Công nghệ điển hình.

Một phần của tài liệu Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Phần 2 pptx (Trang 29 - 32)

Thực tế có tới 75% sản phảm của ngành chế tạo máy được sản xuất theo loạt vừa và nhỏ, theo thống kê của các nước có nền công nghiệp phat triển . Vâns đề chuẩn bị kỹ thuật công nghệ luôn gắn liền với việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cũng như tổ chức sản xuất để tăng tính hàng loạt của sản phẩm, bảo đảm hiệu qủa cho một đơn vị nguyên công, cho một quá trình công nghệ. Vì rằng ứng với loại sản phẩm(chi tiết) khác nhau ta phảI lập một quá trình công nghệ, với số lượng sản phẩm chiếm 75% sản xuất là loạt nhỏ, vừa, thì khối lượng thiết kế quá trình công nghệ quá lớn tốn nhiều công sức tiền của. Nhưng trong tổng số quá trình công nghệ được thiết lập mới, có đến 50% tài liệu công nghệ mới trùng lặp với các tài kiệu cũ đã lập. Một vấn đề mới được đặt ra là mặc dù kết cấu chi tiết thay đổi luôn để phù hợp yêu cầu cải tiến , thiết kế theo nguyên lý mới. Tuy vậy kết cấu của chi tiết sản phẩm lại tương đối ổn định, các bề mặt có chung phương pháp tạo hình xuất hiện nhiều hơn, từ đó cho phép tiến hành chuẩn bị sản xuất với công nghệ hợp lý, chủ động hơn với sản phẩm mới. Biện pháp cơ bản để rút ngắn thời gian chuẩn bị công nghệ, nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian chuẩn bị quá trình công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả trong nghành công nghệ chế tạo máy là thống nhất hoá

tiến tới tiêu chuẩn hoá quá trình công nghệ gồm: công nghệ điển hình , công nghệ nhóm, công nghệ tổ hợp.

Công nghệ điển hình và công nghệ nhóm kết hợp với nhau nhằm nâng cao tính linh hoạt của đối tượng sản xuất, bảo đảm tính linh hoạt của quá trình công nghệ và nguyên công, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuỉa quá trình công nghệ theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, mở rộng khả năng của thiết bị, dụng cụ. Để có thể thống nhất hóa, tiêu chuẩn hoá quá trình công nghệ cần phảI thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá kết cấu của đối tượng sản xuất. Muốn vật cần phảI khảo sát, phân loại các loại đối tượng sản xuất thông dụng trong từng ngành sản suất theo các đặc điểm kết cấu và đặc điểm công nghệ của chúng.

Loại chi tiết gồm các chi tiết giống nhau về hình dạng hình học và các đặc điểm, công nghệ đặc trưng nhất , chủ yếu là giống nhau về khả năng làm việc và điều kiện kỹ thuật.

Kiểu là mức độ phân cấp trong một loại chi tiết, dựa trên đặc điểm công nghệ tạo khả năng thống nhất các nguyên công và trang thiết bị dụng cụ . Kiểu là tập hợp các chi tiết có cùng loại có một trình tự và nội dung công nghệ chung, phần lớn các nguyên công các chi tiết cùng kiểu là giống nhau và có thể gia công cùng tranh thiết bị công nghệ .

Thiết kế quá trình công nghệ gia công chung cho tất cả các chi tiết có kết cấu giống nhau dựa vào chi tiết đại diện điển hình có đầy đủ các đặc trưng tiêu biểu của từng kiểu. Nhờ vậy mà qúa trình gia công các chi tiết hạơc lắp ráp các bộ phận thuộc cùng một kiểu nhất định được tiến hành theo quy trình công nghệ điển hìn đã lập từ trước.

Công nghệ điển hình điều kịên:

- Thống nhât hoá tiêu chuẩn hoá các nguyên công .

- Hạn chế sự đa dạng của đối tượng về kết cấu công nghệ, giảm bớt khối lượng lao động khi chuẩn bị sản xuất, giảm tài liệu trùng lặp về nội dung.

- Thực hiện chuyên môn hoá sản xuất của các giai đoạn sản xuất trong phân xưởng , hoặc các giai đoạn sản xuất trong toàn bộ nhà máy trên cơ sở áp dụng các biện pháp tiên tiến về kỹ thuật và tổ chức sản xuất như đường dây tự động .

- Những nội dung cần áp dụng khi áp - Dụng công nghệ điển hình là:

1. Phân loại các chi tiết, bộ phận của sản phẩm thành các kiểu. Trong một kiểu thì đối tượng phảI giống nhau gần như hoàn toàn và kết cấu.

2. Phân tích, lựa chọn trong từng kiểu một đối tượng đại diện.

3. Lập quy trình công nghệ cho từng kiểu đối tượng ứng với đối tượng điển hình đã chọn.

4. Xác định trang thiết bị, dụng cụ, chế độ công nghệ ứng với tiến trìn công nghệ đã chọn.

Công nghệ điển hình được áp dụng ở hai mức độ:

- Điển hình hoá toàn bộ qúa trình công nghệ cho một kiểu chi tiết.

- Điển hình hoá cho từng nguyên công riêng biệt ứng với chi tiết trong cùng một kiểu.

1

2

3

ứng dụng công nghệ điển hình chúng ta có thể chuyển được quá trình công nghệ gia công hàng loạt vừa và nhỏ

thành qúa trình công nghệ gia công lớn và khối, tạo điều kiện để thiết kế xây dựng các dây chuyền gia công linh hoạt trong sản xuất. ỉng dụng các nguyên lý chi tiết máy trên cơ sở tự động hoá thiết kế (CAD) và tự động hoá quá trình gia công (CAM) bằng máy tính, rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất, rút ngắn thời gian gia công nâng cao hiệu quả sản xuất. PhảI thường xuyên nghiên cứu bổ sung, cảI tiến để hoàn thiện quá trình công nghệ đã lập. Thiết kế tối ưu qúa trình công nghệ mới và trang thiết bị dụng cụ công nghệ để chế tạo đối tưọng mới.

Một phần của tài liệu Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Phần 2 pptx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w