Từ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và nhân dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 29)

HỆ GIỮA ĐẢNG CẦM QUYỀN VỚI NHÂN DÂN TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH2.1. Sự cần thiết tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với 2.1. Sự cần thiết tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.1. Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầmquyền với Nhân dân có vị trí, ý nghĩa hết sức quan quyền với Nhân dân có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của Nhân dân, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Theo Người, mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân được hình thành do đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng và nguồn cội sức mạnh của Đảng cũng chính là ở sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng Nhân dân, Đảng ta khẳng định: "Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng...;" [8, tr.65-66]. Quan điểm này khẳng định vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân.

2.1.2. Từ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảngcầm quyền với Nhân dân cầm quyền với Nhân dân

Tư tưởng của Người là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại về giai cấp cầm quyền với Nhân dân, mà cốt lõi là lý luận Mác – Lênin về chính đảng cách mạng của

giai cấp công nhân với quần chúng. Đồng thời, tư tưởng của Người là cơ sở để Đảng ta nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng đường lối chiến lược về mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân. Bên cạnh đó, tư tưởng của Người đã được hiện thực hóa vào thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, cho nên ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình cách mạng, mặc dù đời sống của đại bộ phận Nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, ... nhưng Nhân dân vẫn một lòng theo Đảng, theo cách mạng, sẵn sàng nghe và làm theo lời cán bộ, đảng viên, sẵn sàng nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, hy sinh, cống hiến cả xương máu cho cách mạng. Đó là vì Nhân dân ta hoàn toàn tin tưởng ở Đảng, tin vào phẩm chất, chí khí, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tin vào tương lai tươi sáng khi đất nước được độc lập, thống nhất. Niềm tin ấy được xây đắp từ mối quan hệ bền chặt, gắn bó mật thiết, máu thịt giữa Nhân dân vởi Đảng, Đảng hy sinh phấn đấu cho hạnh phúc của Nhân dân, cho độc lập, tự do của Tổ quốc, Nhân dân đùm bọc, chở che, nuôi dưỡng Đảng. Khi người dân được hưởng quyền tự do dân chủ, quyền và lợi ích thiết thực của người dân được bảo đảm thì niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được khẳng định vững chắc.

Tuy vậy, trước yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải liên tục đổi mới tư duy chính trị nhằm hoàn thiện lý luận, định hướng cho việc hoạch định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn trong thực tiễn. Đặc biệt là phải phát huy nguồn lực, sức mạnh vĩ đại của Nhân dân vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Đó là yêu cầu phải nghiêm túc và khẩn trương làm công tác lý luận, nhận thức và đánh giá kịp thời, chuẩn xác các vấn đề thời đại, các khuynh hướng vận động của thế giới, từ đó tích cực đẩy mạnh chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đặt

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là yêu cầu nhận thức đúng và đầy đủ về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta dưới tác động của toàn cầu hóa, như quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa cũng thúc đẩy Đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi mới tư duy nhận thức về các động lực cần phát huy trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, đó là kết hợp hài hòa giữa các lợi ích; đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và nhân dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w