Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh xác định rõ về vai trò, vị trí kinh tế biển trong phát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 135)

Chƣơng 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

4.2.1. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh xác định rõ về vai trò, vị trí kinh tế biển trong phát

Trong bối cảnh dân số ngày một gia tăng, nguồn tài nguyên trên lục địa ngày một cạn kiệt thì vai trò của biển đƣợc các quốc gia trên thế giới nhận thức ngày một sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội hập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, nhu cầu giao lƣu, trao đổi thƣơng mại giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực ngày một gia tăng, đƣờng biển vốn là con đƣờng vận tải truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ thực tiễn công tác lãnh đạo phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010 cho thấy, kinh tế biển giữ vị trí quan trọng và đóng vai trò lớn trong sự phát triển KT-XH của tỉnh. Quảng Ninh là một tỉnh có diện tích biển, đảo rộng lớn, kinh tế biển luôn có thế mạnh phát triển nếu đƣợc nhận thức đúng và đầu tƣ phát triển hợp lý.

Khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2000 tƣ duy phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh hƣớng vào mục tiêu ổn định tình hình KT-XH sau những biến động của tình hình quốc tế và hiện trạng phát triển kinh tế của tỉnh những năm đầu đổi mới. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhận thức chƣa đầy đủ về vai trò, vị trí của kinh tế biển đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh, chính vì vậy chủ trƣơng phát triển kinh tế biển đƣợc Đảng bộ tỉnh đƣa ra còn mang tính chung chung, chủ yếu thể hiện ở chủ trƣơng phát trển các lĩnh vực riêng lẻ nhƣ du lịch, thủy sản, đóng tàu… nhƣ với chủ trƣơng “Phát huy tiềm năng các ngành kinh tế trung ƣơng trên địa bàn, kể cả than, cơ khí đóng tàu, cảng biển” [35, tr. 45]. Trên thực tế khoảng thời gian này, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chƣa có chủ trƣơng phát triển kinh tế biển toàn diện, mang tính hệ thống vì vậy công tác quy hoạch, phát triển kinh tế biển còn manh mún thiếu tính liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế để mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp. Bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trên cơ sở kết quả phát triển bƣớc đầu, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế biển của Đảng bộ đƣợc nâng lên một bƣớc: “Đẩy mạnh quản lý, khai thác kinh tế biển, dịch vụ cảng biển. Quan tâm đầu tƣ phát triển các vùng kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo…” [37, tr. 84].

đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm, tiếp nối những thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh trong mƣời năm cuối thế kỷ XX, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã từng bƣớc nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò kinh tế biển trong tổng thể phát triển KT-XH của địa phƣơng, đặc biệt sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng (Khóa X) năm 2007 về thực hiện Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020, với việc ban hành Chƣơng trình hành động số: 12- CTr/TU ngày 2/7/2007, Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 (khoá X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thể hiện nhận thức nhất quán, tƣơng đối toàn diện về vị trí kinh tế biển và khẳng định sẽ tập trung nguồn lực, khẩn trƣơng đẩy nhanh tốc độ xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu mạnh về kinh tế biển, gắn phát triển kinh tế biển với phát triển KT-XH chung của tỉnh. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh tiếp tục đƣợc điều chỉnh trong kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII năm 2010 hƣớng tới xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế biển của cả nƣớc.

Có thể thấy, từ năm 1991 đến năm 2010, nhận thức của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh về vị trí, vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển KT- XH của địa phƣơng đã đƣợc bổ sung theo thời gian và ngày một hoàn thiện hơn. Từ việc thống nhất nhận thức về phát triển kinh tế biển, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tới mọi cấp, ngành, địa phƣơng. Việc thống nhất nhận thức về phát triển kinh tế biển từ Đảng bộ tới các cấp ủy, chính quyền và quần chúng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đồng thuận cao trong huy động mọi nguồn lực thực hiện phát triển kinh tế biển góp phần thực hiện chiến lƣợc biển Việt Nam. Nhận thức đúng về vai trò động lực của kinh tế biển đối với sự phát triển KT-XH địa phƣơng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, xây dựng chiến lƣợc, các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế biển cụ thể, chi tiết với từng giai đoạn, từng địa bàn. Tỉnh ủy đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo thực hiện tổng kết đánh giá việc phát triển kinh tế biển nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung về chủ trƣơng, chính sách lãnh đạo phát triển

cho phù hợp với tình hình thực tiễn địa phƣơng.

Việc nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh góp phần to lớn trong việc đƣa ra các giải pháp trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển toàn diện, phù hợp, phát huy lợi thế của địa phƣơng nhằm hƣớng tới mục tiêu xây dựng Quảng Ninh thành tỉnh giàu từ biển, mạnh từ biển.

