Lãnh đạo phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QPAN, bảo vệ tài nguyên,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 141 - 180)

Chƣơng 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

4.2.3. Lãnh đạo phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QPAN, bảo vệ tài nguyên,

tài nguyên, môi trường biển

Lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh, quy luật phát triển mang tính bất biến của dân tộc Việt Nam là xây dựng gắn liền với bảo vệ. Là địa phƣơng nằm ở vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phòng thủ khu

vực Đông Bắc của Tổ quốc, biển, đảo Quảng Ninh giữ vị trí quan trọng trong phát triển KT- XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế biển Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010 cho thấy, việc xây dựng và phát triển kinh tế luôn gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Mọi chƣơng trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế biển của Quảng Ninh xây dựng luôn gắn liền với chiến lƣợc bảo vệ an ninh, quốc phòng. Đặc biệt đối với lĩnh vực khai thác hải sản với chiến lƣợc vƣơn ra khơi xa của ngành thủy sản Quảng Ninh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đồng thời khẳng định hoạt động kinh tế bình thƣờng của ngƣ dân tại ngƣ trƣờng truyền thống vịnh Bắc Bộ.

Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã nhận thức đƣợc sự cần thiết trong việc kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế biển. Hoạt động bình thƣờng của ngƣ dân trên biển góp phần to lớn vào việc thực thi quyền chủ quyền và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Chính vì vậy Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ trƣơng “Huy động mọi nguồn vốn đầu tƣ đóng mới tàu đánh cá để chuyển mạnh hƣớng khai thác hải sản ra tuyến khơi, gắn khai thác với bảo vệ chủ quyền lãnh hải và an ninh trên biển” [37, tr. 50]. Cùng với đó là việc đầu tƣ xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, bão lụt đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển và hải đảo. Tỉnh ủy đã chỉ đạo đầu tƣ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết hợp với bảo vệ an ninh lãnh hải của Tổ quốc. Xây dựng một số đảo thành cơ sở hậu cần cho phát triển kinh tế biển và bảo vệ vùng biển.

Khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp liên quan đến những tranh chấp trên biển đã đặt ra yêu cầu mới đối với sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục nhận thức về sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế thì cần thiết “thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên

bộ và trên biển” [40, tr. 62]. Kết hợp phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh và chủ quyền biển, đảo là nhận thức đã đƣợc Đảng bộ tỉnh quán triệt sâu sắc tới các cấp, ngành, toàn bộ đảng viên và quần chúng tham gia thực hiện.

Đối với các huyện đảo, phát triển kinh tế đảo gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng đòi hỏi từng bƣớc xây dựng khu vực Cô Tô thành vùng đảo có kinh tế phát triển, một căn cứ vững chắc để đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc. Trong các quy hoạch tổng thế phát triển KT-XH các huyện đảo đƣợc xây dựng đảm bảo hiện thực hóa chủ trƣơng phát triển kinh tế đảo gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mặc dù ở vị trí quan trọng đối với an ninh, quốc phòng, tuy nhiên điều kiện KT-XH ở các huyện đảo còn gặp nhiều khó khăn, cơ dân cƣ trú trên đảo còn thƣa chính vì vậy để đảm bảo giữ vững an ninh, bảo vệ chủ quyền, công tác kết hợp phát triển kinh tế đảo với các đề án di dân ra các đảo xa đã đƣợc thực hiện ngay từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng lãnh đạo đầu tƣ cải thiện hạ tầng vùng đảo và đầu tƣ phát triển kinh tế đảo góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng khu vực kinh tế đảo phát triển bền vững, ổn định làm căn cứ kinh tế vững chắc cho công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Đối với hoạt động khai thác hải sản, việc gắn kết phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng đỏi hỏi phải đầu tƣ mạnh mẽ cho đội tàu cá với công suất lớn có thể vƣơn khơi bám biển lâu ngày, cần thiết thành lập các đội, đoàn tàu cùng ra khơi khai thác, tƣơng trợ, giúp đỡ trong quá trình hoạt động ở khu vực vùng biển xa. Kết hợp tốt giữa lực lƣợng bộ đội biên phòng, hải quân với ngƣ dân trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho ngƣ dân bám biển làm kinh tế đồng thời củng cố tình quân dân, tạo sức mạnh giữ vững chủ quyền Tổ quốc.

