Những tư tưởng mầm mống cho sự ra đời đạo đức học trong chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay. (Trang 36 - 45)

2.2. Những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm đạo đức học

2.2.1. Những tư tưởng mầm mống cho sự ra đời đạo đức học trong chủ

2.2. Những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm đạo đức học

trong chủ nghĩa hiện sinh

Lịch sử tư tưởng nhân loại đã chứng minh rằng, khơng có hệ tư tưởng nào ra đời trên mảnh đất trống khơng mà khơng có sự kế thừa những tư tưởng đi trước. Triết học học hiện sinh cũng như quan niệm đạo đức học của nó cũng có nguồn gốc từ những tư tưởng trước đó, bao gồm những tư tưởng mầm mống gián tiếp cho sự ra đời đạo đức học hiện sinh và những tư tưởng của các bậc tiền bối trực tiếp cho sự ra đời đạo đức học hiện sinh.

2.2.1. Những tư tưởng mầm mống cho sự ra đời đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nghĩa hiện sinh

Có thể nói, chủ nghĩa hiện sinh nói chung và đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nói riêng đã kế thừa những tư tưởng mầm mống trong lịch sử tư tưởng phương Tây, đặc biệt ở Socrat, Augustin, Pascal, Kant và Dostoevski

*) Socrate (khoảng 469 – 399 TCN)

Không giống với nhiều nhà triết học cùng thời là mải mê tìm hiểu bản nguyên của vũ trụ, Socrate đã tìm cho mình một hướng nghiên cứu mới và độc đáo, đó là nghiên cứu bản thể người. Có thể nói, kể từ Socrate, với luận điểm nổi tiếng: “Con người, hãy nhận thức chính mình” thì vấn đề con người cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà triết học. “Hãy tự nhận thức mình” có nghĩa là ý thức con người cần phải trở thành đối tượng chính cho việc tự ý thức và tự nhận thức về mình. Theo Socrate, con người phải thừa nhận thân phận mình với những đau khổ và những trắc trở, âu lo ở trên đời. Con người cần phải vượt qua, rũ bỏ mọi thành kiến để trở về với chính mình, tự khám phá ra bản chất sâu xa của mình. Tư tưởng về này sau được các nhà hiện sinh chú ý để

luận giải con người như một chủ thể hiện hữu, tồn tại của con người là một tồn tại đặc biệt, không giống như tồn tại của mọi sự vật khách quan khác, tồn tại của con người là tồn tại hiện sinh.

Đối tượng của triết học bây giờ là bản thân con người, mọi ứng xử, quy tắc đạo đức của con người đều xuất phát từ đó. Socrate say mê theo đuổi sự thật và ln tìm kiếm nền tảng cho tri thức chắc chắn và vững bền, nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp. Đối với ông, “tri thức là đức hạnh”, đức hạnh liên quan đến việc “lo cho linh hồn trở nên tốt đến mức nhiều nhất có thể”; và điều cần thiết là phải biết cái gì làm cho linh hồn trở nên tốt. Từ quan điểm này, ông khẳng định rằng cái xấu, cái ác cũng do sự không hiểu biết, sự thiếu vắng tri thức. Do đó, những người có hành động xấu, hay làm điều ác không phải là chủ ý mà do vơ tình, do ngu dốt.

Socrate còn hiểu đức hạnh theo nghĩa là hoàn thành chức năng của mình, con người có chức năng cư xử theo lý trí, nhưng đồng thời con người cịn có khát vọng về sự tốt lành của linh hồn mình. Để linh hồn mình trở nên tốt đến mức nhiều nhất có thể thì con người phải có một cách thức cư xử nhất định nào đó. Con người sẽ phải lựa chọn hành vi nào đó mà chúng ta hy vọng sẽ đem lại hạnh phúc cho mình để thực hiện.

Như vậy, đạo đức học của Socrate là mầm mống cho quan niệm đạo đức học hiện sinh ở chỗ: Tư tưởng của ông đã quay về với con người và với những suy tư về thân phận con người. Sau này, đạo đức học hiện sinh cũng chịu ảnh hưởng quan niệm của Socrate về hạnh phúc hay bất hạnh như là kết quả của sự tự lựa chọn hành động hay tồn tại của cá nhân hay về chính con người với tư cách là đối tượng đích thực của triết học.

