Tƣ tƣởng tri và hành của Nguyễn Công Trứ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 102 - 118)

Chƣơng 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG

3.3 Tƣ tƣởng tri và hành của Nguyễn Công Trứ

Tư tưởng về tri và hành được rất nhiều học giả quan tâm từ xưa đến nay nhưng mỗi học giả đều có những cách lý giải khác nhau về vấn đề này. Người theo “Thuyết chủ hành” (thiên về hành động), người theo “Thuyết chủ tri” (thiên về tư duy), người thì theo “thuyết tri hành hợp nhất” (tư duy và

hành động song hành) để nhằm lý giải và cắt nghĩa xem giữa tư duy và hành động thì cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào.

Trong việc tìm hiểu về “tri” và “hành” mặc dù không đề cập đến vấn đề này trong nghiên cứu và giảng dạy Nho học của mình nhưng Khổng Tử vẫn rất coi trọng cả tri và hành. Theo ông không bao giờ không tri mà lại có hành, về điều này Khổng Tử viết “Cái hữu bất tri nhi tác chi giả, ngã vô thị dã” [53; 364] nghĩa là cái mà không biết mà vẫn làm thì coi như việc làm đó là không đúng, nhưng ông cũng không quên dạy học trò “Hành hữu dư lực tắc dĩ học văn” [53; 201] nghĩa là thực hành đã, rồi dư sức thì học văn chương. Lý giải mối quan hệ giữa tư duy và hành động, Khổng Tử nói: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” [53; 196], nghĩa là học thì phải thường xuyên luyện tập (hành) thì sẽ rất vui thích; nếu hành mà không tinh sát minh giác “học nhi bất tư tắc võng”, học mà không suy nghĩ ắt mờ tối [53; 227]. Nếu tri mà không chân thiết, đốc thực, ấy là vọng tưởng, tức là “tư nhi bất học tắc đãi” tức là suy nghĩ mà không học ắt mệt mỏi [53; 227] (học mà không suy nghĩ thì sai lầm, suy nghĩa mà không học thì nguy hiểm). Khi nói về đạo của người quân tử, trong bốn điều thì có một điều Nho giáo nói đến mối quan hệ giữa tư duy và hành động, Khổng Tử rằng “Lời nói đi đôi với việc làm, việc làm đi đôi với lời nói, người quân tử há chẳng chăm chăm thi

hành sao?” [53; 107]. Theo ông khi lời nói mà đi đôi với việc làm thì người

quân tử sẽ luôn sẵn sàng thực thi hết mình với những suy nghĩ và hành động của họ nhằm đem lại những điều tốt đẹp nhất cho bản thân người quân tử cũng như cho dân, cho nước.

Theo Khổng Tử, người học nho cốt là ở sự hành đạo, người nào có tài, có trí thì phải ra ứng dụng ở đời để làm những điều lợi ích cho dân chúng chứ không phải là cầu lấy sự an nhàn cho mình, cái chí của Khổng Tử ở đây là muốn ra làm quan để thực hành cái đạo của mình. Khổng Tử chủ trương

muốn làm việc thay đổi trong thiên hạ thì tất phải có quyền thế mới làm được chứ chỉ dùng lời nói thì khó có thể thành công vì lời nói dù có hay đến đâu cũng không bằng việc làm. Tuy nhiên, Khổng Tử là người cũng rất trọng tri thức, ngài rất trọng ở sự học vấn, suốt đời học hỏi. Khổng Tử học ở cả những người kém mình và cho rằng trí là một đức lớn để giúp những đức khác tốt hơn. Bên cạnh việc hay học hỏi người khác, Khổng Tử cũng hết sức dạy bảo người đời. Cái học của Khổng Tử cốt là khiến cho người ta gắng hết sức, đem cái sáng suốt tự nhiên mà hiểu cho rõ cái nghĩa tinh vi, cái thần diệu của các sự vật. Bản thân Khổng Tử thấy rằng, khi sinh ra không phải cái gì ngài cũng đã biết mà do ngài là người thích đạo thánh hiền của đời trước nên đã cố gắng học hỏi và tìm hiểu. Bất cứ điều gì Khổng Tử cũng chí học cho hiểu hoặc để biết điều hay mà theo, điều dở để tự sửa đổi. Khổng Tử học gì cũng rất cẩn thận, không khinh suất, tránh điều chưa biết mà cho là đã biết, ngài rằng “Đa văn, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, đa kiến nhi trí chi, tri chi thứ dã” [53; 364] nghĩa là nghe cho nhiều rồi chọn điều hay mà theo, thấy nhiều mà nhớ lấy, để xét cho rõ cái hay cái dở, sự hiểu biết sẽ đến.

