Phân bố người lao động theo phân xưởng làm việc và giới

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động tại công ty thức ăn gia súc Proconco năm 2021 (Trang 45)

Phân xưởng Nam Nữ Tổng

n % n % n %

Hành chính -Văn phòng 28 15,7 15 8,4 43 24,2

Khu sản xuất-vận hành máy 41 23,0 1 0,6 42 23,6

Bảo trì 25 14,0 0 0,0 25 14,0

Đóng bao 23 12,9 0 0,0 23 12,9

Kho 41 23,0 4 2,2 45 25,3

Chung 158 88,8 20 11,2 178 100,0

Người lao động tập làm việc chủ yếu tại kho (25,3%),hành chính văn phòng(24,2%), khu sản xuất - vận hành máy (23,6%), phân bố thấp nhất tại khu vực đóng bao (12,9%). Sự khác nhau đối tương nghiên cứu theo phân xưởng giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 26,987, p < 0,05).

3.2.2. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động Bảng 3.10: Phân loại BMI theo giới tính Bảng 3.10: Phân loại BMI theo giới tính

BMI Nam Nữ Tổng n % n % n % Gày (< 18,5) 7 4,4 0 0,0 7 3,9 Bình thường (18,5 - 22,9 ) 58 36,7 14 70,0 72 40,4 Tiền béo phì (23,0 - 24,9) 63 39,9 4 20,0 67 37,6 Béo phì độ 1 (25,0 - 29,9) 29 18,4 2 10,0 31 17,4 Béo phì độ 2 (30,0 - 39,9) 1 0,6 0 0,0 1 0,6 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị thừa cân béo phì (BMI từ 25 trở lên) chiếm 18,0% trong đó đối với nam chiếm tới 19,0%, nữ chỉ chiếm 10,0%. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu có 3,9% có BMI < 18,5 trong đó ở nhóm đối tượng nam là 4,4%. Sự khác nhau về BMI của hai nhóm đối tượng nam, nữ không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 7,528; p > 0,05).

Bảng 3.11: Phân loại tăng huyết áp theo giới tính

BMI

Nam Nữ Tổng

n % n % n %

Bình thường 124 78,5 19 95,5 131 80,3

Tiền tăng huyết áp 11 7,0 0 0,0 11 6,2

Tăng huyết áp độ 1 15 9,5 1 4,5 16 9,0

Tăng huyết áp độ 2 5 3,2 0 0,0 5 2,8

Tăng huyết áp độ 3 3 1,9 0 0,0 3 1,7

Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị tăng huyết áp (huyết áp tối đa từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tối thiểu từ 90 trở lên) chiếm 13,5%, trong đó tăng huyết áp độ 1 chiếm 9,0%, độ 2 chiếm 2,8% và độ 3 chiếm 1,7%. Về giới: nam bị tăng huyết áp độ 1 là 9,5% và đặc biệt độ 3 là 1,9%; nữ chỉ bị tăng huyết áp độ 1 (4,5%). Sự khác nhau về tăng huyết áp của hai nhóm đối tượng nam, nữ không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 1,641; p > 0,05).

Bảng 3.12: Phân bố tình trạng thiếu máu theo giới

Đặc điểm Nam Nữ Tổng n % n % n % Hồng cầu Thiếu HC 5 3,2 1 5,0 6 3,4 Bình thường 140 88,6 19 95,0 159 89,3 Hồng cầu cao 13 8,2 0 0,0 13 7,3 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0 Huyết sắc tố Thiếu 10 6,3 4 20,0 14 7,9 Bình thường 148 93,7 16 80,0 164 92,1 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0 Hematocrit Thấp 17 17,7 2 10,0 19 10,7 Bình thường 103 65,2 16 80,0 119 66,9 Cao 38 24,1 2 10,0 40 22,5 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0

- Tỷ lệ đối tương nghiên cứu bị thiếu máu (thiếu hồng cầu) chiếm 3,4%,

và tỷ lệ có số hồng cầu cao hơn giới hạn cho phép chiếm 7,3%. Ở đối tượng nữ không có đối tượng nào có số lượng hồng cầu vượt giới hạn cho phép, nhưng tỷ lệ thiếu hồng cầu tới 5,0%. Sự khác nhau về số lượng hồng cầu giữa hai nhóm đối tượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 1,791; p > 0,05).

- Tỷ lệ đối tương nghiên cứu bị thiếu huyết sắc tố (HGB) chiếm 7,9%, trong đó đối tượng nữ bị thiếu huyết sắc tố chiếm tới 20,0%. Sự khác nhau về huyết sắc tố giữa hai nhóm đối tượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,056).