*) Augustin (354 - 430)

Augustin lấy con người làm đề tài nghiên cứu. Ông cho rằng, trong cuộc sống con người hay mắc tội và bị Chúa trừng phạt; do đó, con người

ln lo âu, thao thức cho tới khi nào tìm được „„an ninh‟‟ trong Chúa. Khi suy tư về đời mình, ơng nhìn thấy cả sự tội lỗi lẫn sự vô phương hướng về tinh thần của ơng khi khơng có sự ân sủng của Chúa. Nhưng con đường tìm được „„an ninh‟‟ trong Chúa là dấn thân vào việc chiêm ngưỡng những gì vượt khỏi lý trí suy luận, khơng phải bằng lý trí, bằng tư duy lý tính, mà bằng chính bản thân con người.

Augustin khẳng định tự do của con người là tự do ý chí. Tuy nhiên, Chúa là sức mạnh tối cao quyết định mọi cái, vậy làm sao con người có tự do, cho dù đó là tự do ý chí? Ơng cho rằng, con người có tự do ý chí khơng có nghĩa là con người có tự do tuyệt đối về mặt này, bởi mọi thao tác của ý chí của con người là ân sủng của Chúa. Tư tưởng này sau được Jaspers thừa nhận và kế thừa: Tôi là một thực thể tự do; Tơi khơng hiện hữu bởi chính tơi, vì trong tự do, tôi trở thành tặng vật cho tôi; Tôi được xác định trong giao tiếp với tha nhân và trong mối quan hệ với siêu nghiệm hay Chúa.

Augustin thường bàn đến những vấn đề về cuộc sống con người, như ý nghĩa đời sống con người, cuộc sống tạm bợ của con người trên trần thế, đời sống tâm linh của con người, lương tâm của con người…Theo ông, lương tâm của con người có thể vượt mọi phép tắc, mọi luật định của cuộc sống để đưa đến những quyết định đối với những hành động của con người trong cuộc đời. Ơng đề ra cơng thức về ln lý: “Hãy yêu và làm những gì ngươi muốn”.

Như vậy, đạo đức học Augustin có thái độ ơn hịa trong việc đánh giá các hành vi, suy nghĩ của tha nhân và ln có niềm tin; vì vậy, những người thực hiện cái ác hay mắc lỗi thì sẽ có thể có hy vọng phục thiện. Điều này cho thấy tính nhân văn và tình yêu đối với con người trong đạo đức học của ông. Sau này, đạo đức học hiện sinh cũng bộc lộ khát khao về tính nhân văn của con người. Các nhà hiện sinh đã tạo ra động lực cho con người trở về với tồn

tại đích thực của mình, cho rằng, bản chất con người có thể thay đổi. Mệnh lệnh làm theo nguyên tắc của lương tâm, của lịng mình là nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa hiện sinh, và nguyên tắc này đã có mầm mống ở quan niệm của Augustin.

*) B.Pascal (1623-1662)

Pascal được nhìn nhận như là người tuy sống trong thời đại thống trị của chủ nghĩa cơ giới, nhưng lại bảo vệ cá nhân vì nhận thức được bản chất và ý nghĩa quan trọng của ý thức cá nhân. Theo ông, bản chất con người là sự bất an luôn thường trực trong con người nên con người khơng có khả năng biết một cách chính xác và hồn tồn khơng biết một cái gì cụ thể. Tâm trạng bất an của con người mà Pascal muốn nói đến là sự bất an của con người cá nhân đơn lẻ khi đứng trước một tồn thể của thế giới, lúc đó, con người tự nhận thấy mình đối lập với thế giới. Đối với Pascal, con người như cây sậy yếu ớt đứng trước tự nhiên hùng vĩ nhưng khác là “cây sậy” biết tư duy. Ông miêu tả như sau: “Dưới chân con người một hố thẳm ngoác ra. Con người bị treo lơ lửng giữa hai hố thẳm, một bên là vô hạn, một bên là hư vô và như thế thì hỏi rằng con người có phải một hư vơ đối mặt với hư vô hay không hay một toàn thể đối mặt hư vô? Hay một trung gian giữa hư vơ và tồn thể” [trích theo: 15, tr.24]. Pascal cũng phân tích sâu sắc sự bất lực của lý trí con người trước tự nhiên và vì thế con người phải cần đến Chúa.