Mặc dù, trong cuộc đời dạy học của mình, Khổng Tử không đưa tư tưởng “tri” và “hành” vào giảng dạy như một chủ đề chính thức, song trong các tư tưởng của ngài về những vấn đề khác thì lại luôn tồn tại đâu đó tư tưởng về tri và hành. Theo Khổng Tử thì “tri” và “hành” luôn đi cùng với nhau, đã có tri thì phải có hành và ngược lại. Tư tưởng này của Khổng Tử nhằm giáo dục người học, đặc biệt là người quân tử trong việc học đạo. Học là để làm việc, học để ra ứng dụng vào cuộc sống, học để giúp dân chúng và học để cứu đời, học là để làm người quân tử thực sự. Theo Khổng Tử, người đi học là để cho chính mình, để cho mình hiểu biết chứ không phải đi học để khoe khoang với người đời. Điều đáng lo ở đây là học rồi thì làm được việc gì đáng để cho người đời biết, chứ đừng lo là người đời không biết đến mình và

người quân tử học phải gây thành cái đức tính tốt của chính mình. Vì vậy, phải chuyên tâm ý về sự thực tiễn chứ không phải học ở cái bề ngoài, học để cầu danh mà học phải vận dụng vào thực tiễn. Khi nghe điều thiện thì phải ghi nhớ lấy, nếu chỉ nghe cho biết để nói ra miệng mà không chịu cố gắng thực hành thì càng học lắm càng dở. Khổng Tử nhận thấy rằng, thực hành điều đã học và việc đem tri thức mình đã học vào vận dụng trong cuộc sống chính là cơ sở cho mọi sự thành công. Lời nói phải đi đôi với việc làm, không được tách rời giữa việc biết và làm nếu như vậy sẽ dẫn đến mọi sự khó thành. Càng đi sâu tìm hiểu về các tư tưởng của Khổng Tử ta càng thấy rằng mặc dù không có câu chữ nào tuyên bố là tri hành hợp nhất nhưng thực chất ngài luôn nhất quán giữa tư duy và hành động, chưa bao giờ có tư duy (tri) mà lại không có hành động (hành) và có hành mà không tri. Trong một lần khuyên học trò của mình là Tử Cống (người chủ trương “nói dễ, làm khó”). Khổng Tử nói

Trước hết phải làm được như lời mình nói ra, sau đấy cứ theo đó mà làm

[53; 226] theo ngài đã là người quân tử thì phải coi lời nói và việc làm đi đôi với nhau, không làm được thì đừng có nói, lời nói là khuôn mẫu hướng dẫn cho hành động. Điều này càng thể hiện rõ quan niệm của ngài về mối quan hệ giữa tri và hành luôn tác động qua lại, tương tác và song hành cùng nhau.

Người có tư tưởng sâu sắc và đưa ra học thuyết về mối tương quan giữa tư tuy và hành động là Vương Dương Minh (1472 – 1528), ông được mệnh danh là người đã gieo mầm cho một phái Nho học mới dưới thời nhà Minh và là người đầu tiên đưa ra thuyết “Tri hành hợp nhất”. Học thuyết này ra đời và đã nhanh chóng lan rộng, trở thành tư tưởng Nho học chủ đạo thời bấy giờ. Các Nho sĩ coi đó là tôn chỉ, là mục đích, là đạo của người quân tử, biết và làm là một và phải gắn liền với nhau không tách rời nhau, hợp nhất với nhau. Học thuyết “Tri hành hợp nhất” được Vương Dương Minh khởi xướng vào khoảng năm 1505, trong bối cảnh Nho học thời Minh khi đó đang

rất thịnh về đường từ chương, các học giả đều đua nhau rong ruổi hư văn chải chuốt lời nói cho đẹp đẽ để cầu lấy danh lợi. Nho học thời này ít tính thực tiễn cho việc học đạo đức, cho nên mới dẫn đến tình trạng văn thịnh thực suy. Các học giả chỉ quan tâm học ra để làm quan, quản lý xã hội, chứ không mấy ai quan tâm đến cái thực tiễn rằng những điều mình học có được vận dụng vào trong cuộc sống thường ngày hay không. Vì thế khi học thuyết “tri hành hợp nhất” của Vương Dương Minh ra đời đã được người dân nhanh chóng tiếp nhận, ủng hộ, học tập và đưa vào trong đời sống.