- Tỷ lệ đối tương nghiên cứu có tỷ lệ máu lắng tăng cao chiếm 22,5%.Ở

đối tượng nam có tới 24,1% có tỷ lệ máu lắng tăng cao,ở nữ là 10,0%. Sự khác nhau về máu lắng giữa hai nhóm đối tượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 2,007; p > 0,05).

Bảng 3.13: Phân bố mắc đái tháo đường theo giới tính

Đái tháo đường

Nam Nữ Tổng

n % n % n %

Hạ đường huyết (< 4,0mmol/L) 6 3,8 2 10,0 8 4,5

Bình thường (4,0-5,9mmol/L) 131 82,9 18 90,0 149 83,7

Tiền ĐTĐ (6,0-6,9mmol/L) 14 8,9 0 0,0 14 7,9

Đái tháo đường (≥ 7,0mmol/L) 7 4,4 0 0,0 7 3,9

Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm 3,9%, trong đó ở đối tượng nam bị đái tháo đường chiếm tới 4,4% và tiền đáo tháo đường (rối loạn đường huyết lúc đói) chiếm 8,9%. Đối tượng nữ không có ai bị đái tháo đường và rối loạn đường huyết lúc đói, nhưng tỷ lệ bị hạ đường huyết chiếm tới 10,0%. Sự khác nhau về đái tháo đường giữa hai nhóm đối tượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 3,422; p = 0,238).

Bảng 3.14: Phân bố tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid theo giới Đặc điểm Nam Nữ Tổng Đặc điểm Nam Nữ Tổng n % n % n % Cholesterol Thấp (<3,9) 9 5,7 3 15,0 12 6,7 Bình thường 82 51,9 11 55,0 93 52,2 Cao (>5,2) 67 42,4 6 30,0 73 41,0 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0 Tryglycerid Bình thường 80 50,6 17 85,0 97 54,5 Cao (>1,88) 78 49,4 3 15,0 81 45,5 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0 HDL-C Thấp (<0,9) 55 34,8 1 5,0 56 31,5 Bình thường 103 65,2 19 95,0 122 68,5 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0 LDL-C Bình thường 118 74,7 14 70,0 132 74,2 Cao (>3,5) 40 25,3 6 30,0 46 25,8 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị rối loạn cholesterol (cao) chiếm 41,0%,

trong đó ở đối tượng nam bị rối loạn cholesterol chiếm tới 42,4%, đối tượng nữ bị rối loạn cholesterol chiếm 30,0%. Sự khác nhau về rối loạn cholesterol giữa hai nhóm đối tượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 3,016; p = 0,200).

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị rối loạn tryglycerid (cao) chiếm 45,5%,

trong đó ở đối tượng nam bị rối loạn tryglycerid chiếm tới 49,4%, đối tượng nữ bị rối loạn tryglycerid chiếm 15,0%. Sự khác nhau về rối loạn tryglycerid giữa hai nhóm đối tượng khác nhau có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 8,455; p = 0,004).

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có HDL-C (thấp) chiếm 31,5%, trong đó ở đối tượng nam có HDL-C thấp chiếm tới 34,8%, đối tượng nữ có HDL-C thấp chỉ chiếm 5,0%. Sự khác nhau về chuyển hóa HDL-C giữa hai nhóm đối tượng khác nhau có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 7,316; p = 0,005). - Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị rối loạn LDL-C (cao) chiếm 25,8%, trong đó ở đối tượng nam bị rối loạn LDL-C chiếm tới 25,3%, đối tượng nữ bị rối loạn LDL-C chiếm 30,0%. Sự khác nhau về rối loạn tryglycerid giữa hai nhóm đối tượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (2= 0,203; p = 0,652).

Bảng 3.15: Phân bố rối loạn men gan theo giới tính

Đặc điểm Nam Nữ Tổng

n % n % n %

AST (GOT) Bình thường 148 93,7 20 100,0 168 94,4

Cao (>37,0) 10 6,3 0 0,0 10 5,6 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0 ALT (GPT) Bình thường 139 88,0 20 100,0 159 89,3 Cao (>40,0) 19 12,0 0 0,0 19 10,7 Tổng 158 88,8 20 11,2 178 100,0

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có men AST cao chiếm 5,6%, trong đó ở

đối tượng nam có men AST cao chiếm 6,3%, không có đối tượng nữ men AST cao. Sự khác nhau về rối loạn men AST giữa hai nhóm đối tượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 1,341; p = 0,606).

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có men ALT cao chiếm 10,7%, trong đó ở

đối tượng nam có men ALT cao chiếm 12,0%, không có đối tượng nữ men ALT cao. Sự khác nhau về rối loạn men ALT giữa hai nhóm đối tượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 2,692; p = 0,135).

