Tồn tại người

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay. (Trang 65 - 72)

3.1. Tồn tại người, tồn tại thực và tồn tại không thực

3.1.1. Tồn tại người

Vấn đề con người luôn là mối quan tâm của các nhà triết học từ xưa đến nay. Chủ đề này tuy không mới, nhưng cũng chưa bao giờ cũ và ln mang tính cấp thiết đúng như một nhà nghiên cứu đã nói: nếu chúng ta dành cả cuộc đời để nghiên cứu về con người, thì đó cũng khơng phải là sự lãng phí thời gian.

Triết học hiện sinh là trào lưu triết học phương Tây hiện đại đặc biệt quan tâm đến thân phận con người và tồn tại người với những chiều cạnh đặc thù, độc đáo của nó. Triết học duy lý truyền thống luôn xác định các giá trị cho bản chất con người, định hướng, thậm chí áp đặt giá trị cho đời sống cá nhân. Triết học này nhìn nhận con người như một bản tính và ý nghĩa của cuộc sống đã có sẵn, rõ ràng, cịn triết học hiện sinh thì khơng quan niệm cuộc sống và thân phận con người như vậy. Các nhà triết học hiện sinh phê phán triết học truyền thống ở chỗ, triết học truyền thống chỉ nghiên cứu con người như một đối tượng khách quan, một tồn tại khách quan giống như các sự vật hay các sinh thể khác.

Triết học hiện sinh nghiên cứu tồn tại dựa trên kinh nghiệm trực tiếp và mang tính cá nhân, dựa vào phương pháp “soi vào hiện sinh” để làm sáng tỏ đời sống của người suy tưởng. Coi tồn tại người là hạt nhân và trung tâm triết học của mình, các nhà tư tưởng hiện sinh cho rằng tồn tại người là cái không thể tiếp cận được và không thể đạt được bằng con đường duy lý và các phương tiện của lý tính. Triết học hiện sinh khẳng định tồn tại người phải là cái gì đó trước hết và trên hết. Khơng có bản chất nào có trước tồn tại người;

bởi vì, theo họ, tồn tại có trước bản chất. Nền tảng của tồn tại người là hiện sinh với tính cách một thái độ sống độc đáo, có một khơng hai và hiện sinh chỉ có ở con người. Người hiện sinh khơng chấp nhận sống theo một khuôn mẫu định sẵn, mà địi hỏi phải vượt qua nó để kiến tạo nên chính bản thân mình, khẳng định bản sắc đặc trưng và tính độc đáo của mình.

Tồn tại người hoàn toàn khác với tồn tại của các sự vật, các vật thể, các loài thực vật và các con vật trong thế giới ở chỗ, chỉ tồn tại người mới có ý thức, có khả năng suy tư một cách có ý thức về thân phận mình và có thể tự kiến tạo được chính bản chất của mình. Nếu trước các đối tượng tác động, sự phản ứng của các sự vật, các vật thể, các lồi thực vật và các con vật ln bị lệ thuộc, bị giới hạn bởi hoàn cảnh hay những điều kiện nhất định, thì ở con người, phản ứng này mang đặc trưng khác; bởi vì, con người là một chủ thể tự do, có đời sống nội tâm riêng. Mỗi hành động, mỗi phản ứng của con người đều mang tính chủ động và tính chủ thể nhất định. Ví dụ, tấm gương ln ln phản chiếu đúng hình ảnh con người. Cịn sự phản chiếu qua con người thì trái hẳn, tùy vào tâm trạng, hoàn cảnh của mỗi con người mà có những cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi xem xong một cuốn phim, tơi có thể cảm động rơi nước mắt, nhưng anh lại cảm thấy hoàn toàn dửng dưng. Anh có thể cảm thấy nghẹt thở trước những hành động vơ văn hóa của kẻ khác, nhưng đối với tơi, điều đó lại bình thường. Vậy, có thể giải thích vấn đề này như thế nào? Đơn giản vì tơi khác anh, tơi và anh là hai chủ thể khác nhau khi đứng trước những sự kiện như nhau. Do đó, tơi và anh phải tơn trọng những nét riêng đó của nhau. Đối với ta, tất cả các sự vật khác cũng thế, chúng không bao giờ có tính khách thể thuần túy, mà ln có tính chủ thể, ln đượm màu tình cảm, và đó là giá trị mà ta khốc cho nó.

