Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở nghệ an luận văn ths du lịch (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 75 - 78)

2.4.1 .Ưu điểm và nguyên nhân

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế.

- Công tác hoạch định và tuyển dụng nhân lực: Bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nghệ An chưa thực hiện kế hoạch hoá nhân lực riêng cho bộ phận; các

kế hoạch được hoạch định chưa phát huy hiệu quả tại bộ phận; chưa tiến hành xây dựng bản mô tả và bản tiêu chuẩn công việc chi tiết cho tất cả các vị trí công việc tại bộ phận lễ tân; tiêu chuẩn tuyển dụng chưa rõ ràng; xây dựng lại tiêu chuẩn mỗi khi có nhu cầu tuyển dụng gây lãng phí về tiền bạc và thời gian; tuyển dụng mang tính thời điểm tại bộ phận, thiếu tính chủ động do không hoạch định nguồn nhân lực.

- Bố trí và sử dụng lao động: Lao động bố trí không ổn định, tại một số bộ phận số có sự thay đổi theo tuần hoặc theo tháng.

- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực: Thời gian đào tạo ngắn chưa đáp ứng được công việc và yêu cầu của người lao động; đánh giá lao động không khách quan ở một số khách sạn.

- Công tác đánh giá thực hiện công việc và cính sách đãi ngộ: Bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nghệ An sử dụng phương pháp đánh giá dựa trên việc ghi công, ghi lỗi thiếu khách quan, dễ nhầm lẫn, không phản ánh được năng lực của nhân viên, không kích thích nhân viên phấn đấu vì mục tiêu của khách sạn.

b. Nguyên nhân.

- Hầu hết các khách sạn 4 sao ở Nghệ An mới chỉ xây dựng kế hoạch hoạch định và tuyển dụng nhân lực cho cả khách sạn mà chưa làm riêng cho từng bộ phận cụ thể; các khách sạn hoạt động phụ thuộc vào tính thời vụ trong du lịch.

- Bộ phận lễ tân tại các khách sạn gặp một số khó khăn trong việc bố trí sắp xếp lao động, phân ca làm việc.

- Xuất phát từ đặc thù của hoạt động kinh doanh khách sạn nói chung và của bộ phận lễ tân nói riêng, làm việc theo ca (24/24 tiếng trong ngày) và lao động bộ phận lễ tân chủ yếu là nữ.

- Kinh phí đào tạo được phân bổ, không căn cứ nhu cầu thực tế; đánh giá kết quả đào tạo chủ yếu bằng hình thức làm bài kiểm tra, thi, viết báo cáo.

- Chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá và thang xếp loại; chưa có quy trình rõ ràng; chưa có bảng lương riêng cho bộ phận lễ tân.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, việc đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng đã chỉ ra những ưu điểm (điểm hợp lý, nội dung thực hiện tốt) cũng như hạn chế (điểm chưa hợp lý, nội dung chưa thực hiện tốt) và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản trị nhân lực bộ phận lễ tân của các khách sạn 4 tại Nghệ An. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện công tác bộ phận lễ tân của các khách sạn 4 tại Nghệ An, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế của hoạt động này của các khách sạn 4 sao tại Nghệ An

CHƯƠNG 3. CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC BỘ PHẬN LỄ TÂN

TẠI CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO Ở NGHỆ AN.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở nghệ an luận văn ths du lịch (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 75 - 78)