Đối với các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh bắc ninh 001 (Trang 27 - 33)

Tại Việt Nam, đổi mới đất đai đã được thực hiên như một phần của chính sách đổi mới kinh tế (Kirk & Nguyen, 2009). Kể từ khi luật đất đai được ban hành, việc sử dụng đất nông nghiệp dài hạn và ổn định đã được đảm bảo (T. T. Nguyen, 2012), và luật này đã được thực hiện qua việc trao giấy chứng nhận sử dụng đất tới tất cả các hộ gia đình (Q. T. Do & Iyer, 2008). Cùng với đổi mới đất đai, tự do hóa thị trường nông nghiệp cũng được tiến hành. Một phần, những chính sách như vậy thúc đẩy sự thâm canh về trồng lúa và đa dạng hóa những mùa màng mới và giá trị cao như cà fê, và điều này dẫn tới một sự cải tiến đáng kể trong thu nhập hộ gia đình, an ninh lương thực và tình trạng dinh dưỡng của người dân (Kirk & Nguyen, 2009).

Trong bối cảnh chuyển đổi đất nông nghiệp gia tăng trong các vùng ven đô của các thành phố lớn tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời về việc mất đất sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của những hộ gia đình nông thôn như thế nào bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và thống kê mô tả. Một vài nghiên cứu tình huống tại những vùng ngoại ô của Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy những tác động tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất đối đối với lợi ích của người nông dân và cộng đồng dân cư địa phương. Khi nghiên cứu một ngôi làng ven đô của Hà Nội, nơi hai phần ba đất nông nghiệp bị chuyể đổi thành

rằng quá trình này giúp nâng cao chất lượng và mở rộng mạng lưới do cơ sở hạ tầng giao thông địa phương. Do vậy, khoảng cách từ vùng ven đô tới các trường đại học, các khu đô thị và thương mại trở nên gần hơn và do vậy rất nhiều hộ gia đình đã được hưởng lợi từ việc sống ở khoảng cách gần các trường đại học và các trung tâm đô thị. Các khoản thu nhập từ việc cho sinh viên và những người công nhân di cư thuê nhà trở thành một nguồn thu nhập quan trọng và ổn định đối với phần lớn hộ gia đình. Tuy nhiên, một số hộ gia đình khác phải đối mặt với sinh kế bấp bênh bởi vì họ không có nhà cho thuê và rất nhiều hộ gia đình mất đất bị thất nghiệp, đặc biệt là người già và những người nông dân không có giáo dục. Nghiên cứu này cũng cho thấy cộng đồng địa phương cũng bị nhận được những tác động tích cực từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp như việc nâng cấp hệ thống giao đông đường bộ và việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng khác.

Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi T. N. Do (2006) cho rằng thu hồi đất dẫn tới sự mất mất đất nông nghiệp, nguồn cung lương thực và nguồn thu nhập nông nghiệp của nhiều hộ gia đình vùng ven đô của Hà Nội. Tuy nhiên, rất nhiều hộ gia đình mất đất đã thích ứng một cách tích cực với bối cảnh mới bằng việc đa dạng hóa lao động của họ trong công việc lao động thủ công. Nguồn thu nhập cao nhưng không ổn định từ việc làm công ăn lương ở khu vực phi chính thức đã trở thành nguồn thu nhập chính cho rất nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương cũng được cải thiện đáng kể sau khi có việc thu hồi đất nông nghiệp. Trong một nghiên khác ở những vùng ven đô của thành phố Hồ Chí Minh nơi hầu hết đất nông nghiệp được thu hồi cho các khu công nghiệp và đất ở của khu dân cư, Vo (2006) phát hiện rằng những người nông dân mất đất đã chuyển đổi từ trồng lúa sang chăn nuôi và làm vườn. Thêm nữa, những cơ hội việc làm phi nông nghiệp được tạo ra nhiều hơn nhờ vào quá trình gia tăng đô thị hóa và công nghiệp hóa, và điều này làm cho những người dân địa phương không còn ý định tiếp tục làm nghề nông nữa. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Q. V. Nguyen, Nguyen, Nguyen, Pham, and Nguyen (2005) ở một số vùng ven đô thị lớn

đối hộ gia đình nông thôn cũng được đề cập. Trong khi một số người nông dân mất đất sống gần các khu đô thị hóa mới kiếm được thu nhập cao hơn so với các công việc đồng áng, một số người mất đất khác, đặc biệt là những người với trình độ giáo dục thấp và lớn tuổi trở nên thất nghiệp và bị bần cùng hóa về thu nhập.