Pascal thừa nhận sức mạnh tư duy của con người và cho rằng, nhờ tư duy mà con người mạnh hơn cả những quy luật của vũ trụ: “nhưng ngay trong thời gian sống, con người cũng chỉ là một thứ hư vô so với “vô cực lớn” và “vô cực nhỏ”. Vậy làm sao mà con người nắm bắt được chân lý bằng lý tính? Do lý tính khơng chứng minh được có Thượng đế và đời sống bất tử hay khơng, cho nên cần đặt cược là có cả hai điều ấy để nếu thua ta chỉ mất cuộc sống trần thế ngắn ngủi, cịn nếu được thì sẽ có cả thiên đường vĩnh cửu” [xem: 69, tr.260 - 261]

Với quan điểm: “con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí khơng thể hiểu”, Pascal khẳng định: “nền luân lý đạo đức chân chính là những phán đốn hay nói cách khác là những tình cảm khơng theo một quy định nào, nó được xuất hiện từ tinh thần thực tế và nó chế giễu cái gọi là luân lý mực thước hình thức. Đó là những luân lý được giản lược trong một ca-ta-lô những quy định” [trích theo: 62, tr.323]. Do vậy, con người cần thoát ra khỏi sự ràng buộc, khống chế của các chuẩn mực đã được định sẵn để tìm đến một nền luân lý đạo đức đích thực – nền ln lý mà ở đó con người phát huy được tính sáng tạo cá nhân.

Có thể nói, những suy tư và trăn trở của Pascal về thân phận con người, về tâm trạng ưu tư bất an của con người đã ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của các nhà hiện sinh, trong đó có quan niệm đạo đức học.

*) I.Kant (1724 - 1804)

Trong đạo đức học của Kant, tự do là cái cao giá nhất ở trên đời này, khơng một cái gì khác “chỉ có con người và cùng với nó, mỗi người là mục đích của chính bản thân mình”. Tự do là lý tưởng đạo đức cao cả nhất của nhân loại. Tự do và quy luật đạo đức gắn bó chặt chẽ với nhau. Khơng có đạo đức thì khơng có tự do cũng như thiếu tự do thì khơng thể có đạo đức, khơng thể có cái này mà khơng có cái kia. Chính xác như vậy, đạo đức thuộc loại quyết định luận xã hội, đòi hỏi con người phải được tự do lựa chọn, khơng có tự do thì khơng thể nói đến đạo đức ở mọi người. Ơng viết: “Chính quy luật đạo đức được đặt ra trước mắt ta và dẫn ta tới quan niệm tự do, xét như tự do được biểu tượng như một nguyên tắc quyết định cho ý chí của ta, một nguyên tắc không bị chi phối bởi một điều kiện khả giác nào hết, nhưng hoàn toàn độc lập với những điều kiện khả giác” [trích theo: 84, tr.741].

Kant đánh giá cao sự tự chủ của con người, coi đây là yếu tố nền tảng, căn bản nhất của con người. Khi con người khơng tự chủ được bản

thân thì con người sẽ mất tự do. Theo ơng, nhờ tự chủ (tự trị) thì con người mới nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của mình trước xã hội. Coi vấn đề tự trị là vấn đề quan trọng nhất của khoa học đạo đức, ông phê phán những học thuyết đạo đức không xây dựng trên cơ sở tự trị, tính tự quyết và ý chí thuần túy đạo đức mà lại xây dựng trên cơ sở “ngoại trị”, sự cưỡng ép từ bên ngoài.

Nếu một hành động làm vì bổn phận, do sự thơi thúc từ bên trong thì sẽ có giá trị đạo đức theo Kant. Tuy nhiên, một giá trị đạo đức đích thực phải

được xác định bằng bổn phận theo đúng nghĩa chứ khơng phải vì mục đích ích kỷ của cá nhân mình. Ơng cho rằng, “con người tốt là con người không phải hành động theo bổn phận mà là hành động vì bổn phận” vì hành động theo bổn phận là hành động dưới sự chỉ dẫn, thúc ép của người khác, nghĩa là