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bệnh tật của người lao động

Bệnh có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất ở người lao động là các bệnh về răng hàm mặt chiếm tới 67,4% chủ yếu là các bệnh về cao răng, viêm lợi và sâu răng, răng số 8 mọc lệch. Tiếp theo là các bệnh mắt (32%) chủ yếu các tật về khúc xạ, rối loạn điều tiết. Bệnh tiêu hóa chiếm 24,2% thường gặp các bệnh như gan nhiễm mỡ,viêm loét dạ dày,bệnh đường mật . Các bệnh về cơ xương khớp chỉ chiếm 1,1%.

Bảng 3.16: Phân bố tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

Bệnh thường gặp

RHM Mắt Tiêu hóa Tuyến giáp

Giới tính Nam 61,8 25,8 20,2 12.4 Nữ 5,6 6,2 3,9 4.5 Nhóm tuổi ≤ 29 5,1 1,7 0,6 0,6 30 - 39 19,1 10,1 6,2 5,6 40 - 49 33,7 15,2 14,0 9,0 ≥ 50 9,6 5,1 3,4 1,7 Tuổi nghề ≤ 5 năm 13,5 7,3 2,8 3,9 6 - 10 năm 8,4 3,9 2,2 2,2 11 - 15 năm 15,2 7,9 4,5 2,8 ≥ 16 năm 30,3 12,9 14,6 7,9

- Người lao động nam mắc các bệnh răng hàm mặt rất cao tới 61,8%. Các bệnh về mắt cũng thường gặp (25,8 %). Nhóm tuổi thường gặp các vấn đề sức khỏe nhiều nhất từ 40-49 trở lên. Tuổi nghề càng cao các bệnh thường gặp tăng lên rõ rệt. Những người thâm niên >16 năm mắc các bệnh RHM (30,3%), mắt (12,9%), tiêu hóa (14,6%), tuyến giáp (7,9%).

Biểu đồ 3.2: Phân loại sức khỏe chung

- Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu có phân loại sức khỏe loại II và

loại III là chủ yếu, trong đó sức khỏe loại III chiếm tỷ lệ cao nhất (66,9%), loại II (30,9%). Sức khỏe loại I chỉ chiếm 0,6%.Loại IV tới 1,7 %.

Cả 2 đối tượng nam và nữ đều có phân loại sức khỏe chủ yếu là sức khỏe loại III. Nữ giới chiếm 95% là sức khỏe loại III trong khi nam giới chiếm 63,3%.Ở nữ giới không có sức khỏe loại IV. Sự khác nhau phân loại sức khỏe giữa 2 nhóm nam và nữ có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact Test = 9,176;p = 0,019).

Bảng 3.17: Phân loại sức khỏe theo phân xưởng

Phòng ban, phân xưởng Phân loại sức khỏe chung

Loại I Loại II Loại III Loại IV

Hành chính -Văn phòng 0,0 7,9 16,3 0,0

Khu sản xuất-vận hành máy 0,0 8,4 14,0 1,1

Bảo trì 0,0 3,9 10,1 0,0

Đóng bao 0,0 2,8 10,1 0,0

Kho 0,6 7,9 16,3 0,6

Bộ phận hành chính - văn phòng sức khỏe loại III chiếm 16,3%, kho (16,3%). Sức khỏe loại II cao nhất ở khu vực vận hành máy(8,4%) . Chỉ có 0,6% người lao động ở vị trí kho có sức khỏe loại I.Khu vực vận hành máy và kho có sức khỏe loại IV (1,1% và 0,6%). Sự khác nhau về vị trí phân công công việc người lao động theo phân xưởng với phân loại sức khỏe không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Chương 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng môi trường làm việc của người lao động tại Công ty Proconco, năm 2021 Proconco, năm 2021

Theo Cục Chăn nuôi, trong năm 2020, tổng đàn lợn đạt 26,17 triệu con;