Một vài bằng chứng từ các kết quả khảo sát khác cũng cho rằng thu hồi đất đưa đến các lợi ích khác nhau vào hộ gia đình khác nhau. Khoảng hai phần ba những hộ gia đình mất đất hưởng lợi từ việc có cơ hội việc làm cao hơn và cơ sở hạ tầng địa phương được cải thiện; đối với số còn lại, thu hồi đất dẫn tới những đảo lộn trong hoạt động kinh tế. Đặc biệt là nhóm hộ bị thu hồi hết đất sản xuất trong khi đó những thành viên gia đình không có giáo dục và những kỹ năng nghề nghiệp để chuyển đổi tới những công việc mới (ADB, 2007). Thêm nữa, kết quả từ khảo sát quy mô lớn trong tám thành phố và tỉnh thành phát triển với mức độ mất đất cao cung cấp một bức tranh chi tiết về cả hai những tác động tích cực và tiêu cực của thu hồi đất đối sinh kế hộ gia đình. Trong khi khoảng một nửa những hộ gia đình mất đất báo cáo về việc giảm thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, một tỷ lệ lớn kiếm được thu nhập cao hơn từ những nguồn phi nông nghiệp khác sau khi mất đất. Cụ thể, khoảng 45 phần trăm những hộ gia đình mất đất đạt được thu nhập cao hơn từ những ngành tiểu thủ công nghiệp và chỉ 10 phần trăm báo cáo rằng nguồn thu nhập này bị giảm so với trước. Khoảng 35 phần trăm nhận được một mức thu nhập lớn hơn từ dịch vụ và khoảng 25 phần trăm kiếm được một mức độ thu nhập thấp hơn từ những nguồn này. Thêm nữa, khoảng 30 phần trăm trong số họ nhận được một mức thu nhập cao từ việc làm công ăn lương trong khi đó chỉ khoảng 13 phần nói rằng nguồn này giảm đi so với trước. Cuối cùng, liên quan đến tổng thu nhập hộ gia đình kiếm được sau mất đất, 25 phần trăm có mức thu nhập cao hơn, trong khi đó 44,5 phần trăm đạt được mức thu nhập như cũ và khoảng 30,5 phần trăm có thu nhập giảm đi (Le, 2007).

T. D. Nguyen, Vu, and Philippe (2011) nghiên cứu sự thích ứng sinh kế và quá trình phân tầng xã hội giữa các hộ gia đình mất đất trong một vài xã của Hưng Yên,

đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp trong giai đoạn 2001-2006. Họ tìm thấy rằng đa dạng hóa trong cả hai hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp là những chiến lược sinh kế phổ biến nhất của những hộ gia đình mất đất. Tiếp đến là chiến lược sinh kế dựa trên công việc phi nông nghiệp và tự làm và cuối cùng là chiến lược sinh kế dựa vào thâm canh nông nghiệp. Mặc dù mức sinh lời thấp từ hoạt động nông nghiệp và nhiều cơ hội cho những công việc phi nông nghiệp có lợi tức cao hơn, nhiều hộ gia đình vẫn duy trì hoạt động nông nghiệp cho an ninh lương. Thêm nữa, giữa những hộ gia đình mất đất, những hộ có sinh kế dựa vào nghề nông có xu hướng ở vào một vị trí bất lợi trong việc nắm bắt những hoạt động kinh tế sinh lời cao. Cuối cùng, sự khác biệt trong mức thu nhập giữa những chiến lược sinh kế khác nhau là một trong những lý do chính của phân tầng xã hội gia tăng sau khi có chuyển đổi đất nông nghiệp.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp kinh tế lượng của Tuyen, Lim, Cameron, and Huong (2014) cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp không có các tác động tiêu cực tới lợi ích của người nông dân ven đô Hà Nội ở khía cạnh thu nhập và chi tiêu trong ngắn hạn, và hơn nữa việc chuyển đổi đất còn có tác động gián tiếp và tích cực tới đời sống người dân qua việc khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp có lợi tức cao hơn nông nghiệp. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác khẳng định việc chuyển đổi đất nông nghiệp còn có tác động tích cực trong dài hạn với lợi ích của người dân bị thu hồi đất. Sử dụng dữ liệu khảo sát định lượng và phương pháp thống kê mô tả, T. H. H. Nguyen, Nguyen, and Ho (2013) phát hiện ra rằng sau 10 năm kể từ khi bị thu hồi đất ở một số vùng của Hưng Yên, các hộ gia đình mất đất nhiều hơn có sự thay đổi nghề rõ ràng hơn và có thu nhập cao hơn những hộ bị thu hồi đất ít hơn. Các kết quả nghiên cứu này hàm ý rằng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đem lại những tác động tích cực qua việc tạo ra những khuyến khích cũng như cơ hội cho các nông hộ chuyển đổi sinh kế và do vậy có đời sống tốt hơn.

