Những tiền đề tư tưởng trực tiếp cho sự ra đời đạo đức học trong

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay. (Trang 45 - 65)

2.2. Những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm đạo đức học

2.2.2. Những tiền đề tư tưởng trực tiếp cho sự ra đời đạo đức học trong

trong chủ nghĩa hiện sinh

*) Tƣ tƣởng đạo đức học của Soren Kierkegaard (1813-1855)

Soren Kierkegaard được tôn vinh là người đi tiên phong, là ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh. Khi cịn nhỏ, ơng bị màu sắc bi quan của tôn giáo và tội lỗi của cha mình tác động mạnh mẽ. Khi lớn lên, ơng tin mình đã rũ bỏ hồn

tồn được các ảnh hưởng này và thốt khỏi cái mà người ta gọi là vịng luẩn quẩn đã tác động mạnh mẽ tới tuổi thơ của ông. Đã từng có giai đoạn, ơng ném mình vào thú vui quan sát và thưởng thức thế giới, mà không theo một niềm tin hay bất kỳ hệ thống các quy tắc đạo đức nào cả.

Theo Soren Kierkegaard, xuất phát điểm của tồn bộ triết học chỉ có thể là cá nhân với tự do tuyệt đối. Cá nhân khơng bị chi phối bởi điều kiện bên ngồi, mà chỉ căn cứ vào nguyện vọng của mình để lựa chọn và ra quyết định. Cá nhân ở đây là con người bị chi phối bởi trạng thái tâm lý sợ hãi, run rẩy, lo âu và cô độc..., những trạng thái tâm lý này làm cho con người hành động, tiến hành lựa chọn.

Có thể nói, sự nghiệp triết học của Kierkegaard như là một sự phản kháng có ý thức chống lại tư tưởng trừu tượng và là một cố gắng để sống đúng với lời cảnh giác của Phoiơbắc: Đừng muốn làm một triết gia tương phản với làm người... Đừng suy nghĩ như một nhà tư tưởng... Hãy suy nghĩ như một hiện hữu sống, hiện thực... Hãy suy nghĩ theo cách hiện sinh [trích theo: 78, tr.381].

Triết học trong quá khứ cũng đề cập đến cái tôi con người nhưng Kierkegaard cho rằng đó là cái tơi nhân tạo, khơng đích thực và xa lạ với cuộc sống. Cái tôi được giải quyết trong triết học hiện sinh mà Kierkegaard xây dựng là con người sống hiện thực và điều cơ bản đối với nó trong cuộc sống là nỗi sợ hãi, là việc khắc phục nỗi sợ hãi và tội lỗi, tồn tại, sự lựa chọn, cái chết [xem: 47, 119].

Theo Kierkegaard, để hiểu rõ bản thân cá nhân và thế giới có liên quan thì phải xuất phát từ mỗi cá nhân độc đáo và bất cứ nhà tư tưởng nào nếu trong hoạt động của mình “quên nghĩ rằng mình là một cá nhân sống động, thì tuyệt nhiên khơng thể giải thích đời sống. Ơng ta chẳng qua chỉ thành một quyển sách hoặc một sự vật khách quan chứ khơng định thành người” [trích theo: 24, tr.135].

Theo Kierkegaard, con người hiện sinh phải trải qua 3 giai đoạn: Thẩm mỹ, đạo đức và tơn giáo. Ơng là một triết gia có những suy tư về cuộc đời mình và cuộc đời cha mình để suy nghiệm về nỗi thống khổ của con người. Kierkegaard nhìn thấy trong kinh nghiệm sống của mình qua 3 giai đoạn hiện sinh và ơng khái qt ba giai đoạn đó cho tất cả mọi người.

Giai đoạn thứ nhất: Đó là thời cịn là sinh viên, chìm đắm trong sắc dục, bị cám dỗ. Ông bắt đầu suy nghĩ về tội lỗi, về buồn chán, về khổ đau. Những tội lỗi mà Kierkegaard ln nhắc đến, có thể chỉ là trụy lạc trong trí tưởng tượng, trụy lạc của cảm giác thẩm mỹ. Ở giai đoạn này, một người hành động theo bản năng và cảm xúc của mình; vì thế, con người thẩm mỹ khơng biết gì về các tiêu chuẩn đạo đức phổ quát và cũng khơng có niềm tin tôn giáo chuyên biệt. Đời sống ở giai đoạn này khơng có ngun tắc giới hạn mà chỉ có sở thích của mỗi người, người ta phản kháng lại bất cứ điều gì hạn chế tự do chọn lựa của họ.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn đạo đức: Kierkegaard yêu người con gái tên

là Regine Olsen; ông chấm dứt thời kỳ phiêu lãng, ăn chơi.

