Các phương án lắp ráp.

Một phần của tài liệu Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Phần 2 pptx (Trang 37 - 40)

7. Công nghệ lắp ráp sản phẩm cơ khí.

7.3. Các phương án lắp ráp.

Tong các nhà máy cơ khí để lắp ráp các sản phẩm cơ khí, người ta dùng các phương pháp sau.

- Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn

- Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn. - Phương pháp lắp chọn.

- Phương pháp lắp điều chỉnh.

Các phương pháp này tuỳ trong từng trường hợp cụ thể mà được áp dụng một cách hợp lý.

a) Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn: Phương pháp này lắp ráp đơn giản, năng suất lắp ráp cao, không đòi hỏi trình độ công nhan cao, dễ dàng xây dựng những định mức kinh tế - kỹ thuật nhanh chóng và chính xác kế hoặch lắp ổn định , có khả năng tối ưu háo cao và tự động hoá cao, thuận tiện cho quá trình sửa chữa và thay thế.

Điều kiện để thực hiện phụ thuộc: - Độ chính xác gia công chi tiết.

- Số khâu trong chuỗi kích thước lắp

- Dung sai khâu khép kín trong chuỗi lắp ráp được thực hiện bằng công thức: Tct = Tể/n-1. Trong đó, TCT dung sai khâu thành phần, Dung sai khâu khép kín, n số khâu trong chuỗi. Phương pháp này phù hợp với sản xuất loạt lớn và hàng khối.

b) Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn: Với phương pháp này cho phép mở rộng phạm vi dung sai các khâu thành phần để chế tạo. Nhưng khi lắp phảI đảm bảo các yêu cầu đề ra. Tỷ lệ phế phẩm phụ thuộc vào đường cong phân bố dung sai Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn có thể áp dụng cho sản phẩm có độ chính xác cao, số khâu nhiều.

c) Phương pháp lắp chọn: Phương pháp này mở rộng dung sai, chế tạo các chi tiết lắp, sau đó dựa vào kích thước của chúng để chọn lắp sao cho đạt yêu cầu của khâu khép kín.

Thực hiện lắp theo phương pháp sau: - Chọn lắp từng bước

- Chọn lắp theo nhóm.

Phương pháp này tốn thời gian đo kiểm phân loại, cần phảI bảo quản tốt tránh nhầm lẫn nhóm - Số chi tiết có bề mặt đối tiếp có thể không bằng nhau (thừa

thiếu theo cặp) đối với chi tiết có chuyển động nhanh , cần phảI phân nhóm theo trọng lượng để tránh hiệu ứng mất cân bằng, giảm rung.

d) Phương pháp lắp sửa: Trong một chuỗi kích thước lắp ráp có n khâu, dung sai các khâu là T1, T2…Tn, TÄ là dung sai khâu khép kín. Để dễ dàng gia công chi tiết cần tăng dung sai khâu thành phần, việc thực hiện dung sai TÄ được tiến hành ở khâu lắp ráp nghĩa là phảI bớt đI lượng dư ở một khâu nào đó trong chuỗi, khâu bị bớt đI đó được gọi là khâu bồi thường.

Vậy phương pháp lắp sửa là sử chữ kích thước của một khâu chọn trước trong các khâu thành phần của sản phẩm lắp bằng cách lấy đi một lượng kim loại trên bề mặt lắp ghép của nó để đạt được yêu cầu của mối ghép (lắp).

Thực hiện phương pháp này phảI chú ý là: Không được chọn khâu bồi thường là khâu thuộc hai chuõi kích thước liên kết. Xác định lượng hớt ở khâu bồi thường hợp lý, nếu lượng dư nhỏ sẻ hụt kích thước nếu quá lớn sẻ tốn công để gia công , năng suất thấp.

e) Phương pháp lắp điều chỉnh: Phương pháp này giống lắp sửa, độ chính xác khâu khép kín đạt được nhờ thay đổi vị trí của khâu bồi thường bằng cách dịch chuyển hay điều chỉnh nó hoặc thay đổi kích thước của chúng bằng bạc chặn, vòng đệm.

Các phương pháp lắp sửa và lắp điều chỉnh được dùng nhiều trong chuói kích thước lắp có nhièu khâu, khâu khép kín đòi hỏi độ chính xác cao.

7.4. Thiết kế quy trình công nghẹ lắp ráp.

Quy trình công nghệ lắp ráp là xác định trình tự lắp ráp, phương pháp lắp ráp chi tiết tạo thành sản phẩm sao cho đạt yêu cầu vè chất lượng năng suất. Quy trình công nghệ lắp ráp gồm nguyên công và bước.

* Những tài liệu ban đầu để thiết kế quá trình công nghệ lắp ráp.

a) Bản vẻ lăp chung sản phẩm hay bộ phận với đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật. b) Bản vẽ thống kê chi tiết lắop hay bộ phận với đầy đủ số lượng, quy cách, chủng loại .

c) Bản thuyết minh về đặc tính sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật nghiệm thu, yêu cầu đặc tính khác.

d) Sản lượng và mức độ ổn định của chúng.

e) Khả năng thiết bị, dụng cụ và đồ gá lắp, khả năng thực tế của nhà máy, xí nghiệp.

* trình tự thiết kế qúa trình công nghệ lắp ráp.

- Nghiên cứu bản vẻ lắp chung, kiểm tỷa tính công nghệ, nếu cần giảI chuỗi kich thước , sửa đổi kết cấu nếu yêu cầu.

- Lập sơ đồ lắp.

- Chọn hình thức tổ chức lắp ráp, lập quy trình lắp.

- Xác định nội dung công việc cho từng nguyên công và bước.

- Xác định chỉ tiêu kỹ thuật , thời gian cho từng nguyên công, tính toán so sánh, chọn phương án.

- Xác định điều kiện kỹ thuật cho mối ghép và cho nguyên công. - Chọn dụng cụ, đồ gá trang thiết bị cho nguyên công .

- Xác định thiết bị vận chuyển, hình thức vận chuyển, hình thức vận chuyển qua nguyên công.

- Xây dựng taìo liệu cần thiết, bản vẻ sơ đồ lắp, thống kê hướng dẫn cách lắp, kiểm tra.

Cần chú ý: -

- Tận dụng trùng nguyên công.

- Tận dụng trang thiết bị chuyên dùng cơ khí hoá và tự động hoá quá trình lắp nếu có thể.

Một phần của tài liệu Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Phần 2 pptx (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w