có thể được coi như các nhóm lợi ích. Nhóm tác giả này cho rằng có ba chủ thể chính có lợi ích liên quan tới quá trình chuyển đổi đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam. Đó là người nông dân hay chủ sử dụng đất, nhà đầu tư và chính quyền địa phương. Qua nghiên cứu mốt số tình huống thu hồi đất cho các dự án ở Hà Nội, nhóm tác giả này phát hiện ra rằng căng thẳng gia tăng giữa nông dân và nhà đầu tư, với sự ủng hộ của Nhà nước nhiều hơn cho nhà đầu tư. Nông dân luôn nhận được mức giá đền bù theo quy định thấp hơn nhiều so với giá trị thực của đất và có sự khác biệt cực lớn của giá đất trước và sau khi chuyển đổi. Nhóm tác giả này cũng chỉ ra rằng những căng thẳng và thậm chí là xung đột giữa nông dân và nhà đầu bắt nguồn từ nguyên nhân của hệ thống luật phát và quy định chưa hoàn thiện và nông dân luôn là người thua thiệt trong quá trình này. Trong khi đó chủ đầu tư được hưởng lợi rất lớn do giá đền bù đất thấp và giá đất tăng cao sau khi có đầu tư vào cơ sở hạ tầng liền kề đất thu hồi. Bên cạnh đó cũng có sự kết hợp giữa nhà đầu tư và nhà nước trong quá trình thu hồi đất. Các phát hiện cũng tương tự như ở Trung Quốc (Guo, 2001).

Kết luận chương 1

Việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy vấn đề chuyển đổi đất nông nghiệp và tác động của nó tới các nhóm lợi ích đã được nghiên cứu ở một số khía cạnh khác nhau, nhưng tập trung nhiều nhất tới nhóm lợi ích là nông dân. Điều này có thể được lý giải rằng nông dân là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp. Tuy nhiên, bằng chứng quôc tế và trong nước đều cho thấy quá trình này có cả tác động tích cực cũng như tiêu cực tới các hộ nông dân. Một mặt, chuyển đổi đất nông nghiệp làm gia tăng số nông dân thất nghiệp và có thể đe dọa tới thu nhập và đời sống của họ. Mặt khác, chính quá trình này đem lại những cơ hội mới có thể giúp các hộ nông dân chuyển đổi sinh kế và nâng cao thu nhập. Cần lưu ý là tác động của chuyển đổi đất là khác nhau với các hộ khác nhau là do điều kiện về vốn nhân lực, tài chính, và

lực, tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh tốt, việc chuyển đổi đất có thể đem lại cơ hội tích cực cho họ nhiều hơn. Trong khi đó, với những hộ thiếu vốn nhân lực và tài chính thì việc chuyển đổi đất đem lại những tác động tiêu cực.

Quá trình chuyển đổi đất liên quan tới ba nhóm chủ thể, có thể coi như ba nhóm lợi ích chính là người nông dân, nhà đầu tư và cộng đồng địa phương. Việc tổng quan nghiên cứu cho thấy nông dân luôn bị thua thiệt hơn trong quá trình này do giá đền bù đất rất thấp so với giá thị trường của đất. Nhà đầu tư là người hưởng lợi lớn nhất trong quá trình này do sự chênh lệch rất lớn giữa giá đền bù và giá thị trường sau thu hồi đất. Đồng thời, do có những lợi ích chung nên đã có hiện tượng gắn kết chặt chẽ giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp. Các phát hiện trên cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu ở Trung Quốc.

Việc tổng quan nghiên cứu cho thấy mặc dù có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới việc chuyển đổi đất và tác động của nó tới một nhóm lợi ích duy nhất là nông dân, hiện còn khá ít các nghiên cứu xem xét rộng hơn các nhóm lợi ích khác trong quá trình này như cộng đồng địa phương và nhà đầu tư. Hơn nữa chưa có nghiên cứu nào xem xét chủ đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó tới các nhóm lợi ích ở Bắc Ninh - một tỉnh ở Bắc Bộ đang trong quá trình chuyển đổi một diện tích lớn đất nông nghiệp. Vì lý do này, tác giả đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu nói trên cho đề tài luận án tiến sỹ.

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC NHÓM LỢI ÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh bắc ninh 001 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)