Chƣơng 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
4.1.2.1. Về hoạch định chủ trương
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau 5 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, KT-XH đất nƣớc đã dần bƣớc vào ổn định. Tuy nhiên sự tan rã chế độ XHCN ở Liên Xô và các nƣớc XHCN ở Đông Âu tác động trực tiếp tới Việt Nam. Tƣ tƣởng hoạch định chủ trƣơng phát triển theo kiểu Liên Xô một thời đã ăn sâu vào trong tuy duy của Đảng Cộng sản Việt Nam và ý thức của đội ngũ cán bộ đảng viên trong cả nƣớc trong đó có Quảng Ninh. Chủ trƣơng phát triển KT-XH của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX bị chi phối lớn bởi tƣ tƣởng “ổn định” kinh tế sau một thời gian
dài Đảng Cộng sản Việt Nam duy trì đƣờng lối phát triển quản lý kinh tế kiểu tập trung quan liêu, bao cấp tạo nên sự trì trệ và khủng hoảng kinh tế kéo dài. Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2000, Quảng Ninh chủ yếu phát triển kinh tế dựa vào ngành công nghiệp khai thác than vốn đã có từ thời Pháp thuộc, nguồn thu ngân sách chủ yếu của tỉnh đều từ hoạt động của ngành công nghiệp khai khoáng. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển trong giai đoạn này chƣa hình thành một hệ thống, tƣ duy hƣớng biển và bám biển chƣa phát triển rõ ràng. Do lệ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên khoáng sản (than đá) sẵn có mà Đảng bộ Quảng Ninh chƣa thực sự dành đủ sự quan tâm trong khai thác tiềm năng thế mạnh của một tỉnh ven biển giàu tài nguyên và tiềm năng phát triển kinh tế biển. Đảng bộ tỉnh lãnh đạo kinh tế biển chủ yếu mới chỉ dừng ở chủ trƣơng phát triển một số lĩnh vực kinh tế nhƣ thủy sản, du lịch biển, hoạt động hàng hải nhƣng còn mang tƣ duy manh mún, rời rạc, thiếu tƣ duy chặt chẽ, thiếu sự liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế biển. Nhận thức chƣa đủ rõ ràng về vị trí, vai trò của biển đối với sự phát triển của địa phƣơng đã làm mất đi cơ hội hình thành một ngành kinh tế biển mạnh mẽ ngay từ những năm cuối thế kỷ XX.
Bƣớc sang đầu thế kỷ XXI, mặc dù nhận thức về vai trò của biển đối với sự phát triển KT-XH của địa phƣơng đã bắt đầu đƣợc chú trọng. Tuy nhiên tƣ duy làm kinh tế biển của Quảng Ninh vẫn chƣa thấy rõ sự quyết tâm và chiến lƣợc hƣớng mạnh ra biển, vƣơn biển trong bối cảnh nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới đã vƣơn biển mạnh mẽ. Từ năm 2001 đến năm 2006 trên thực tế chƣa thấy có nhiều tính đột phá trong tƣ duy làm kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh, nhận thức về phát triển kinh tế biển vẫn dừng ở tƣ duy phát triển riêng lẻ từng lĩnh vực kinh tế biển. Phải đến khi Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ tƣ (khóa X) ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 thì tỉnh Quảng Ninh mới thực sự hƣớng đến tƣ duy phát triển kinh tế biển mạnh mẽ, toàn diện, coi kinh tế biển là ngành kinh tế tổng hợp và xác định Quảng Ninh sẽ làm giàu từ biển, mạnh lên từ biển. Là một địa phƣơng giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển, có vị trí địa kinh tế, quốc phòng
đặc biệt, với lịch sử phát triển gắn liền với hoạt động kinh tế văn hóa biển lâu đời của cƣ dân, đến năm 2007 bằng việc ban hành Chƣơng trình số 12-CTr/TU ngày 02/7/2007 về Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 (khóa X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020, thể hiện sự thay đổi trong tƣ duy làm kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh nhƣ vậy là chậm so với thực tiễn địa phƣơng. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về cơ bản mới thể hiện đƣợc ở những chủ trƣơng phát triển kinh tế biển ở một số lĩnh vực kinh tế cơ bản mà chƣa thấy đề cập tới một vấn đề quan trọng có tính tác động lớn tới hiệu quả kinh tế biển đó là hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học về biển, ngay cả trong Chƣơng trình hành động số 12-CTr/TU ngày 02/7/2007 cũng không thấy đề cập nội dung công tác điều tra, nghiên cứu khoa học biển đây là một điểm thiếu sót trong công tác hoạch định chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Quảng Ninh trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2010. Trong quá trình hoạch định chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh ở một số lĩnh vực chƣa phản ánh đúng thực tiễn khách quan, trong đó có lĩnh vực kinh tế hàng hải, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu. Kể từ năm 2008 hoạt động công nghiệp đóng tàu bƣớc vào giai đoạn khó khăn, đến năm 2010 Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vẫn chủ trƣơng : “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy” [39, tr. 69] là chƣa phù hợp với thực tiễn địa phƣơng cũng nhƣ tình hình hoạt động của ngành công nghiệp đóng tàu trong nƣớc. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động công nghiệp đóng tàu trong những năm tiếp theo.