Đối với Jaspers, „„sự tồn tại có nghĩa là tham gia vào những hồn cảnh”. Con người có thể thay đổi gần như hồn tồn, nhưng con người có thể khơng bao giờ thốt ra khỏi hồn cảnh này mà khơng tham gia vào hồn cảnh

khác. Các hoàn cảnh thuộc dạng này không thể được lý giải bằng cách sử dụng kiểu kiến thức thông qua lý trí mà con người sử dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Họ cần một sự thay đổi về thái độ và lối tư duy thông thường, cách thức đầy đủ để phản ứng với các hồn cảnh biên “là khơng bằng cách vạch kế hoạch và tính tốn để vượt qua chúng mà bằng các hoạt động khác nhau để trở thành sự tồn tại mà chúng ta hướng đến [xem: 100, tr.318 - 319]. Theo ông, tồn tại người không giống như tồn tại của mọi đối tượng khách quan khác, cho nên không thể nhận thức, giải thích con người theo mơ hình được áp dụng với các vật thể. Đối với vật thể, bản chất có thể xác định được, cịn ở con người khơng có bản chất xác định trước, mà con người vẫn đang trên con đường tìm kiếm, kiến tạo bản chất cho mình. Con người có quyền tự do, tự quyết và tự chọn để kiến tạo bản chất cho mình và chính trong thời điểm này, con người có thể tìm thấy mình hoặc đánh mất mình. Heidegger cho rằng, tồn tại người là tồn tại đặc thù của con người cá nhân được đưa vào trong thế giới khơng theo sự lựa chọn của mình. Tồn tại người là xuất phát điểm, là hiện thực nền tảng khởi ngun, có tính thứ nhất. Khác với các hiện hữu khác, tồn tại người là một loại hiện hữu độc đáo nhất, loại hiện hữu ý thức được cái hiện hữu của mình, tự thiết kế mình và bản chất của mình, có khả năng tự hỏi về chính vấn đề hiện hữu. Tồn tại người là nền tảng, là khởi nguồn cho mọi hiện hữu nói chung [xem: 36, tr.161]. Vì vậy, theo ơng, trong cuộc sống xã hội, việc tùy tiện thay thế nhân cách này bằng nhân cách khác, đặt một người vào vị trí của bất cứ một người nào khác, là không thể chấp nhận được. Theo cách ứng xử ấy, con người cá nhân khơng được coi là có bản sắc riêng, bị gọt trịn trĩnh, khơng có chút sắc cạnh, đánh mất tính độc đáo, diện mạo và cái tơi của chính mình.

Heidegger phê phán triết học châu Âu truyền thống đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm tồn tại và cái hiện hữu, thậm chí triết học này có xu hướng xác

định và hiểu tồn tại người theo cách thức của các sự vật, tức đồng nhất tồn tại và cái hiện hữu, họ coi con người chỉ là con vật thuần tuý mang tính sinh học... Theo ơng, cái hiện hữu tự nó khơng làm nền tảng cho chính nó, mà tồn tại mới làm nền tảng cho cái hiện hữu. Cái hiện hữu chỉ là đối tượng của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn như vật lý học, hoá học, sinh học, sử học, xã hội học... còn tồn tại người mới là đối tượng của triết học [xem: 36, tr.161]. Tồn tại người là xuất phát điểm, là khởi nguồn cho mọi hiện hữu nói chung. Con người được định nghĩa như “sự tồn tại tiềm năng”. Điều này là để nói lên rằng, con người ln ln vượt xa những gì mình có tại một thời điểm xác định nào đó, ln ln vươn tới tương lai và hướng tới một thứ gì đó mà mình chưa có.

Đối với Sartre, tồn tại tự nó thì đầy đủ trong chính nó, “đặc”, cố định và được cho hồn tồn. Tồn tại tự nó chỉ đơn giản là sự hiện hữu, nó khơng có mục đích hay ý nghĩa, nó là “vơ lý”, đó chỉ là sự tồn tại của đất đá và cỏ cây. Cịn tồn tại cho nó, ngược lại, khơng đầy đủ nhưng linh hoạt và khơng có một cấu trúc nhất định. Tồn tại cho nó là tồn tại của ý thức con người mà vào mọi lúc có tự do chọn lựa tương lai cho mình. Khi tạo ra mình, tơi khơng chọn tơi sẽ trở thành cái gì dựa trên những giá trị có sẵn. Khơng có giá trị vĩnh cửu nào, khơng có cái gì được ban cho tơi để tơi dùng. Ý thức cá nhân tự thiết lập mình bằng việc tự do từ chối mọi vai trò mà người khác áp đặt cho nó.