tổng số bò 5,87 triệu con, tổng số gia cầm khoảng 496 triệu con, tổng số trâu đạt 2,41 triệu con,tăng trưởng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 20 triệu tấn, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1,2 tỷ USD. Cùng với ngành chăn nuôi, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi có xu hướng phát triển, mở rộng quy mô. Sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều lĩnh vực, từ việc trồng và thu hoạch lương thực cho đến khâu bảo quản nguyên liệu và cuối cùng là chế biến sản phẩm. Trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có rất nhiều khâu phát sinh ra môi trường nhiều yếu tố có hại bao gồm yếu tố vật lý, hóa học, sinh học. Trong bước chế biến thức ăn chăn nuôi, các hoạt động như xay vỏ, xay bột, xử lý nhiệt tạo ra lượng lớn bụi và mùi. Sự tích tụ bụi trong không gian kín làm tăng nguy cơ bùng nổ bụi cũng như ô nhiễm không khí. Sấy ngũ cốc là một quá trình nhiệt, trong đó nước được loại bỏ ẩm ướt đã được làm sạch trước (ngũ cốc, ngô, gạo thô (thóc), lúa miến, v.v.) bằng cách bay hơi. Cung cấp nhiệt là điều cần thiết nhưng quá trình này cũng tạo ra các hạt bụi từ thô đến mịn. Bên cạnh đó, các chất vô cơ như: CO2, NO2, CO, SO2, amoniac, hydro sunfua và các chất hữu cơ như: thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ cũng được sử dụng và tồn tại trong môi trường.

Về đặc điểm vi khí hậu:

Nhiệt độ của thời điểm quan trắc vào mùa lạnh nhiệt độ khá thấp. Nhiệt

18,7oC, độ ẩm trung bình 62,4%, tốc độ gió trung bình 0,27m/s. Nghiên cứu của Lê Thị Phương22 nhiệt độ trung bình của phân xưởng là 22,4oC, độ ẩm trung bình là 76%, tốc độ gió trung bình là 0,587m/s. Sự khác nhau do thời điểm quan trắc môi trường của Lê Thị Phương vào tháng 10 nhiệt độ cao hơn so với tháng 12 trong đề tài nghiên cứu. Trong phân xưởng chỉ có khu vực văn phòng có nhiệt độ trung bình 19,4oC thấp hơn giới hạn cho phép 0,6oC .Trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Lân và cộng sự, quan trắc môi trường tại

nhà máy TACN tại hai mùa mùa: mưa và mùa khô nhiệt độ mùa khô 31,8oC,

độ ẩm 52,3%, tốc độ gió 0,28 m/s, mùa mưa là 31,3oC, độ ẩm 62,3%, tốc độ

gió 0,36. Độ ẩm và tốc độ gió khá tương đồng kết quả nghiên cứu của tôi.19 Khu vực ra bao có nhiệt độ (17,9oC), sửa chữa cơ khí (17,3oC), khu vực văn phòng có nhiệt độ thấp hơn GHCP có thể ảnh hưởng sức khỏe người lao động. Theo Lưu Đức Hòa (2003), làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc các bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Henna Hyrkäs-Palmu, Tiina M Ikäheimo, Tiina Laatikainen và cộng sự (2018) nghiên cứu những người bị viêm mũi dị ứng hoặc/và hen suyễn bị suy giảm chức năng liên quan đến thời tiết lạnh (FD) và trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe (EH) phổ biến hơn những người không mắc các chứng bệnh này. Đây là một nghiên cứu dựa trên dân số của 7330 người trưởng thành từ 25 - 74 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh FD và EH liên quan đến lạnh lần lượt là 20,3% và 10,3%.23

Yếu tố vật lý:

Tiếng ồn: tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu

cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động đến sức khỏe con người. Tiếng ồn gây ra sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, tăng huyết áp, tim mạch, các bệnh đường

tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch. Sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80dBA có thể làm giảm thính lực. Cơ chế gây giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn là cơ chế thần kinh và cơ học. Tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, những nghiên cứu đã quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần

có cường độ thấp. Trong nghiên cứu này mức độ ồn trung bình bảng 3.3 là

70,9dBA, dao động từ 51,6 - 86,7dBA .Trong đó mức ồn cao nhất 86,7dBA tại xưởng đóng bao đã vượt GHCP. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Nghiên cứu của Ngô Bá Hưng (2013)18 mức áp âm chung ở khu vực sản xuất dao động từ 60,3 - 84,9dBA. Khu vực đo được tiếng ồn lớn nhất là khu vực đóng bao (84,9dBA), kết quả khá tương đồng với

nghiên cứu của tôi. Trong nghiên cứu của Lê Thị Phương (2018)22 thì mức ồn

trung bình là 75,6dBA cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Yahaya Mijinyawa

và cộng sự (2012)24 cao hơn rất nhiều giao động từ 82,5-113,9dBA. Hệ thống

máy móc cải thiện làm giảm mức độ tiếng ồn, giảm nguy cơ tiếp xúc tiếng ồn từ đó giảm điếc nghề nghiệp.

Gia tốc rung đứng loại 3: rung do công nghệ sản xuất, tác động tại chỗ

làm việc của những máy tĩnh tại hoặc truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Từ bảng 3.3 thấy gia tốc đứng ở gần như toàn bộ phân xưởng đều đo

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động tại công ty thức ăn gia súc Proconco năm 2021 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)