Thực trạng biến đổi của quan hệ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến đổi của quan hệ sản xuất ở việt nam từ năm 1986 đến nay thực trạng và những vẫn đề đặt ra (Trang 43 - 68)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Thực trạng biến đổi của quan hệ sở hữu

Là một trong ba mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu chịu sự quy định trực tiếp của lực lượng sản xuất. Đồng thời, sự biến đổi của quan hệ sở hữu ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay còn do tác động của tình hình thế giới với những nét lớn như quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cách mạng khoa học và công nghệ, sự phát triển kinh tế thế giới, xu thế điều chỉnh chính sách kinh tế của các quốc gia chuyển đổi, v.v..; và tình hình trong nước với yêu cầu phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Sự biến đổi đó diễn ra mạnh mẽ, với nhiều biểu hiện phong phú và đa dạng, tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ khái quát một số nét cơ bản trong sự biến đổi về đối tượng sở hữu, chủ thể sở hữu và cơ cấu các hình thức sở hữu trong nền kinh tế.

2.1.1. Biến đổi về đối tượng sở hữu

Đối tượng sở hữu là yếu tố cơ bản của quan hệ sở hữu, đó chính là đối tượng mà các chủ thể chiếm hữu nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Từ khi đổi mới đến nay, đối tượng sở hữu ở Việt Nam đã có nhiều biến đổi, bao gồm sự xuất hiện thêm nhiều đối tượng sở hữu mới, cũng như biến đổi trong chính các đối tượng sở hữu truyền thống. Sự biến đổi này đã và đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề cần giải quyết trên con đường phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Thứ nhất, xuất hiện thêm nhiều đối tượng sở hữu mới

Dưới tác động của quá trình phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, đặc biệt trong điều kiện khoa học, công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đối tượng sở hữu đã và đang có nhiều biến đổi. Ngoài những tư liệu sản xuất truyền thống như đất đai, tài nguyên, máy móc, v.v.. còn có các đối tượng sở hữu mới như các sản phẩm trí tuệ, thông tin, thị trường, thương hiệu, tên miền internet, tài nguyên số, không gian vũ trụ, thậm chí là sở hữu cơ hội phát triển, v.v.. Các đối tượng sở hữu mới ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội. Trong xu thế hướng đến nền kinh tế tri thức, các sản phẩm trí tuệ có thể được xem là đối tượng sở hữu quan trọng nhất. Vì vậy, ở đây chúng tôi sẽ dành phần phân tích kỹ hơn những vấn đề liên quan đến đối tượng sở hữu này.

Những thành quả do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản thì được gọi là tài sản trí tuệ. Việc sở hữu các tài sản trí tuệ

được gọi tắt là sở hữu trí tuệ. Tài sản trí tuệ là một đối tượng sở hữu đặc biệt, ở chỗ

sản phẩm trí tuệ có thể do một người sáng tạo nhưng nếu được phổ biến sẽ phục vụ cho sự phát triển của toàn xã hội, của nhiều quốc gia, nhiều thế hệ. Khi các sản phẩm trí tuệ được công bố, phổ biến thì bất cứ ai cũng có khả năng sử dụng và dễ bị bắt chước. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của chủ thể sáng tạo và chủ thể sở hữu tài sản trí tuệ, pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng độc quyền, theo nghĩa chỉ có các chủ thể này mới có quyền ứng dụng các kiến thức của mình vào cuộc sống, chỉ có họ mới có quyền chuyển giao hay được phép bán những sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra hoặc sở hữu.

Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Luật Venice năm 1474 được nhắc đến như sự can thiệp đầu tiên mang tính hệ thống đối với hoạt động bảo hộ sáng chế dưới hình thức là bằng độc quyền sáng chế. Trong thế kỷ XIX, bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được quan tâm ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển. Đến nay, hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được quy định tương đối chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế cùng nhiều tổ chức bảo hộ sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một điều kiện thiết yếu để thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế.

