương (2018) khi nồng độ bụi toàn phần trung bình đo được là

0,2127mg/m3. Trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Lân và cs (2021) nồng độ

bụi toàn phần trung bình mùa khô 0,82mg/m3, mùa mưa 0,52mg/m3, nồng độ

bụi hô hấp trung bình mùa khô là 0,58mg/m3 và mùa mưa là 0,52mg/m3 cao

Yếu tố hóa học:

Các chất hóa học CO2, CO, SO2, NO2… được phát sinh trong quá trình

vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Từ bảng 3.7 cho thấy khu vực sinh ra nhiều khí thải, chất hóa học đều nằm trong GHCP (QĐ 3733/2002/QĐ-BYT).

Một số chất nguy hại như SO2, H2S có hàm lượng thấp hơn rất nhiều lần so

với quy định. Hệ thống xử lý chất thải ,hút lọc bụi của nhà máy hiện đại đã giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu của Lê Thị Phương

trong lò hơi nồng độ cacbon oxit (CO) cao nhất là 0,1876mg/m3 thấp hơn rất

nhiều so với nghiên cứu này là 4mg/m3. Nồng độ các chất hơi khí độc khác có kết quả tương đương nghiên cứu này.

4.2. Thực trạng sức khỏe người của người lao động tại Công ty Proconco, năm 2021 năm 2021

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

- Về giới tính: nghiên cứu thực hiện trên 178 đối tượng là công nhân trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Proconco. Qua điều tra, khám sức khỏe, từ bảng 3.8 ta thấy tỷ lệ nam giới chiếm 88,8%, nữ giới chiếm 11,2%.

Kết quả nghiên cứu của MVanhanen và cộng sự (2001)25 có 70,6% người lao

động là nam giới còn lại là nữ giới. Celalettin Korkmaz, Emin Maden, Turgut Teke và cộng sự (2008)26 có tỷ lệ nam giới là 84,3% còn lại là nữ. Các kết quả cho thấy đây là ngành nghề có tỷ lệ nam giới chiếm phần lớn. Một nghề vất vả, nhiều độc hại và cần nhiều sức khỏe vì vậy công nhân nam chiếm đa số. - Đặc điểm tuổi: tuổi trung bình của người lao động tham gia nghiên cứu là 40,8 ± 7,5 tuổi trong đó cao nhất là 61 tuổi, thấp nhất là 22 tuổi. Trong đó tuổi trung bình của nam là 40,8 ± 7,7, nữ là 40,8 ± 6,2. Sự khác biệt tuổi trung bình của người lao động nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (F = 1,095, p = 0,982). Nhóm 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất tới 50%. Nghiên cứu của MVanhanen và cộng sự (2001)25 có độ tuổi trung bình là 42,4 ± 2,3.

Celalettin Korkmaz và cộng sự (2008)26 có độ tuổi trung bình là 43 ± 8. Kết quả khá tương đồng về độ tuổi trung bình với nghiên cứu của này. Nhóm tuổi 40-49 tuổi đủ sức khỏe lao động , thường làm việc lâu năm, trách nhiệm trong công việc.

- Về tuổi nghề: tuổi nghề trung bình của người lao động là 13,2 ± 6,4

năm, trong đó những người làm từ 16 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 47,2%, tiếp theo là nhóm từ 11 - 15 năm là 22,5%. Đa phần người lao động đã làm việc

lâu lăm. Nghiên cứu của MVanhanen và cộng sự (2001)25 thấy những người

làm việc trong nhà máy sản xuất thức ăn > 10 năm là 59,1% .

Về vị trí làm việc: sự khác nhau trong phân bổ người lao động theo phân xưởng giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nữ giới thường làm ở khu vực hành chính - văn phòng. Trong số 20 nữ công nhân có tới 15 người làm khu vực này (75%), còn lại ở kho, khu vận hành - sản xuất. Nam giới phân bố khá đều tại các phân xưởng. Cao nhất tại khu vực kho, khu sản xuất - vận hành máy.

Tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động Phân loại sức khỏe theo giới và theo phân xưởng:

Về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cho khám tuyển định kỳ cho người lao động dựa theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997 do Bộ Y tế ban hành. Chia làm 5 loại: Loại I: rất khỏe - Loại II: khỏe - Loại III: trung bình - Loại IV: yếu - Loại V: rất yếu. Đối tượng được phân loại sức khỏe từ loại I đến loại III được phép lao động sản xuất. Loại IV phải được bố trí vào những công việc phù hợp. Loại V khuyến cáo không lao động. Từ biểu đồ 3.2 tỷ lệ sức khỏe loại I (0,6%), loại II (30,3%), loại III (67,4%), loại IV (1,7%), loạiV (0,0%).