bắt buộc, cưỡng chế. Cịn hành động vì bổn phận là hành động vì chính ta ý thức được rằng đó là việc cần phải làm, ta tự giác làm, nghĩa là có sự tự do trong hành động, hành động đó là do sự thơi thúc của chính chủ thể đạo đức. Theo ơng, một người nào đó làm một việc gọi là “tốt”, là “thiện” nhưng làm để lấy tiếng hay vì rủ lịng thương hại đều khơng chứa đựng giá trị đạo đức và, theo Kant, hành vi đó chỉ có giá trị đạo đức khi chủ thể hành động không vụ lợi và hoàn toàn tự do [xem: 84, tr.743]. Ông đưa ra ví dụ về người từ thiện như sau: Làm phúc, cứu giúp mọi người khi mình có thể làm là một bổn phận. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc lựa chọn hành vi cứu giúp mọi người xuất phát từ động cơ nào? Một số người khi cứu giúp người khó khăn, bất hạnh thì cảm thấy vui nên họ muốn làm; cịn một số người về thực tâm họ cũng không cảm động trước sự khó khăn của người khác, có thể do bản thân họ cũng đang rất bất hạnh, nhưng họ vẫn lựa chọn quyết định làm phúc cho mọi người vì bổn phận. Giữa hai động cơ trên, động cơ làm phúc cứu giúp mọi người có thể là đúng đắn nhưng chưa mang giá trị đạo đức đích thực, và chỉ khi anh làm vì bổn phận của

anh chứ khơng phải vì mục đích ích kỷ cá nhân: làm vì anh cảm thấy vui, mới mang giá trị đạo đức đích thực.

Trong đạo đức học của Kant, một hành động làm vì bổn phận thì sẽ có giá

trị do phương châm mà nhờ đó nó được xác định. Nghĩa là, hành động làm vì

bổn phận có giá trị đạo đức đích thực hay khơng là do những đường lối riêng, quy tắc riêng mà tơi lựa chọn cho chính mình trong những tình huống nhất định, do phương châm của tơi tự nó có được chấp nhận về mặt đạo đức hay không. Vậy làm thế nào để biết được một phương châm có thể được chấp nhận về mặt đạo đức hay không? Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant là: Hãy chỉ hành động theo phương châm mà bạn đồng thời có thể muốn nó trở thành một luật phổ quát. Điều này được hiểu là, muốn xác định một việc mình định làm có tính đạo đức hay khơng, tơi phải định hình phương châm tơi sẽ làm và xem phương châm ấy có thể trở thành một luật phổ quát hay không, việc làm của tơi có thể trở thành phổ quát cho mọi người noi theo hay không? nếu phương châm của tôi trở thành phổ quát mà khơng tạo ra mâu thuẫn thì hành động tơi lựa chọn sẽ mang giá trị đạo đức.

Tìm hiểu đạo đức học của Kant, có thể thấy nó ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức học hiện sinh, đặc biệt là quan niệm về tính tự trị, tự quyết trên cơ sở tự do, quan niệm về bổn phận, trách nhiệm không những đối với mình mà cịn đối với mọi người.

*) M.Dostoevski (1821-1882)

Cơ sở của tất cả các suy tư triết học của Dostoevski là những kiếm tìm tơn giáo, đó là: Đề tài Chúa và thế giới, Chúa và sự hiện diện của cái ác. Những suy tư này giống với tư tưởng của Augustin về nguồn gốc của cái ác.

Nếu một số nhà triết học khi khảo cứu đời sống xã hội đã đi từ xã hội đến cá nhân, thì Dostoevski lại đi từ cá nhân đến xã hội. Ơng cho rằng, cá nhân khơng thể tồn tại và phát triển bên ngoài xã hội nhưng xã hội cần được xem xét

trên lập trường của mỗi cá nhân. Việc xâm phạm đến sự sống và phẩm giá của cá nhân coi như là xâm phạm đến bản thân cơ sở của tồn tại người. Đây là một sự thấu hiểu về việc cần thiết bảo vệ sự sống và phẩm giá của cá nhân.

Theo Dostoevski, con người là một thực thể rất mong muốn tự do và sợ hãi nguy cơ mất tự do. Con người có khát vọng tự do và nếu nó nhận thấy bị hạn chế ở một phương diện nào sẽ lập tức cố gắng chống lại rào cản đó. Khi con người nhận thấy mình khơng thể hành động phù hợp với nguyện vọng của mình thì con người sẽ làm mọi việc để bảo vệ tự do cho mình. Dù lực lượng nào cản trở con đường đạt tới mục đích của con người thì nó đều

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay. (Trang 36 - 45)