Thuyết “tri hành hợp nhất” của Vương Dương Minh cho rằng không có sự phân biệt giữa tri và hành, tri với hành hợp làm một. Tri cũng như hành ở đây được hiểu theo nghĩa đặc biệt: Tri là chỉ cái tri về đạo đức, còn hành thì rất rộng. Hành trong thuyết của Vương Dương Minh không giới hạn chỉ trong hoạt động thực tiễn và thực hành điều biết như thường được hiểu mà bao gồm cả lĩnh vực hoạt động tư tưởng và đạo đức. Hễ một ý gì nẩy ra, nghĩ một cái gì, ghét, thích… đều thuộc phạm vi của hành. Theo thuyết này thì không có ranh giới giữa tri và hành, tri tức là hành và hành tức là tri. Tri là bước đầu của hành và hành là kết quả của tri. Khi tri đúng nghĩa là tri đã ở trong hành còn nếu hành mà rạch ròi là hành đã nhờ có tri. Như vậy là trong quan niệm “tri hành hợp nhất” của Vương Dương Minh không có sự tách rời giữa hoạt động tư tưởng và hoạt động thực tiễn.

Vương Dương Minh sở dĩ đề xướng học thuyết “tri hành hợp nhất” là để thức tỉnh lòng người, giúp họ bỏ đi những ý niệm xấu. Ngoài ra, thuyết này cũng là để khắc phục “cái bệnh” thông thường của con người là tri xong rồi mới hành, nên thành ra trong suốt cuộc đời họ không dám làm và không làm được việc gì, đồng thời cũng là để chữa cái bệnh sùng thượng hư văn của người đời, làm cho họ chú tâm vào thực tiễn hơn. Qua đó cũng là để khắc phục những quan niệm sai lầm của xã hội và người dân đương thời khi tách

sự hiểu biết và việc làm ra làm hai. Đồng thời với tư tưởng này, Vương Dương Minh đã giúp các học giả và người dân hiểu đúng cái tông chỉ của bậc thánh hiền cũng như trong cuộc sống hàng ngày cần thống nhất giữa biết và làm, biết thì mới làm tốt và đã làm tốt thì phải biết.

Nguyễn Công Trứ là một môn đồ của Nho học và là một nhà Nho chân chính. Tư tưởng của ông phản ánh trung thành tư tưởng của các bậc đại nho. Ông là người ý thức được vai trò, trách nhiệm, bổn phận của kẻ sĩ - người được giáo dục văn hóa, chính trị, đạo đức của đạo nho và luôn phải đối mặt với những khó khăn trong xã hội đương thời. Như chúng ta biết, nhà Nho thời nào cũng muốn đem tri thức ra để cống hiến cho triều đình, cho dân chúng, thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn vì thế Nguyễn Công Trứ luôn có một khát vọng đốt cháy tâm can đó là về chí lập công danh, chí nam nhi, về món nợ tang bồng. Ông luôn gắn tư tưởng, khát vọng của mình với những hành động cụ thể.

Nguyễn Công Trứ không đưa ra lý luận cụ thể về tri và hành. Bản thân ông không thiên về những vấn đề lý luận thuần túy mà chú trọng vào những vấn đề cụ thể và thực tiễn. Tuy nhiên, bao trùm trong các áng thơ văn cũng như xuyên suốt sự nghiệp của ông, chúng ta thấy ông luôn luôn gắn chặt giữa tri và hành, lấy tư tưởng kết hợp giữa tri và hành làm phương châm sống. Qua thơ văn của ông để lại, chúng ta thấy rõ nội dung nhận thức của ông. Với ông nội dung của tri là đạo Nho, là học thuyết về đạo đức, là trách nhiệm, bổn phận của kẻ sĩ, người quân tử và con đường vương đạo “thượng vị đức hạ vị dân” mà người quân tử phải quán triệt suốt cuộc đời còn hành là biểu hiện của hoạt động mãnh liệt, là hành trạng mà người quân tử đạt được. Những nhận thức của Nguyễn Công Trứ về đạo thánh hiền, đạo của người quân tử đã trở thành ngọn cờ định hướng hành động gây dựng sự nghiệp anh hùng của ông. Nói cách khác, nhận thức của ông như thế nào thì hành động của ông tương

ứng với nhận thức đó hay là ở Nguyễn Công Trứ tri với hành là hợp nhất và sự nghiệp kinh bang tế thế của ông là minh chứng rõ nhất cho điều nhận thức Nho học và lý tưởng đạo đức của ông.