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động với chiều hƣớng bất ổn khi nhiều nƣớc cùng tiến ra biển, vƣơn biển thì việc phát triển kinh tế biển, khẳng định chủ quyền và bảo vệ chủ quyền là yêu cầu bức thiết đặt ra với

mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng có biển trong đó có Quảng Ninh, bởi vậy việc kết hợp giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với giữ vững an ninh, quốc phòng là việc làm cần đƣợc quán triệt, thực hiện thƣờng xuyên, liên tục.

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển là vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, kinh tế phát triển kéo theo những hệ lụy khó tránh đối với tài nguyên và môi trƣờng, đặc biệt môi trƣờng biển dễ bị tổn thƣơng và khó phục hồi do ô nhiễm trong quá trình phát triển. Trên thực tế, quá trình CNH, HĐH của Việt Nam trong những năm đầu đổi mới đã gây tổn hại lớn đến môi trƣờng, làm suy giảm tài nguyên. Khi triển khai chủ trƣơng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh, yếu tố bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng đã đƣợc đặt ra, tuy nhiên khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2000 việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển còn chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và suy thoái tài nguyên do các hoạt động ven biển và trên biển vẫn là một thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, nhận thức tầm quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên và chống ô nhiễm môi trƣờng biển, đặc biệt là việc bảo vệ môi trƣờng vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt nhằm cải thiện, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trƣờng biển và suy thoái tài nguyên biển, coi đây là giải pháp trọng tâm trong việc phát triển kinh tế biển bền vững. Quá trình đô thị hóa khu vực ven biển ra tăng nhanh chóng với các dự án lấn biển quy mô lớn đã gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trƣờng biển đặc biệt là khu vực vịnh Hạ Long, hoạt động các khu công nghiệp, khai thác than và vận chuyển than tại các bến cảng chuyên dùng cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đến môi trƣờng biển Quảng Ninh.

Việc gắn kết phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển đòi hỏi cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển KT-XH vùng biển, ven biển đã có tính tới tác động môi trƣờng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế biển hài hòa với môi trƣờng biển. Trong phát triển du lịch biển tỉnh chú trọng phát triển kết hợp với giữ gìn, bảo vệ di sản, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức

trách nhiệm trong bảo vệ môi trƣờng biển. Hoạt động khai thác thủy hải sản theo hƣớng tăng cƣờng đánh bắt xa bờ, hạn chế khai thác gần bờ để bảo vệ nguồn lợi hải sản. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là hoạt động của lực lƣợng kiểm ngƣ nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả việc quản lý nguồn lợi hải sản, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác hải sản sử dụng các công cụ làm tổn hại tới nguồn lợi hải sản nhƣ mìn, kích điện, lƣới mắt nhỏ.

Từ thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010, xuất phát từ đặc điểm vị trí địa lý Quảng Ninh nằm ở khu vực địa đầu Tổ quốc, nằm trong khu vực phòng thủ phía Đông Bắc đồng thời là địa phƣơng sở hữu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế biển gắn chặt với đảm bảo QPAN và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng biển. Thực hiện một cách nghiêm túc việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên môi trƣờng sẽ đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững. Đây cũng là triết lý, là xu hƣớng phát triển mà nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ lựa chọn, đồng thời phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

4.2.4. Nâng cao vao trò lãnh đạo của tổ chức đảng, năng lực của đội ngũ cán bộ và chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển

Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, năng lực của đội ngũ cán bộ đóng vai trò quyết định tới sự phát triển KT-XH nói chung và kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Kinh tế biển là ngành kinh tế tổng hợp, việc phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh có liên quan tới nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều cơ quan, ban, ngành, và các địa phƣơng có biển. Chính vì vậy lãnh đạo phát triển kinh tế biển sẽ khó khăn, phức tạp hơn những lĩnh vực khác, điều đó đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy vai trò của các cấp ủy, chính quyền cơ sở và đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý phát triển kinh tế biển. Từ năm 1991 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh không ngừng phát huy vai trò lãnh đạo, hoạch định chủ trƣơng phát triển kinh tế biển gắn với thực tiễn địa phƣơng. Tổ chức chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền

quán triệt tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng phát triển kinh tế biển. Đặc biệt kể từ sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X), về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020. Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo quán triệt Nghị quyết của Trung ƣơng, xây dựng chƣơng trình hành động thực hiện Chiến lƣợc biển Việt Nam tại Quảng Ninh với nội dung cụ thể, chi tiết nhằm hiện thực hóa chủ trƣơng của Trung ƣơng trong phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển, ở một số lĩnh vực cụ thể, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, vai trò của cấp ủy cơ sở chƣa thực sự đƣợc phát huy hết, đặc biệt là công tác tổ chức thực hiện chủ trƣơng của cấp ủy, chính quyền vẫn còn hạn chế nhất định dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao. Trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập ngày một sâu rộng, Quảng Ninh đang phát triển hƣớng đến mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, Quảng Ninh sẽ trở thành tỉnh giàu vì biển và mạnh về kinh tế biển cần thiết không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, vai trò của cấp ủy, chính quyền, nỗ lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế biển hƣớng đến thực hiện thắng lợi Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 tại Quảng Ninh.

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, nhân lực chính là quyết tố cơ bản nhất quyết định sự thành, bại của kế hoạch phát triển KT-XH, quyết định sự phát triển của các địa phƣơng, sự thịnh vƣợng của mỗi quốc gia. Khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã từng bƣớc quan tâm đến việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển. Từ năm 1991 đến năm 2000 dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của địa phƣơng từng bƣớc phát triển, từng bƣớc xóa mù chữ, nâng cao trình độ dân trí. Tuy nhiên việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh những năm này còn hạn chế, trình độ lao động, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực thủy sản, còn rất thấp, số lao động mù chữ cao. Bƣớc sang thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, công tác phát triển nguồn nhân lực đã đƣợc Đảng bộ,

chính quyền tỉnh Quảng Ninh quân tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển. Số lao động có trình độ THCS và THPT đƣợc tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã từng bƣớc phát triển với hệ thống các trƣờng nghề (trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp) và các cơ sở đào tạo nghề từng bƣớc phát triển mở rộng về quy mô, nâng cao chất lƣợng đào tạo góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh. Sự phát triển ngành thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa, sự phát triển của loại hình du lịch biển đảo với việc thu hút ngày một nhiều khách du lịch đến với Quảng Ninh cùng với đó là quá trình hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển với quy mô lớn đòi hỏi cần có lực lƣợng lao động đƣợc đào tào bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển. Trên thực tế đến năm 2010, lực lƣợng lao động trong lĩnh vực kinh tế biển vẫn còn nhiều hạn chế, số lao động đã qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ thấp, nhân lực chất lƣợng cao hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch biển với những loại hình khách sạn 4, 5 sao, hay trên các du thuyền, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển và hội nhập. Đặc biệt là sự hình thành và đƣa vào hoạt động khu kinh tế Vân Đồn, các khu công nghiệp trên địa bàn đòi hỏi số lƣợng lớn nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy cần thiết phải tăng cƣờng công tác lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển trong thời gian tới.

Tiểu kết chƣơng 4

Trong quá trình lãnh đạo kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh luôn nhận thức và quán triệt sâu sắc chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nƣớc đồng thời vận dụng linh hoạt vào thực tiễn địa phƣơng. Các chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế biển Đảng bộ đƣa ra có sự thống nhất, phù hợp với chủ trƣơng chung của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã từng bƣớc xây dựng hệ thống chủ trƣơng phát triển kinh tế biển ngày càng hoàn thiện, toàn diện trên các lĩnh vực. Trƣớc yêu cầu của thực tiễn, các chủ trƣơng của Đảng bộ đƣợc bổ sung, phát triển đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lƣợc biển tại Quảng Ninh. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy đã tích cực trong công tác chỉ đạo Ủy ban nhân dân, các ban, ngành trong tỉnh trong việc nâng cao trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế biển với những chƣơng trình, kế hoạch, đề án, quy hoạch cụ thể. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với chủ trƣơng đúng đắn, hợp lý và quá trình tổ chức thực hiện tích cực là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến những kết quả phát triển kinh tế biển Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 141 - 180)