Sức khỏe loại II, loại III rất cao, điều này có do thời gian làm việc kéo

tượng 40-49 tuổi là chủ yếu vì vậy sức khỏe loại III rất cao. Trong nghiên cứu

của Ngô Bá Hưng (2013)18 sức khỏe loại I bao gồm những công nhân không

mắc bất kỳ bệnh gì và chiếm tới 36,8%. Sức khỏe loại II chiếm tỷ lệ cao nhất 56,6%. Sức khỏe loại III chỉ chiếm tới 5,7%, loại IV là 0,7% và không có ai có sức khỏe yếu. Có sự khác biệt do độ tuổi trong nghiên cứu đó tập trong độ tuổi 22 - 32 tuổi tỉ lệ sức khỏe loại I rất cao so với nghiên cứu của tôi. Sức khỏe loại III phân xưởng kho (16,3%) và hành chính - văn phòng (16,3%) cao, đây là khu vực đối tượng lao động cần theo dõi sức khỏe thường xuyên hằng năm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

BMI theo giới: bảng kết quả cho thấy phân loại mức BMI cho người

lao động: BMI < 18,5: 3,9%, BMI 18,5 -22,9 : 40,4%, BMI 23 -24,9: 37,6% , BMI: 25 - 29,9: 17,4%, BMI: 30 - 39,9: 0,6%. Kết quả cho thấy một tỉ lệ thừa cân, béo phì khá cao lên tới 18% là vấn đề đáng lo ngại đến sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng thay đổi,hoạt động chân tay được thay thế bằng máy móc làm giảm sức lao động dẫn đến tình trạng thừa cân gia tăng. BMI trung bình của người lao động là 23,1 ± 2,5, trong đó nam là 23,2 ± 2,5 và của nữ là 22,3 ± 2,3. Sự khác nhau giá trị BMI trung bình giữa 2 nhóm nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (F=0.023, p>0.05). Tình trạng thừa cân thường xuyên xảy ra ở nam hơn so với nữ. Nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam trong lứa tuổi lao động năm 2018 - 2019 của TS.Phạm Thị Bích Ngân, ThS.Nguyễn

Thị Hiền, PGS.TS.Nguyễn Đức Hồng và cộng sự (2019)27 người lao động có

chỉ số khối cơ thể (BMI) thuộc loại bình thường (BMI = 21,9 với nam và 21,3 với nữ), tiệm cận tới mức tiền béo phì (BMI = 23 - 24,9).

10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất:

Cao nhất là bệnh RHM 67,4%, mắt 32%, tiêu hóa 24,7% tăng hơn so với nghiên cứu của Ngô Bá Hưng (2013)18 với RHM là 32,1% và mắt là 18,7% tiếp theo là các bệnh về tiêu hóa. Bệnh lý răng hàm mặt chủ yếu là cao

răng, sâu răng, viêm lợi,răng số 8 mọc lệch. Mắt thường gặp các tật khúc xạ: cận thị,lão thị, rối loạn điều tiết. Các bệnh về đường tiêu hóa chủ yếu là tình trạng gan nhiễm mỡ,viêm dạ dày ,bệnh lý đường mật.

Nghiên cứu tôi thấy gia tăng các bệnh về nội tiết đặc biệt là bệnh lý tuyến giáp chủ yếu là nang và nhân tuyến giáp (16,9%). Tăng huyết áp cũng khá cao (13,5%) là đối tượng cần theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày để điều trị bệnh mạn tính.Những bệnh nhân tăng huyết áp độ II, III cần được kiểm soát huyết áp bằng thuốc sớm và tránh biến chứng tim mạch về sau. Tình trạng bệnh lý TMH (12.4%) tăng lên gần đây biểu hiện tình trạng giảm sức nghe 2 bên hoặc 1 bên.

Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.Trong nhóm tuổi mắc bệnh thể hiện rõ ràng nhất là 40-49 tuổi, RHM chiếm tới 33,7%, mắt 15,2%, tiêu

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động tại công ty thức ăn gia súc Proconco năm 2021 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)