Như chúng ta đã biết, các Nho gia ở Trung Quốc và cả Việt Nam khi xưa, chỉ sống và làm theo khuôn đúc của những giáo lý sẵn có. Các Nho sĩ đỗ đạt kể như là học hết chữ và giữ đủ cách thức quy củ của một bậc Nho sĩ. Chế độ khoa cử thì luôn bị chế ước, không có gì là khai phóng. Người học chỉ biết đến có đèn sách, huấn hỗ từ chương, theo lối “tầm chương trích cú”, học không nghĩ đến việc ứng dụng vào thực tiễn hay không hướng đến hành động. Tuy nhiên, không phải nhà Nho nào cũng như vậy với Nguyễn Công Trứ thì lại khác, mặc dù luôn học tập và làm theo tư tưởng, giáo lý của Nho học nhưng ông không bị ràng buộc trong những khuôn khổ định sẵn mà luôn luôn khai phóng, tự do, tự tại. Tư tưởng, suy nghĩ và hành động của ông luôn gắn kết với nhau thành một khối thống nhất trong suốt cả cuộc đời hoạt động. Khát vọng công danh, chí nam nhi, nợ tang bồng của ông luôn gắn liền và được thể hiện bằng toàn bộ hoạt động tư tưởng và hành động thực tiễn phò vua giúp nước của ông. Tất cả những điều này đã tạo ra một Nguyễn Công Trứ văn võ song toàn và được nhân dân kính trọng, tôn thờ.

Theo ông, Nho sĩ phải biết điều hành được tri và hành, nghĩa là điều hòa được tư duy và hành động, chứ không phải chỉ biết học hết sách mà không đem lại lợi ích gì cho cuộc sống. Với Nguyễn Công Trứ, ông đã sớm thấu hiểu giáo lý của tiên nho, đó là những giáo lý về “tuyển hiền dữ năng” hay “lập hiền vô phương” nghĩa là không được gò bó đơn độc ở phía tri hay hành. Ông cho rằng việc học không chỉ suy xét và luận giải cho kỹ, cho tường mà còn phải thực hành cho triệt để. Theo ông thì tri cũng như hành và hành cũng như tri, không có chuyện “Tri dị hành nan” và cũng không có chuyện “Tri nan hành dị” nghĩa là tách rời tư duy với hành động như chủ trương của

một số nhà tư tưởng Trung Quốc mà ông đi theo học thuyết “tri hành hợp nhất” trong Nho học, theo thuyết này thì không có thứ tri nào mà không có hành và mục đích của tri là hành, lấy hành để kiểm nghiệm tri. Như vậy là tri và hành hợp nhất, có nghĩa là tri hành tương tại “nhất cá tri dĩ tự hữu hành tại, nhất cá hành dĩ tự hữu tri tại” [121; 93] nghĩa là trong tri có hành và trong hành vốn có tri. Trong cuốn “Triết lý chấp sinh Nguyễn - Công - Trứ”, Vũ Đình Trác đã phân tích: tri hành còn tịnh tiến, nghĩa là tri và hành có thể thay đổi cho nhau: “tri hành tịnh tiến, bất nghi phân tiền hậu… Tri hành công phu bản bất ly… Chân tri tức sở dĩ vi hành, bất hành bất túc vị chi tri” tức là tri và hành cùng tiến đều một lượt, không phân biệt trước sau... Tri đích thị phải có hành, nếu không có hành không đủ gọi là tri [121; 93].

Cả cuộc đời của Nguyễn Công Trứ luôn gắn kết và tương tác giữa nhận thức và hành động. Nhận thức và hành động của ông luôn thống nhất với nhau, tư tưởng kết hợp giữa tri và hành vừa là triết lý và cũng là nguyên tắc sống của ông. Cuộc đời kinh nghiệm của ông đã hun đúc nên tư tưởng “Đem quách cả sở tồn làm sở dụng” [133; 73] sở tồn nghĩa là cái tri chất chứa trong tâm trí của ông, sở dụng chính là cái hành. Theo Nguyễn tiên sinh thì phải đem những điều mình biết ra để giúp dân, giúp nước. Tư tưởng của ông như ngọn lửa cháy rực, nó đã được thắp sáng trong các vần thơ “Chí những toan xẻ núi lấp sông/ Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ” [129; 91] đã là bậc làm trai thì phải có khát vọng lớn lao, có thể là xẻ núi, lấp sông và làm lên trang

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 102 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)