4.2.2. Lãnh đạo phát triển kinh tế biển toàn diện, nhưng xác định đúng trọng tâm, trọng điểm

Kinh tế biển là lĩnh vực kinh tế tổng hợp gồm nhiều lĩnh vực kinh tế hợp thành, việc lãnh đạo phát triển kinh tế biển một cách toàn diện là cần thiết tuy nhiên cần xác định đúng trọng tâm trong đầu tƣ phát triển nhằm huy động nguồn lực, phát huy lợi thế tốt nhất cho đầu tƣ phát triển tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010 cho thấy Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện công tác lãnh đạo phát triển kinh tế biển toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế nhƣ: kinh tế thủy sản, du lịch biển đảo, kinh tế hàng hải, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển toàn diện của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh và đóng góp vào ngân sách Trung ƣơng. Bên cạnh sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển toàn diện, việc xác định đúng trọng tâm đầu tƣ phát triển là một trong những yếu tố tạo ra tính đột phá trong phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh. Trong mỗi giai đoạn, xuất phát từ thực tiễn phát triển, điều kiện phát huy tiềm năng thực tế của địa phƣơng Đảng bộ tỉnh đã xác định hƣớng ƣu tiên trong đầu tƣ phát triển kinh tế biển.

Từ năm 1991 đến năm 2000, việc thực hiện bƣớc đầu công cuộc đổi mới đất nƣớc còn gặp nhiều khó khăn, bản thân Quảng Ninh cũng đang gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tƣ phát triển kinh tế hƣớng tới mục tiêu ổn định, từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân. Trong bối cảnh ấy, sự lãnh đạo phát triển kinh biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh hƣớng tới trọng tâm phát triển những ngành

có lợi thế về tiềm năng có sẵn nhƣ khai thác hải sản, phát triển du lịch biển. Chính vì vậy ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, Đảng bộ tỉnh đã chủ động nắm vững, khai thác triệt để, có hiệu quả những điều kiện thiên nhiên và lợi thế của tỉnh Quảng Ninh tạo ra bƣớc phát triển mới cả về số lƣợng và chất lƣợng ngành du lịch với việc khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có về du lịch biển, đảo góp phần quan trọng trong việc tăng ngân sách, tạo nguồn lực cho đầu tƣ phát triển giai đoạn sau.

Kinh tế thủy sản (chủ yếu là khai thác hải sản) là một thế mạnh của Quảng Ninh với truyền thống văn hóa kinh tế biển, phát triển kinh tế thủy sản đƣợc Quảng Ninh ƣu tiên bƣớc đầu khai thác tiềm năng sẵn có, kinh nghiệm khai thác của nhân dân nhằm ổn định đời sống, nâng cao mức sống của nhân dân. Quảng Ninh xác định phát triển ngành thuỷ sản (bao gồm cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ). Đầu tƣ kỹ thuật và phƣơng tiện để nâng cao sản lƣợng đánh bắt hải sản ngoài khơi. Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng các cơ sở chế biến, dịch vụ nghề cá ở ven biển và trên các đảo. Việc xác định đúng trọng tâm phát triển trong bối cảnh nguồn lực hạn chế là bƣớc đi cần thiết để tỉnh Quảng Ninh vƣợt qua khó khăn bƣớc đầu, từng bƣớc tích lũy tạo nguồn lực cho bƣớc phát triển giai đoạn sau.

Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, trong bối cảnh Quảng Ninh đang phấn đấu xây dựng thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015, Đảng bộ tỉnh chủ trƣơng phát triển kinh tế biển toàn diện, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các lĩnh vực kinh tế, khu vực kinh tế ven biển và kinh tế đảo. Trong thời gian này Đảng bộ tỉnh tiếp tục xác định du lịch biển và phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo là bƣớc đầu tƣ mang tính trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển. Trong bối cảnh đời sống KT-XH ngày một nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí ngày một gia tăng, đặc biệt là sự dịch chuyển trong sở thích du lịch của du khách khi hƣớng tới các hoạt động du lịch tự nhiên, sinh thái đã tạo ra cơ hội lớn cho Quảng Ninh phát huy lợi thế sở hữu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Từ việc chủ yếu

khai thác giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Quảng Ninh từng bƣớc mở rộng hoạt động du lịch biển trong việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch biển vịnh Bái Tử Long, mở các tuyến du lịch biển đảo ra huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô. Đẩy mạnh đầu tƣ, thu hút đầu tƣ phát triển du lịch biển đảo với chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản phẩm du lịch, liên kết đầu tƣ xây dựng thƣơng hiệu du lịch biển Quảng Ninh có thƣơng hiệu quốc tế là chủ trƣơng đúng đắn của Đảng bộ tỉnh. Trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, hàng loạt các dự án hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch đƣợc triển khai trong đó có những dự án quy mô lớn hàng tỷ USD thu hút sự quan tâm đầu tƣ của nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Doanh thu từ hoạt động của ngành du lịch Quảng Ninh đã tăng đều qua các năm góp phần không nhỏ vào việc tăng ngân sách tạo, tạo việc làm cho lao động địa phƣơng, ngành du lịch đóng góp đến 5% GDP của tỉnh.