Ở giai đoạn này, con người đạo đức nhận ra và chấp nhận các quy tắc hạnh kiểm mà lý trí đưa ra, chấp nhận những giới hạn mà trách nhiệm đạo đức ràng buộc đời sống của họ. Con người đạo đức có lập trường vững chắc về các vấn đề đạo đức và tin rằng biết cái tốt là làm cái tốt, coi cái xấu đạo đức là sản phẩm của sự ngu dốt hay ý chí yếu đuối. Tuy nhiên, có lúc con người đạo đức nhận ra rằng, trên thực tế họ khơng có khả năng chu tồn luật đạo đức, họ cố tình vi phạm luật đó và vì thế họ trở nên ý thức về tội lỗi của mình. Mặc cảm tội lỗi đặt họ trước sự lựa chọn và hiện sinh cũng chính là động tác lựa chọn. Nhưng cái làm nên hiện sinh không phải là đối tượng lựa chọn, nghĩa là không phải điều ta lựa chọn mà là chọn lựa như thế nào? Điều này có nghĩa là, động cơ nào khiến ta lựa chọn và xác định lựa chọn mới là quan trọng, hay nói theo danh từ hiện tượng luận, ý hướng của lựa chọn mới

là quan trọng. Nhờ ý hướng này, ta thoát ra khỏi sự ràng buộc của thời cuộc, của hoàn cảnh.

Giai đoạn thứ ba: Đặc tính của đời sống tơn giáo là độc đáo và tin yêu.

Ông cho rằng, con người tôn giáo là con người đã tìm được nhân vị của mình, khơng cịn bị trói buộc bởi những luật lệ phổ quát của luân lý nữa.

Theo Kierkegaard, giai đoạn đạo đức là giai đoạn sinh hoạt thông thường, sống theo những luật lệ mà lương tri con người ai cũng thấy cần thiết; nhưng con người phải vươn tới giai đoạn tôn giáo mới mong vãn hồi được giá trị nhân vị của mình. Ơng cho rằng, tơn giáo là chỗ giải thoát con người khỏi những thiển cận và tầm thường của ln lý tự nhiên. Chính tơn giáo và nền luân lý tôn giáo đã mở ra con đường siêu việt để dẫn con người đến chỗ tiếp xúc thân mật với Thượng Đế và nếu khơng có tơn giáo, con người sẽ bị trói buộc bởi những thiên kiến của chính mình; nếu khơng có Thượng Đế, con người sẽ khơng có lối giải thốt, khơng có hướng để luôn luôn vươn lên...

Có thể nói rằng, Kierkegaard đã trình bày một tâm hồn hiện sinh luôn luôn bị dằn vặt, vật lộn với chính mình để vượt qua những chặng đường đời. Đọc Kierkegaard chúng ta khơng cịn cảm thấy mình lạc lõng trong cõi luân lý hình thức, ơng đã thật sự đưa triết học về với con người.

Theo Kierkegaard, triết học truyền thống, triết học duy lý bàn nhiều về con người nhưng đó là con người khơng mang sắc thái cá nhân, con người khơng đích thực, con người bị tha hóa, sống như người ta. Điều này làm cho con người đánh mất chính bản thân mình, chưa trở về với tồn tại đích thực của mình, chưa có nhân cách của mình. Con người trong triết học Hegel là con người mất đi tính tự chủ, độc lập, mất đi khả năng tự lựa chọn và đưa ra quyết định, mất đi tự do và tính độc đáo của mình, từ đó cũng qn đi trách nhiệm cá nhân của mình. Theo ơng, triết học truyền thống là ký sinh trùng,

sống bám vào khoa học tự nhiên để giải quyết mọi vấn đề, bởi theo ông, triết học không nên nhân danh khoa học, vay mượn những thành tựu của khoa học để giải quyết những vấn đề không nằm trong thẩm quyền của khoa học. Nhà triết học phải xuất phát từ trải nghiệm của bản thân, từ kinh nghiệm tâm linh, tinh thần để đưa ra cái nhìn về con người, về chiều sâu nội tâm trong con người.

Kierkegaard cho rằng, triết học của Hegel là sự biểu hiện đầy đủ, tập trung nhất cho thói đạo đức giả của thời đại, là căn bệnh điển hình nhất của chủ nghĩa duy lý, đó là thứ triết học tự coi là thứ tinh túy, đỉnh cao nhất. Triết học Hegel là thứ triết học về tinh thần, về tư duy, là một trừu tượng trống rỗng mà người ta khơng nhìn thấy, khơng cảm nhận được tính cụ thể của con người. Một thứ triết học đã bỏ qua thứ đơn giản nhất đó chính là con người thơng thường cùng với những cảm nhận đời thường nhất của mỗi cá nhân con người đó là niềm vui, nỗi buồn, khát khao, ao ước và sự lo lắng cho thận phận của mình.