Theo Sartre, một tồn tại có ý thức sẽ có sự hoạt động tự do giữa bản thân con người và thế giới. Sự hư vô trống rỗng nội tại bên trong con người phải được lấp đầy, và được lấp đầy bằng chính những điều mà con người dự định làm hoặc dự định trở thành. Ý thức tự đặt nó cách khách thể một khoảng cách, và khoảng cách giữa bản thân và khách thể đều có thể khẳng định hoặc phủ nhận những gì mà nó chọn. Tự do và ý thức, do đó, trở thành những thứ

rất giống nhau. Chúng đều là sức mạnh để coi mọi sự vật hoặc là vậy hoặc không là vậy, đều là sức mạnh để tưởng tượng các tình huống khác với các tình huống thực sự đang thống trị trên thế giới và do đó, lập nên các kế hoạch để thay đổi hiện trạng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh, con người phải vượt ra khỏi giới hạn của mình, phải vượt lên trên tồn tại hiện có hay hiện tồn của mình. Con người là giá trị tự thân, con người không tạo ra mình theo các thước đo chung, mà con người là thước đo của vạn vật (Protago). Con người cá nhân là độc đáo, là không thể được thay thế bằng bất cứ ai hay bất cứ cái gì. Bản chất của con người phải được cảm nhận, nhận thức từ chính trong tư tưởng và hành động của bản thân mình.

Theo các nhà hiện sinh, con người đó là sự tự do lựa chọn, là tự lựa chọn bản thân mình và bản chất của mình. Con người phải vượt lên trên tồn tại hiện có của mình. Con người có tự do trong một hồn cảnh cụ thể, nhưng con người phải tự quyết định, tự lựa chọn mình. Tồn tại người là tồn tại hiện sinh và hiện sinh chỉ có ở con người. Cá nhân con người là những tồn tại cô đơn, hướng về cái chết, sống trong nguy cơ đánh mất mình. Đó là những khía cạnh của tồn tại người, đối diện với nó, con người mới nhận thức được sự khủng hoảng hiện sinh và giải pháp của con người là tham gia, nhập cuộc, dấn thân. Thực chất là nhìn thẳng vào sự hiện sinh của mình, từ chối mọi sự „„lập trình‟‟ sẵn có. Mọi sự định hướng phải có khả năng đảm bảo sự tự do lựa chọn của mỗi người. Chủ nghĩa hiện sinh hướng tới việc xây dựng một chủ nghĩa nhân văn mà trong đó con người là trung tâm của quá trình này, con người ln vượt lên trên chính mình. Bản chất của con người phải được cảm nhận, nhận thức từ chính trong tư tưởng và hành động của họ và con người là một tồn tại tự do và tự do lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời là khác nhau. Do đó, thật là sai lầm khi đưa ra một khuôn mẫu, một công thức chung cho tồn tại người.

Khi xem xét về tồn tại người, Jaspers, Heidegger, Sartre và nhiều nhà hiện sinh khác đều tập trung vào vấn đề thân phận con người. Trong khi Jaspers đặt con người vào những tình huống có giới hạn thì Sartre nhìn thấy đời người là kinh tởm và đáng buồn nơn, cịn Heidegger thấy con người sống trong dương thế như những kẻ bị bỏ rơi, bị ném vào thế giới xa lạ khơng có chốn nương thân nào khác ngồi sự nương tựa vào chính hồn cảnh sống của mình. “Con người là một hiện hữu tồn tại trong thế giới nhưng khơng biết mình từ đâu tới và đi đâu về đâu” [37, tr.7]. Vì thế, con người ln cảm thấy cô đơn, ghẻ lạnh, nhưng con người vẫn ln tự tạo cho mình một cuộc sống, tự mình sáng tạo nên mình, tự mình làm cho đời mình có ý nghĩa, - tức là con người tự làm nên mình trong sự ruồng bỏ. Heidegger cho rằng, “nơi con người trú ngụ vừa là chốn lưu đầy vừa là nơi cố hương” [37, tr.7]. Thân phận con người phải sống trong một tình trạng như vậy nên lúc nào cũng cảm thấy kinh hồng, lo âu, sợ hãi vì thấy trong đời sống có nhiều điều bất ổn, hiểm nguy thiếu sự an tồn, đó cũng là tâm trạng của những thân phận sống ở nơi đất khách quê người, sống trong chốn lưu đầy của trần thế.

