CHƯƠNG 1 CƠ SỞ VÀ TỔNG QUAN
1.4. Chuẩn đo quốc tế 10-20
Các chuẩn đo quốc tế nói chung và chuẩn đo quốc tế 1020nói riêng được xây dựng và phát triển nhằm tạo ra các cơ sở dữ liệu thống nhất theo cùng chuẩn đo. Các chuẩn đo mang đến nhiều lợi ích như cho phép so sánh tín hiệu điện não của cùng một người bệnh tại các thời điểm đo khác nhau, giữa các người bệnh và giữa người bệnh và người bình thường. Hình 1.4 minh họa chuẩn đo điện não quốc tế1020[73]. Các
Hình 1.4. Vị trí các điện cực đo điện não theo chuẩn quốc tế 1020[73].
chữ cái C, T, P, O, E, F và Fp lần lượt biểu thị vị trí vùng đỉnh đầu (central), thái dương (temporal), đỉnh (parietal), chẩm (occipital), tai (ear), vùng trán (frontal) và tiền trán (prefrontal). Số thứ tự trong các ký hiệu: số lẻ biểu diễn nửa đầu bên trái và số chẵn biểu diễn nửa đầu bên phải.
Hình 1.5. Mặt bên của hộp sọ biểu diễn các điểm đo từ điểm hốc mũi (nasion) đến mấu ngoài xương chẩm (inion) [73].
Hình 1.6. Mặt phía trước của hộp sọ theo chuẩn đo quốc tế1020[73].
Các điểm đo trong chuẩn1020được chia thành5vùng riêng biệt, như biểu diễn trên hình 1.5 và hình 1.6. Hình 1.5 biểu diễn các điểm đo từ điểm hốc mũi (nasion) đến mấu ngoài xương chẩm (inion). Fp là vị trí điện cực phía trước, F là đường phía trước của các điện cực, C là đường tâm của các các điện cực, P là đường đỉnh của các điện cực và O là đường chẩm. Tỷ lệ phần trăm biểu diễn tỉ lệ với khoảng cách đo từ điểm hốc mũi đến mấu ngoài xương chẩm. Đường trung tâm bằng50% khoảng cách từ điểm hốc mũi đến mấu ngoài xương chẩm. Khoảng cách điện cực phía trước và điện cực chẩm là10%, khoảng cách của các điện cực còn lại là 20%khoảng cách từ điểm hốc mũi đến mấu ngoài xương chẩm.