TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại trung tâm y tế huyện lục ngạn tỉnh bắc giang năm 2020 (Trang 26 - 28)

Trên thế giới

Tại Segovia, Tây Ban Nha khi phân tích các chỉ định kháng sinh tại bệnh viện Segovia năm 2014, kết quả cho thấy phân nhóm penicillin được sử dụng phổ biến nhất 73% [24].

Tại bệnh viện Mulago Uganda khảo sát sử dụng kháng sinh theo bệnh án điều trị từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 thì kháng sinh thường được sử dụng nhiều nhất là ceftriaxon 66% (thuộc nhóm cephalosporin), metronidazol 41% [30].

Theo một nghiên cứu tiến hành tại 226 bệnh viện của 41 quốc gia năm 2012 thì kháng sinh phổ rộng được sử dụng phổ biến nhất, chủ yếu là ceftriaxon và meropenem (Đông Âu 31,35% về giá trị, châu Á 13%, Nam Âu 9,8%) trong đó kháng sinh đường

tiêm được sử dụng phổ biến tại châu Á, chiếm 88% về giá trị, châu Mỹ La Tinh 81%, châu âu là 61% [29].

Tại Mỹ nghiên cứu năm 2011 ở 183 bệnh viện với mỗi bệnh viện nghiên cứu trên 175 bệnh nhân cho kết quả kháng sinh sử dụng nhiều nhất là fluoroquinolon (14,1%), các glycopeptid (12,2%), các penicillin phối hợp chất ức chế betalactamse (11%), các cephalosporin thế hệ 3 (10,5%). Các chỉ định sử dụng kháng sinh chủ yếu trong các trường hợp: nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng tiêu hóa [38].

Tại Đức sử dụng kháng sinh ở 41.539 bệnh nhân của 132 bệnh viện năm 2011 thì tỷ lệ giá trị kháng sinh trên tổng giá trị tiền thuốc chiếm 25,5%, trong đó kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là cefuroxim (14,3%), ciprofloxacin (9,85) và ceftriaxon (7,5%). Chi phí kháng sinh chiếm 69,1% tổng chi phí các loại thuốc tại Lesotho [32].

Các dữ liệu cho thấy ở nhiều nước trên thế giới, chi phí sử dụng kháng sinh vẫn luôn là một con số không nhỏ trong tổng giá trị thuốc tiêu thụ.

Các kháng sinh thường sử dụng tập trung chủ yếu ở nhóm cephalosporin và quinolon là những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng. Vì vậy nếu việc sử dụng kháng sinh không hợp lý không chỉ dẫn tới lãng phí chi phí mà còn gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Thực tế cho thấy những kháng sinh dự trữ cuối cùng cũng đang dần bị kháng bởi các vi khuẩn.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam của nhóm nghiên cứu quốc gia GARP Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Văn Kính thống kê từ các báo cáo do Bộ Y tế thu thập về tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện cho thấy chi phí kháng sinh chiếm khoảng 36% tổng chi phí tiền thuốc, cao nhất là bệnh viện Nhi thành phố Hồ Chí Minh 89%. Trong đó phần lớn được chi cho các cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxon, cefoperazol) và các fluoroquinolon [15].

Nghiên cứu đa trung tâm về sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện ở Việt Nam của tác giả Trương Anh Thư cho một số kết quả đáng chú ý như: 67,4% bệnh nhân nội trú được điều trị bằng kháng sinh, nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất là

nhóm cephalosporin (70,2%), penicillin (21,6%), amoniglycosid (18,9%); xấp xỉ một phần ba số bệnh nhân sử dụng kháng sinh không hợp lý. Một số yếu tố liên quan đến tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh như bệnh viện tuyến huyện, khoa sản – phụ sản và khối ngoại liên quan đến sử dụng kháng sinh không hợp lý [42].

Một nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam 2013 cho thấy kháng sinh sử dụng chiếm 45% tổng giá trị tiền thuốc, nhóm beta lactam chiếm 66% tổng giá trị thuốc kháng sinh, trong đó các cephalosporin chiếm 82 % tổng chi phí kháng sinh nhóm beta lactam, ceftriaxon là kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị [22].

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại trung tâm y tế huyện lục ngạn tỉnh bắc giang năm 2020 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w