Mặc dù muộn hơn rất nhiều so với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới, nhưng khi sở hữu trí tuệ xuất hiện ở Việt Nam, đã tác động đến đời sống kinh tế - xã hội, từ đó đặt ra yêu cầu ghi nhận về mặt thể chế. Từ trước năm 1975, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã sớm tham gia công ước quốc tế và ban hành quy định pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ, như: tham gia ký kết Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (ngày 8 tháng 3 năm 1949), ban hành Luật Thương

hiệu (năm 1957), ban hành Thể lệ về thương phẩm và thương hiệu (năm 1958)… Tuy nhiên, phải đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thuật ngữ “sở hữu công nghiệp” mới được ghi nhận từ khi thành lập Cục sáng chế (ngày 23 tháng 1 năm 1981). Đến đầu thập kỷ 90, thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” được thừa nhận chính thức ở Việt Nam, theo đó sở hữu trí tuệ gồm sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả. Năm 1995, Nhà nước ban hành Bộ Luật Dân sự, trong đó tên gọi xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên được xem là đối tượng sở hữu trí tuệ. Từ ngày 20 tháng 4 năm 2001, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2001/NĐ-CP về bảo hộ giống cây trồng mới, thì giống cây trồng mới được thừa nhận như tài sản sở hữu trí tuệ. Thiết kế bố trí mạch bán dẫn được thừa nhận là tài sản trí tuệ ở Việt Nam từ ngày 2 tháng 5 năm 2003, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa được đưa vào đối tượng bảo hộ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ từ năm 2005, v.v.. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ

sung năm 2009 giải thích: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối

với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng” (Khoản 1, Điều 4).

Như vậy, ở Việt Nam, các đối tượng sở hữu trí tuệ được chính thức thừa nhận ngày càng phong phú hơn. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã và đang góp phần tích cực vào thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích chuyển giao khoa học và công nghệ, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, v.v.. Từ khi đổi mới đến nay, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ đã từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Thực trạng này đặt ra cho Nhà nước và các chủ thể kinh tế khác nhiều vấn đề cần giải quyết trong quản lý về sở hữu trí tuệ.

Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ là điều kiện để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm trí tuệ, nhưng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy lao động sáng tạo, bởi thực chất của chính sách thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ thể sáng tạo tài sản trí tuệ. Bài học cho Việt Nam là song song với phát triển khoa học và công nghệ, Nhà nước

cần đẩy mạnh việc hoàn thiện và thực thi hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ để khuyến khích lao động sáng tạo một cách hiệu quả và góp phần ngăn chặn nạn “chảy máu chất xám”, nạn làm hàng nhái, hàng giả v.v.. Đối với mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì bên cạnh đầu tư cho nghiên cứu sáng tạo, cần chủ động hơn trong việc tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không chú ý đúng mức đến việc bảo vệ nhãn hiệu, không đăng ký sở hữu nhãn hiệu ở cấp quốc gia và quốc tế nên đã xảy ra nhiều vụ kiện tranh chấp, phải rất vất vả mới bảo tồn được nhãn hiệu, thậm chí đánh mất nhãn hiệu như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, kẹo dừa Bến Tre, v.v.. Việc chủ động đăng ký sở hữu nhãn hiệu không những giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời tạo động lực thúc đẩy lao động sáng tạo. Nói một cách khái quát, với sự xuất hiện và ngày càng gia tăng vai trò của sở hữu trí tuệ, bài toán đặt ra cho Việt Nam là làm sao để có thể tạo ra ngày càng nhiều tài sản trí tuệ và tri thức mới, bởi chỉ có như vậy mới nâng cao được vị thế quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Bên cạnh sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp và các quốc gia cũng đặc biệt quan tâm đến sở hữu thông tin. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, thông tin đã trở thành yếu tố tối quan trọng của sản xuất và được coi như một loại tư liệu sản xuất đặc biệt. “Khi Internet được dùng đại trà, nó trở thành động lực chính, một thứ siêu turbin, thúc đẩy toàn cầu hóa đi tới (…). Và một khi doanh nghiệp của bạn được thành lập với một trang mạng thì tầm nhìn của bạn phải là toàn cầu – để tìm thêm khách hàng cũng như để phát hiện các đối thủ cạnh tranh với bạn” [31, tr. 243]. Trong “xã hội thông tin” liên tục thay đổi thì một tổ chức cần phải có thể tiên đoán xem các tổ chức khác sẽ đáp ứng ra sao với thay đổi, nếu như nó phải hoạch định rõ cho mình những chuyển dịch của nó [xem 128, tr. 291-292]. Hơn nữa, một khi có thông tin bất đối xứng, thì kinh tế thị trường cũng không thể vận hành một cách hiệu quả được. Rõ ràng, nguồn lực thông tin đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia. Trên thực tế, việc quản lý và đảm bảo an ninh thông tin đã xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, trong khi đó, ở Việt

Nam chưa có khung khổ pháp lý cụ thể ngoài một số quy định về bảo mật thông tin và công khai thông tin trong phòng chống tham nhũng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải hình thành khung pháp lý về sở hữu đối với thông tin (bao gồm cả luật về quyền tiếp cận thông tin và luật về an ninh thông tin), đồng thời nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thông tin, đồng thời vai trò cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước cần được nâng cao nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp và cả nền kinh tế quốc dân.

Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh thì thị trường cũng là đối tượng

sở hữu đặc biệt quan trọng. Mặc dù hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề sở hữu thị trường, nhưng rõ ràng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, khi mà ngày càng có nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết thì việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới ngày càng có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của doanh nghiệp và quốc gia. Tất nhiên, ngày nay chúng ta không thể sở hữu thị trường bằng mệnh lệnh hành chính kiểu “ngăn sông cấm chợ” như trước kia. Vấn đề là ở chỗ, mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cấp chính mình, nếu không sẽ mất đi thị phần vào tay các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một thách thức lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị Việt Nam. Đã đến lúc Nhà nước phải tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, đồng thời mỗi doanh nghiệp phải tự khẳng định vị thế của mình trên thị trường bằng chính năng lực lao động sáng tạo, chứ không phải là dựa vào những ưu tiên chính sách hay “sao chép” sản phẩm của người khác.

Ngoài các đối tượng sở hữu mới trực tiếp liên quan đến phát triển sản xuất mà chúng tôi vừa nêu, sở hữu cơ hội phát triển đang ngày càng được quan tâm. Trong xã hội hiện đại, quan hệ phân phối không chỉ bao gồm phân phối kết quả hay những nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất mà cơ hội phát triển cũng được coi là một đối tượng hay một khách thể của phân phối. Quan hệ phân phối chính là sự phản ánh quan hệ sở hữu. Vì vậy, cơ hội phát triển cần được coi như một đối tượng

sở hữu đặc biệt, thể hiện sự chiếm hữu của chủ thể về cơ hội được tiếp cận các nguồn lực, cơ hội thụ hưởng các thành quả phát triển và cơ hội được cống hiến hay có việc làm. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo công bằng về cơ hội phát triển cho các chủ thể trong xã hội (nội dung này sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể hơn trong chương 4 của luận án).

Thứ hai, những biến đổi trong đối tượng sở hữu truyền thống

Trên thế giới hiện nay, vốn, đất đai, máy móc, tài nguyên được coi là các đối tượng sở hữu truyền thống, để phân biệt với các đối tượng sở hữu mới xuất hiện hoặc mới trở nên quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam là một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lúa nước, vì vậy, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Đất đai là đối tượng sở hữu quan trọng bậc nhất trong các đối tượng sở hữu truyền thống ở Việt Nam.

Khi nói đến đất đai với tư cách là đối tượng sở hữu thì người ta thường bàn đến hai loại: hoặc là đất thổ cư, hoặc là đất canh tác. Với sự phát triển của sản xuất

công nghiệp, đất đai còn là đối tượng lao động, chứ không phải chỉ là tư liệu hay

điều kiện của lao động. Đất đai là nguyên liệu sản xuất quan trọng của nhiều ngành, điển hình như ngành sản xuất gạch. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, các nhà máy gạch phải cần đến lượng đất nguyên liệu rất lớn và chính từ đây đã nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm. Nhà nước hoặc trực tiếp là người dân cho nhà máy thuê đất (được sử dụng đất trong một số năm) để rồi mặt bằng mất đi, những “đồng xôi ruộng mật” mất đi và thay vào đó là những hố sâu lớn. Việc lấy đất làm nguyên liệu sản xuất gạch hay lọc lấy khoảng sản đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và cả sinh kế lâu dài của người dân. Sự mở rộng vai trò của đất đai trong sản xuất, cũng như những vấn đề liên quan nảy sinh trong đời sống xã hội, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về chính sách sở hữu và quản lý đất đai.

Tháng 1 năm 1988, Bộ Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam được ban hành, quy định 3 loại quyền cơ bản về đất đai gồm: quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng, trong đó chỉ quy định chung người sử dụng đất “được hưởng những quyền hợp pháp trên đất được giao, kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động,

kết quả đầu tư trên đất được giao” (Điều 3). Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một quy định mới của Hiến pháp năm 1992, theo đó, Luật đất đai năm 1993 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 1998, 2001 đã cụ thể hóa thành 5 quyền như quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật đất đai năm 1993: “Hộ gia đình, cá nhân được

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến đổi của quan hệ sản xuất ở việt nam từ năm 1986 đến nay thực trạng và những vẫn đề đặt ra (Trang 43 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)