4.1.2.2.Về chỉ đạo thực tiễn
Quá trình chỉ đạo thực tiễn phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy, sự tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan từ năm 1991 đến năm 2010 cho thấy, một số mục tiêu, chỉ tiêu đƣa ra chƣa đạt kết quả nhƣ mong muốn: mục tiêu xây dựng Quảng Ninh thành tỉnh giàu, mạnh về kinh tế biển chƣa đạt đƣợc. Mặc dù Quảng Ninh là một trong nhóm 4 tỉnh, thành phố đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc nhiều nhất năm 2010, tuy nhiên nhiều mục
tiêu phát triển các ngành kinh tế thuộc kinh tế biển đặt ra chƣa hoàn thành.
Kinh tế hàng hải: là địa phƣơng giàu tiềm năng phát triển kinh tế hàng hải, với chủ trƣơng xây dựng kinh tế hàng hải thành ngành kinh tế chủ lực trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển địa phƣơng, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 và các năm tiếp theo tổng sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng đạt 40 triệu tấn trở lên… mở rộng các dịch vụ cảng biển, hoàn thành tuyến đƣờng sắt vào cảng và dịch vụ hậu cần sau cảng. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo thực hiện, do chƣa dự báo hết những khó khăn có thể gặp phải của kinh tế thế giới và trong nƣớc nên việc thực hiện mục tiêu đến năm 2010 còn nhiều hạng mục chƣa hoàn thành. Đặc biệt là các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng biển nhƣ: Bến tàu khách Hòn Gai, cảng Vạn Hoa, Mũi Chùa, tiến độ xây dựng cảng Hải Hà, kế hoạch xây dựng bến số 2,3,4 của cảng Cái Lân chƣa hoàn thành theo tiến độ, việc xây dựng tuyến đƣờng sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân chƣa hoàn thành do công tác giải phóng mặt bằng chƣa thực hiện xong. Riêng đối với cảng Cái Lân, là cảng nƣớc sâu duy nhất của khu vực miền Bắc có thể đón đƣợc tàu hàng trọng tải hơn 40.000 tấn, tuy nhiên trên thực tế kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông kết nối giữa Cái Lân với khu vực Bắc Bộ còn thiếu đồng bộ1 làm giảm tính cạnh tranh trong khai thác cảng biển và dịch vụ cảng. Việc chƣa hoàn thành một số hạng mục trong đầu tƣ phát triển hệ thống cảng biển Quảng Ninh đến năm 2010 chứng tỏ trong công tác chỉ đạo phát triển, quy hoạch và đƣa ra các giải pháp của Đảng bộ tỉnh chƣa thực sự bám sát thực tiễn phát triển và khả năng huy động nguồn lực của địa phƣơng.