Lĩnh vực đầu tƣ trọng điểm mang tính chất đột phá tạo ra sự thay đổi trong bộ mặt phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh là việc huy động nguồn lực đầu tƣ xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo. Đây là hƣớng đi quan trọng phù hợp quy hoạch phát triển tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Quảng Ninh xác định muốn trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại thì cần phải có đƣợc kết cấu hạ tầng KT- XH tƣơng xứng. Phát huy thế mạnh của một tỉnh giàu tiềm năng, nhiều lợi thế, Đảng bộ tỉnh đã chủ động đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và kinh tế đảo tạo động lực cho sự phát triển KT-XH toàn tỉnh. Trong đó, đã và đang hình thành nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển nhƣ: khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Việt Hƣng, công nghiệp cảng biển Hải Hà, khu công nghiệp Phƣơng Nam, khu công nghiệp cảng biển tổng hợp đầm nhà Mạc (Quảng Yên), đặc biệt là Khu kinh tế Vân Đồn và khu kinh tế Hải Hà (cửa khẩu Móng Cái). Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, tính liên kết tốt với hạ tầng khu vực sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy toàn bộ không gian kinh tế của tỉnh. Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển là ƣu tiên trong đầu tƣ phát triển với phƣơng châm hƣớng

biển và vƣơn ra biển của Quảng Ninh.

Để tạo ra đột phát trong phát triển KT-XH vùng biển, xuất phát từ vị trí, tiềm năng của huyện đảo Vân Đồn, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020 đã xác định: “xây dựng Vân Đồn thành khu kinh tế tổng hợp, cửa mở ra biển” [167, tr. 13]. Với mục tiêu xây dựng Vân Đồn trở thành hình mẫu trong phát triển kinh tế đảo trong chiến lƣợc vƣơn ra biển, tỉnh Quảng Ninh đã mạnh dạn đề xuất với Bộ Chính trị, Chính phủ xem xét cho Quảng Ninh thực hiện một số quy chế riêng về phát triển khu kinh tế Vân Đồn hình thành đặc khu kinh tế Vân Đồn. Trên cơ sở đề xuất của Quảng Ninh, Chính phủ đã đồng ý cho phép Vân Đồn “Là khu kinh tế tổng hợp đƣợc vận hành theo quy chế riêng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và vùng Duyên hải Bắc Bộ” [115, tr. 4]. Việc triển khai xây dựng huyện đảo Vân Đồn thành khu kinh tế đặc biệt theo chủ trƣơng của Chính phủ nhằm tạo dựng một khu kinh tế tổng hợp mang tính quốc tế, cửa ngõ giao thƣơng vùng Đông Bắc với các nƣớc trong khu vực sẽ tạo ra lợi thế lớn cho phát triển KT-XH vùng huyện đảo Vân Đồn nói chung và kinh tế Quảng Ninh nói chung.

Trong bối cảnh nguồn lực phát triển còn hạn chế, việc xác định đúng trọng tâm đầu tƣ phát triển, tránh tƣ duy đầu tƣ dàn trải phân tán nguồn lực có ý nghĩa quan trọng góp phần xác định đƣợc những bƣớc đột phát phát triển, tạo nên sức lan tỏa về hiệu quả kinh tế. Xác định đúng trọng tâm trong đầu tƣ phát triển vào mỗi giai đoạn, trong bối cảnh cụ thể góp phần huy động tốt nguồn lực đầu tƣ, phát huy thế mạnh của địa phƣơng trong phát triển kinh tế biển nhằm thực hiện thắng lợi chiến lƣợc biển Quảng Ninh.

4.2.3. Lãnh đạo phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QPAN, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển tài nguyên, môi trường biển

Lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh, quy luật phát triển mang tính bất biến của dân tộc Việt Nam là xây dựng gắn liền với bảo vệ. Là địa phƣơng nằm ở vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phòng thủ khu

vực Đông Bắc của Tổ quốc, biển, đảo Quảng Ninh giữ vị trí quan trọng trong phát triển KT- XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế biển Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010 cho thấy, việc xây dựng và phát triển kinh tế luôn gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Mọi chƣơng trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế biển của Quảng Ninh xây dựng luôn gắn liền với chiến lƣợc bảo vệ an ninh, quốc phòng. Đặc biệt đối với lĩnh vực khai thác hải sản với chiến lƣợc vƣơn ra khơi xa của ngành thủy sản Quảng Ninh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đồng thời khẳng định hoạt động kinh tế bình thƣờng của ngƣ dân tại ngƣ trƣờng truyền thống vịnh Bắc Bộ.

Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã nhận thức đƣợc sự cần thiết trong việc kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế biển. Hoạt động bình thƣờng của ngƣ dân trên biển góp phần to lớn vào việc thực thi quyền chủ quyền và bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 135)