Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 38 - 40)

Các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước về cơ bản chưa đặt vấn đề nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ một cách toàn diện và tổng thể như là một lĩnh vực quan trọng góp phần vào những thành công mà ông đã đạt được. Để góp phần rõ hơn và nghiên cứu có hệ thống về tư tưởng Nho giáo của nhà Nho Nguyễn Công Trứ, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án tập trung khai thác trên bình diện triết học một cách hệ thống, chi tiết đề tài “Tư tưởng Nho giáo

của Nguyễn Công Trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

với những vấn đề cần tập trung giải quyết sau:

+ Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa – tư tưởng Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX dẫn đến sự hình thành tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ.

+ Triển khai và làm rõ nội dung tư tưởng Nho giáo cơ bản của Nguyễn Công Trứ như: Tư tưởng về trời, người và mối quan hệ trời - đất - người; tư tưởng về đạo làm người và đặc biệt là tư tưởng tri và hành.

+ Trên cơ sở nghiên cứu về những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ, tác giả làm rõ ý nghĩa của những tư tưởng Nho giáo này đối với thời đại của ông và đối với hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Về cơ bản, những công trình nghiên cứu về triều Nguyễn của các học giả đi trước đã phần nào cho thấy tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng của Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào từng vấn đề cụ thể của các lĩnh vực mà chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu một cách tổng thể về các vấn đề này nên việc tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng giai đoạn này là việc làm cần thiết và có giá trị đối với xác định cơ sở hình thành tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ.

Bên cạnh đó với những nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ ở nhiều góc độ khác nhau đã làm sáng tỏ chiến công và sự nghiệp lẫy lừng của ông trên các phương diện kinh tế, quân sự, văn học... Tuy nhiên, vẫn cần có sự bổ sung, đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ hơn về giai đoạn thế kỷ XIX. Đặc biệt là cần có thêm các nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ để có thể có được những đánh giá đầy đủ, khách quan và trọn vẹn hơn về những đóng góp của ông vào lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là một trong những lý do cơ bản để tác giả luận án có thể tiếp cận và nghiên cứu về những vấn đề mà các học giả đi trước còn chưa quan tâm tìm hiểu.

Chƣơng 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG NHO GIÁO CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ

Được sinh ra vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nên quá trình hình thành tư tưởng của Nguyễn Công Trứ chịu sự ảnh hưởng của tình hình chính trị xã hội, văn hóa - tư tưởng giai đoạn này, sự ảnh hưởng này đã tác động mạnh mẽ tới việc hình thành tư tưởng của ông nhất là vào thời niên thiếu. Việc nhà Lê nhận thấy Nho giáo như một phương tiện để bảo vệ quyền lực cai trị nên đã lấy tổ chức khoa cử để lựa chọn nhân tài đã làm cho ông hiểu rằng khoa cử là con đường để tiến thân nên suốt thời niên thiếu ông đều chú trọng vào học Nho và khoa cử để lập thân, lập nghiệp. Hơn nữa ông được sinh ra vào đúng giai đoạn mà đất nước bị chia cắt làm 3 miền với cuộc nội chiến kéo dài đã tạo cho sự lên ngôi của các võ tướng điều này tác động không nhỏ tới quá trình hình thành tư tưởng của Nguyễn Công Trứ, ông luôn coi trọng và đặt văn võ ngang hàng với nhau. Cuộc nội chiến kéo dài đã tạo ra tư tưởng: sùng bái anh hùng cứu thế; mê tín thuyết thiên mệnh cũng đã ảnh hưởng đến tư tưởng và hành động của ông, như nhận xét Nguyễn Bách Khoa thì “Nguyễn - công - Trứ đã tắm gội cuộc đời thanh niên trong trạng thái xã hội chứa đựng những kết quả ấy” [57; 133]. Cùng với diễn trình lịch sử thì bối cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX và hoàn cảnh gia đình, dòng họ, làng quê cũng như cá nhân Nguyễn Công Trứ đã tác động mạnh tới quá trình hình thành tư tưởng của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)