Công nghiệp đóng tàu đƣợc Đảng bộ tỉnh xác định là một trong những ngành chủ lực thực hiện chiến lƣợc biển Quảng Ninh, với mục tiêu “đầu tƣ mở rộng nhà máy đóng tàu Hạ Long; công ty cổ phần tàu thủy Sông Chanh; phát triển nhanh khu công nghiệp đóng tàu tại đầm Nhà Mạc và Hải Hà” [184, tr. 5]. Tuy nhiên trên thực tế đến năm 2010, ngành công nghiệp đóng tàu Quảng Ninh
1 Khoảng 95% lƣợng hàng Container về cảng Cái Lân đều đƣợc chuyển tải bằng sà lan về Hải Phòng (Theo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tƣ cảng Cái Lân)
không phát triển nhƣ kỳ vọng của tỉnh. Xuất phát từ khó khăn chung của tình hình quốc tế và trong nƣớc, đặc biệt là sự khó khăn của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) khiến nhiều dự án liên kết với tỉnh về đóng tàu bị đình trệ. Thực tiễn quá trình chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp đóng tàu cho thấy, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chậm ứng phó đối với sự cố của ngành đóng tàu. Chính vì vậy hầu hết các dự án đóng tàu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều chậm tiến độ, hoạt động của nhiều cơ sở gặp nhiều khó khăn, phải tái cấu trúc thậm chí ngƣng trệ sản xuất nhƣ công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Sông Chanh. Các dự án đóng tàu tại Hải Hà, đầm Nhà Mạc bị dừng lại do không bố trí đƣợc nguồn vốn triển khai tiếp. Việc hiện đại hóa ngành công nghiệp đóng tàu Quảng Ninh đáp ứng yếu cầu hội nhập khu vực và quốc tế đến năm 2010 về cơ bản chƣa thực hiện đƣợc. Sở dĩ ngành công nghiệp đóng tàu tỉnh Quảng Ninh không hoàn thành mục tiêu và gặp nhiều khó khăn kể từ năm 2007 bên cạnh những yếu tố khách quan của tình hình thế giới, và trong nƣớc khiến thị trƣờng tiêu thụ sụt giảm còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan đó là nhận thức của Đảng bộ tỉnh còn hạn chế, do tƣ duy nóng vội và năng lực của cán bộ còn hạn chế nên công tác dự báo xu hƣớng phát triển và triển khai các phƣơng án, giải pháp dự phòng rủi ro đã không đƣợc tính toán một cách cẩn trọng. Khi Vinashin thực hiện mở rộng tầm hoạt động và tiến hành liên kết, liên doanh với nhiều địa phƣơng trong đó có Quảng Ninh, tỉnh đã không dự báo đƣợc những khó khăn có thể gặp phải và coi sự phát triển ngành đóng tàu của tỉnh muốn thành công phải gắn chặt với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), từ tƣ duy phát triển đến định hƣớng khai thác phát triển. Bắt đầu từ năm 2008 sau thời gian tăng trƣởng nóng Vinashin đã bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm trong quản lý kinh tế, hoạch định chiến lƣợc phát triển dẫn tới thời kỳ khủng khoảng trầm trọng và kéo theo đó là ảnh hƣởng tới ngành công nghiệp đóng tàu cả nƣớc trong đó có Quảng Ninh.
Về phát triển kinh tế thủy sản, với thế mạnh 250 km bờ biển và vùng biển rộng với nhiều vịnh, đầm phá thuận lợi cho phát triển kinh tế thủy sản, Tỉnh ủy
Quảng Ninh xác định phấn đấu xây dựng và phát triển thủy hải sản thành ngành kinh tế mũi nhọn chƣa thực hiện đƣợc. Trên thực tế ngành thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế và chƣa đạt mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cơ cấu kinh tế thủy sản thiếu bền vững, hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản thiếu và đầu tƣ chƣa đồng bộ; cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản mất cân đối, khai thác ven bờ là chủ yếu làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Trong lĩnh vực khai thác thủy, hải sản, việc kiểm tra, giám sát hoạt động đánh bắt thủy sản ven bờ bằng các hình thức nhƣ dùng kích điện, mìn, lƣới điện chƣa thật sự hiệu quả là một trong những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên thủy sản. Hoạt động chế biến hải sản xuất khẩu với giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản còn thấp; hạ tầng dịch vụ nghề cá còn thiếu, đầu tƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành. Nguồn lực chất lƣợng cao trong ngành thủy sản còn yếu và thiếu công tác lập quy hoạch, triển khai quy hoạch còn nhiều hạn chế. Đặc biệt trong việc khai thác hải sản xa bờ, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong một số trƣờng hợp đã chƣa ứng phó và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trên biển giữa ngƣ dân Quảng Ninh và ngƣ dân Trung Quốc trong khai thác hải sản trên biển. Việc một số ngƣ dân Quảng Ninh bị phía ngƣ dân Trung Quốc xua đuổi, tấn công khi đang khai thác ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và khu vực khai thác chung ở ngƣ trƣờng vịnh Bắc Bộ là vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nguồn lợi biển, trong việc kết hợp giữa nhiệm vụ kinh tế với QPAN trên biển. Nhƣ vậy từ năm 1991 đến năm 2010 trong 20 năm phát triển nhƣng kinh tế thủy sản của Quảng Ninh vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng phát triển.