Kierkegaard đã lấy sự sinh tồn của cá nhân làm xuất phát điểm của toàn bộ triết học. Ở triết học Kierkegaard, từ “tồn tại” được dành riêng cho mỗi cá nhân con người. Ơng nói, tồn tại có nghĩa là một loại cá thể nhất định, một cá thể phấn đấu, xem xét những khả năng, chọn lựa, quyết định và nhất là dấn thân. Việc con người lựa chọn bản thân mình, lựa chọn cái tơi độc đáo và không lặp lại là một q trình có trách nhiệm vĩ đại và gắn liền với sự thể nghiệm đầy bi đát. Con người mà triết học Kierkegaard hướng đến là con người có cá tính độc đáo của mình, con người cá nhân đó khơng bị chi phối bởi điều kiện bên ngoài.

Các giai đoạn trong sự phát triển tư tưởng của riêng ông, đối với Kierkegaard, gần như là các giai đoạn chung cho sự phát triển tư tưởng của loài người, lồi người có khả năng sống ở một giai đoạn mãi mãi hoặc là

chuyển từ giai đoạn thấp hơn đến giai đoạn cao hơn về mặt tư tưởng, từ giai đoạn thẩm mỹ đến đạo đức rồi đến giai đoạn tôn giáo. Mỗi lần chuyển đổi tư tưởng tới một nấc cao hơn phải do chính cá nhân đó quyết định, và vì bản thân anh ta mà quyết định. Người ta khơng thể chỉ đơn giản nói “Lựa chọn quan điểm vì niềm tin”, hay cũng khơng thể chỉ bằng tranh luận là có thể dẫn đến sự thay đổi. Để thay đổi là phải tự nhìn nhận rằng một niềm tin hoặc một hệ thống các niềm tin mà người đó trước kia đã tin nhưng giờ không cịn đúng đắn hoặc khơng đầy đủ. Niềm tin mới phải được chấp nhận, khơng chỉ đơn giản là vì niềm tin mới đúng đắn hơn về mặt tri thức, cũng không phải chỉ là một niềm tin dựa trên bằng chứng xác đáng, mà còn phải là một điều đúng đắn đối với người chấp nhận nó – đó là một chân lý mà anh ta sẽ sẵn sàng sống chết cùng nó, một chân lý mà anh ta u q chính nó. Chỉ duy nhất cá nhân đó có niềm đam mê riêng và sống cuộc đời riêng của chính mình, vì vậy anh ta có niềm tin của chính riêng mình.

Theo Kierkegarrd, mỗi người hãy tự mình tìm chân lý cho đời mình, gột rửa những mớ hệ thống lý luận đã có sẵn, để nhận thức chân thực đời sống và nội tâm của mình. Hiện sinh là bước ra khỏi phịng tối, là khơng chấp nhận cái kín cổng cao tường, là từ chối cái im lìm, cái bất động của cái gì đã đạt, đã xong, đã rồi, đã đủ… Sống là còn đòi hỏi thêm… Thế còn chưa đủ, thế vẫn chưa vừa. Hôm nay phải khác hôm qua. Ngày sau không thể lặp lại y như ngày trước… Theo ông, mỗi cá nhân và xu hướng của cả loài người là rơi vào cạm bẫy coi bản thân mình giống với những người khác, với một đảng phái, giáo phái khác. Bởi vậy, mỗi cá nhân đánh mất tính độc đáo của mình.

Rất dễ để thấy rằng tại sao một thuyết như vậy lại có thể có sức nặng đối với đạo đức học, dù khơng phải là trực tiếp, bởi nó tìm kiếm cơng khai tầm quan trọng của cá nhân trong hành tinh rộng lớn và tìm thấy nó được thăng

hoa trong đời sống con người. Vì cả hai câu hỏi một con người nên nghĩ anh ta sẽ cư xử như thế nào và anh ta nghĩ anh ta nên mơ tả và phân tích hành vi con người trên một tổng thể như thế nào, đều có thể xác định được từ cái nhìn chung về thế giới mà mối quan hệ nhân văn của mỗi cá nhân con người là giá trị đỉnh cao. Như vậy, tính chất cá nhân và riêng lẻ của kinh nghiệm con người được nhấn mạnh. Một con người có thể tự do chọn lựa chuyển sang một giai đoạn tồn tại khác, mà trong đó anh ta có cơ hội cơng nhận và trải nghiệm tiên nghiệm trong chính cuộc đời của riêng mình. Hoặc là, nếu anh ta không đưa ra lựa chọn, cả cuộc đời của anh ta sẽ bị nhấn chìm trong ảo tưởng của cộng đồng [xem: 101, tr.11].