Xem xét con người trong trần thế ln ln sống trong trạng thái kinh hồng và lo âu, Heidegger cho rằng, người là sự ưu tư. Theo ơng, ưu tư có trước tất cả mọi điều mà con người có. Con người ưu tư là vì con người bị ném vào trần gian với bao kiếp khổ ải, đọa đầy. Cho nên tất cả mọi tình cảm, tư tưởng, hành động của con người đều có liên quan gián tiếp hay trực tiếp đến tình trạng ưu tư này của con người. Chính vì ưu tư nên con người mới suy tư, thắc mắc, đặt vấn đề để tìm hiểu, để nhận biết, để tìm ra những phương hướng, cách thức giải quyết và cũng chính vì ưu tư nên con người mới hành động. Theo đó, Heidegger cho rằng, con người suy tư hay hành động ở mọi phương diện, ở mọi trình độ đều “bắt nguồn từ một động lực duy nhất có tính chất ngun thủy là sự ưu tư” [37, tr.8].

Jaspers còn thấy rõ ở sự vật lộn, đấu tranh bền bỉ của con người trong cuộc sống hàng ngày giữa cái mà ông gọi là “quy pháp ban ngày” và “đam mê ban đêm”. Đam mê ban đêm có thể phá bỏ những trật tự, phép tắc, lề thói trong mọi lĩnh vực mà được quy tắc ban ngày xây dựng nên. Nói tóm lại, đam mê ban đêm chính là những tình cảm được bắt nguồn từ những nơi thâm sâu nhất, bí ẩn nhất trong con người, chúng có những sức mạnh thật lớn lao, nhiều khi khơng có lực lượng nào tiêu diệt, chơn vùi được.

A.Camus nhìn thân phận của con người ở khía cạnh đời là vơ nghĩa lý. Con người luôn phải sống trong một thế giới vô nghĩa và phi lý, cái thế giới mà ông gọi là thế giới tầm thường, ghẻ lạnh - thế giới khơng con người. Cịn J.P.Sartre thì phát hiện thấy đời người là „„kinh tởm‟‟, là đáng buồn nơn. Nhưng theo A.Camus và J.Sartre, vì thấy đời là vơ nghĩa, phi lý, đáng buồn nôn, nên con người không thể thôi băn khoăn cho thân phận của mình, điều đó thơi thúc con người muốn làm một cái gì khác hơn để thân phận của mình có khả năng tiến bước, vượt lên những thực trạng buồn thảm, đen tối đấy nhằm làm cho đời người có một ý nghĩa nào đó.

Triết học hiện sinh cho rằng, người không phải là con vật có lý trí theo thuyết cổ điển hay thuyết duy lý của Descartes nhằm nhấn mạnh đến chiều tư duy duy lý của con người theo luận đề “tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. Người cũng không phải là một thành phần được triển khai trong phần Logos của Hêghen - tức định nghĩa người trên cơ sở của thuyết ý niệm tuyệt đối… Người, theo chủ nghĩa hiện sinh, trái với tất cả mọi định nghĩa đã có về con người. Người chính là một cá nhân tự khẳng định trên mặt đất này với tất cả những đặc tính chủ quan, từ chối mọi cố gắng hiểu về con người theo tinh thần duy lý hóa.

Như vậy, tồn tại người là một tồn tại đặc thù, mỗi cá nhân có một định mệnh độc đáo riêng, khơng ai giống ai. Có bao nhiêu con người thì có bấy

nhiêu nhân vị, mỗi người là một hiện sinh cá biệt, độc đáo, theo đó mỗi người là một thế giới nội tâm với tâm hồn riêng biệt, phong phú, lắng sâu và phức tạp. Do vậy, giải phóng con người khơng chỉ là giải phóng về mặt vật chất, mà còn là giải phóng về tinh thần cho thế giới nội tâm của họ, giải phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay. (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)