CHƯƠNG 1 CƠ SỞ VÀ TỔNG QUAN
1.2. Điện não đồ
Điện não đồ (EEG) là biểu đồ biểu diễn sự thay đổi hiệu điện thế của các tín hiệu được ghi trên da đầu bằng cách sử dụng các điện cực. Biên độ của tín hiệu EEG nằm trong dải từ vài µV đến xấp xỉ 200 µV. Tần số của tín hiệu EEG nằm trong khoảng
r0.5,70sHz. Hình 1.1 minh họa dữ liệu điện não đồ của một bệnh nhân bị động kinh trong tập dữ liệu luận án sử dụng.
EEG được tổng hợp bởi5nhịp cơ bản là nhịp delta, theta, alpha, beta và gamma. Nhịp delta có tần số trong khoảng r0.5,4s Hz, nhịp theta có tần số trong khoảng
r4,7.5s Hz, nhịp alpha có tần số trong khoảngr8,13.5s Hz, nhịp beta có tần số trong khoảng r14,30s Hz và nhịp gamma có tần số lớn hơn 30 Hz. Trong các nhịp cơ bản trên, nhịp delta thường xuất hiện trong giấc ngủ sâu. Nếu nhịp này xuất hiện ở trẻ em thì tín hiệu điện não là bình thường còn khi xuất hiện ở người lớn thì đó chính là dấu hiệu bệnh lý của não. Nhịp theta thường quan sát thấy trên vùng trán. Nếu nhịp theta xuất hiện không liên tục trên điện não đồ của người lớn thì đó cũng là dấu hiệu bệnh lý của não. Nhịp alpha là nhịp dễ quan sát nhất trong tín hiệu điện não, có hai dạng là hình sin hoặc hình tròn. Nhịp alpha xuất hiện khi đo ở nửa sau của đầu. Trong điện não đồ, nếu nhịp beta có biên độ nhỏ hơn 20 µV là bình thường và lớn hơn 25 µV là có dấu hiệu của bệnh lý. Nhịp gamma thường ít xuất hiện trong điện não đồ, nó được quan sát thấy trên tín hiệu điện não khi di chuyển ngón tay trong lúc đo điện não đồ [114].
Hình 1.1. Dữ liệu điện não đồ một bệnh nhân trong tập dữ liệu luận án sử dụng.