Những đặc điểm này là nguồn gốc quan trọng và đặc trưng cho chủ nghĩa hiện sinh, và cụ thể là trong đạo đức học hiện sinh. Kierkegaard là người đầu tiên chống lại chủ nghĩa duy lý vào thời đỉnh cao sự phát triển của nó. Tinh thần đó được chủ nghĩa hiện sinh sau một thế kỷ tận dụng triệt để.

Triết học phương Tây hiện đại đã coi Kierkegaard là người có ảnh hưởng lớn tới triết học hiện sinh và thừa nhận ông là nhà hiện sinh hiện thân của sự bi quan, quằn quại, đau khổ trước cuộc sống vô vị, buồn nôn. “Tôi không chịu được nữa, đời làm cho tôi nôn mửa. Đời nhạt nhẽo, khơng mặn mà, vơ nghĩa. Dẫu có đói khát hơn Pierrot đi nữa, thì tơi cũng khơng muốn được ni dưỡng bằng sự giải thích người ta có thể cung cấp cho tơi. Người ta cắm ngón tay xuống đất để tìm biết ở xứ nào, cũng vậy, tơi cắm ngón tay vào cuộc đời: đời vơ vị” [trích theo: 88, tr.58]

*) Tƣ tƣởng đạo đức học của Henri Bergson (1859 - 1941)

Henri Bergson là nhà tư tưởng có ảnh hưởng khá lớn đến triết học, khoa học, văn học và thế giới hiện đại. Ông lấy xung động sống làm nền tảng, lấy thời gian làm bản chất, lấy trực giác làm phương pháp, bao quát tất cả lĩnh vực lý luận liên quan đến con người. Bergson muốn xoay chuyển quan niệm thường thức của mọi

người, phủ định lý tính và khoa học có quyền nhận thức thực tại, đem việc nhận thức tồn tại của con người và cả thế giới đẩy sang hướng trực giác phi lý tính.

Ảnh hưởng đáng kể nhất của H. Bergson tới sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh là thuyết trực giác. Theo ơng, để có được tri thức thật sự về bên trong thực tại phải sử dụng phương thức trực giác. “Hoạt động của lý trí dựa vào khoa học, biểu đạt cho ta ngày càng hồn chỉnh các bí mật của thao tác vật lý..... nó chỉ xoay vịng xung quanh sự sống, đưa ra thật nhiều cách nhìn nhận sự sống từ bên ngồi, kéo sự sống lại bên mình chứ khơng đi sâu vào bên trong sự sống. Cịn trực giác thì sẽ đưa ta đi vào bản chất thật sự của sự sống‟‟ [trích theo: 24, tr.265]. Tuy đề cao vai trị của nhận thức trực giác nhưng ơng cũng khơng hạ thấp vai trị của trí tuệ, bởi theo ơng, “khơng có trí tuệ, trực giác vẫn dừng lại ở bản năng”. Ơng cho rằng, có những cái chỉ riêng trí tuệ mới có khả năng phát hiện được, nhưng khơng phải lúc nào nó cũng tìm ra và những cái khó tìm ấy thì bản năng có thể tìm thấy nhưng nó lại khơng chịu tìm. Theo Bergson, để khắc phục nhược điểm của trí tuệ, trực giác phải nhằm vào chính đối tượng để khám phá. Ơng gọi trực giác là sự thông hiểu sự vật, nhờ trực giác, con người có thể khám phá bản chất sâu kín nhất của sự vật.

H. Bergson cho rằng, mỗi cá nhân đều có thể có ý thức trực giác, trực giác tựa hồ đồng nhất với bản thân sự sống, trực giác là thể nghiệm nội tâm, trực giác là ý thức trực tiếp, là đặt mình vào bên trong đối tượng. Theo ơng, trí tuệ có khuynh hướng giới hạn đạo đức vào một xã hội khép kín và chỉ khi xuất hiện các nhà thần bí, các thánh nhân thì mới có tiến bộ đạo đức, cả khi trí tuệ hình thành các quy tắc cho mọi người, trực giác mở ra những nguồn phong phú hơn của sức mạnh cảm xúc, lập tức khơi dậy khát vọng và cung cấp lực sáng tạo để ôm ấp những lối sống mới. Như thế đạo đức không ngừng đi từ sự suy xét về bản ngã và về xã hội để mở rộng ra toàn thể nhân loại [xem: 78, tr.348].

Như vậy, triết học đời sống bênh vực tình cảm, bản năng, chống lại lý trí, trí tuệ, bênh vực trực giác, chống lại khoa học, bênh vực cái sáng tạo, chống lại cái

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay. (Trang 45 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)