Phát triển du lịch biển với trọng tâm là khai thác giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đây là hoạt động kinh tế biển mang lại hiệu quả KT-XH lớn đối với Quảng Ninh. Tuy nhiên trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2010 hoạt động du lịch biển còn hạn chế, đặc biệt là công tác kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển của Quảng Ninh còn nhiều bất cập. Việc khai thác, vận chuyển than, cát, đá phục vụ ngành vật liệu xây dựng của Quảng Ninh gây ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng biển, đặc biệt các khu vực ven biển Hòn
Gai, Cẩm Phả. Việc khai thác đá không tính toán tới việc bảo vệ tài nguyên đã làm suy giảm một phần hệ sinh thái tự nhiên và kết cấu cảnh quan thiên nhiên khu vực vịnh Bái Tử Long ảnh hƣởng trực tiếp tới việc phát triển du lịch biển. Việc đẩy mạnh phát triển các chƣơng trình kinh tế biển cũng ảnh hƣởng tới môi trƣờng biển Quảng Ninh. Theo kết quả quan trắc môi trƣờng biển hàng năm của Quảng Ninh cho thấy, nhiều khu vực cửa biển, vịnh có kết quả một số chỉ tiêu môi trƣờng vƣợt mức cho phép, thực trạng ô nhiễm môi trƣờng biển tại Quảng Ninh là một vấn đề đáng lo ngại.
Đặc biệt là hoạt động lấn biển mở rộng diện tích xây dựng các khu đô thị ven biển từ Cột 3 tới Cột 8 (Hòn Gai), dự án lấn biển từ bến phà dọc theo khu du lịch Bãi Cháy tới phƣờng Hùng Thắng (Hạ Long) đã làm biến đổi một phần diện tích vịnh Hạ Long đặc biệt đã xâm phạm đến vùng lõi di sản. Việc quy hoạch phát triển khu đô thị lấn biển, khu dân cƣ ven biển thể hiện tầm nhìn hạn chế mang tính lợi ích cục bộ ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch biển gắn liền với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Công tác đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch biển còn hạn chế, số lƣợng lao động đã qua đào tạo còn thấp, kỹ năng hoạt động, năng lực ngoại ngữ còn yếu.
Sự phát triển KT-XH các huyện đảo đạt hiệu quả chưa cao: đối với huyện đảo Vân Đồn, nhìn chung đến năm 2010, Vân Đồn vẫn là nền kinh tế nhỏ bé kết cấu hạ tầng còn yếu, dân trí chƣa cao. Năm 2010, tỷ trọng GDP của Vân Đồn chỉ bằng 2-2,5% GDP toàn tỉnh. Kinh tế của huyện về cơ bản vẫn là nền kinh tế khai thác tự nhiên ngƣ-nông-lâm nghiệp, kinh tế hàng hoá mới bƣớc đầu hình thành và phát triển. Cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội đã đƣợc cải thiện với việc đẩy mạnh đầu tƣ phát triển hạ tầng phục vụ cho sự hình thành của Khu kinh tế Vân Đồn, tuy nhiên hệ thống đƣờng giao thông còn thiếu, chất lƣợng chƣa cao, cung cấp nƣớc sạch còn hạn chế. Do cơ sở hạ tầng còn yếu và công tác xúc tiến đầu tƣ chƣa làm tốt nên khách quốc tế, nhất là các nhà đầu tƣ hiện chƣa có cơ hội tiếp cận nhiều với Vân Đồn do đó việc thu hút đầu tƣ còn gặp nhiều khó
khăn. Dân cƣ đa dạng và phân tán, trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực