Quán triệt và thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và nhân dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 55)

cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

"Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" là một chân lý phổ biến và chân lý đó đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn cách mạng nước ta hơn 87 năm qua. Ngày nay, công cuộc đổi mới cũng bắt đầu từ Nhân dân, trước hết từ đông đảo nông dân và công nhân. Trong điều kiện trình độ dân trí được nâng cao, dân chủ được mở rộng, các phương tiện thông tin đại chúng được phổ cập, các tầng lớp nhân dân có điều kiện tiếp nhận những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, tiếp nhận những thông tin nhiều chiều

có định hướng về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở trong nước và quốc tế thì tính tích cực và sáng tạo của Nhân dân càng tăng lên gấp bội; Nhân dân có điều kiện thực tế để tham gia đóng góp ý kiến vào đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và thực hiện nó một cách chủ động, tự giác và sáng tạo. Do đó, mọi tổ chức đảng và cơ quan chính quyền, mọi cán bộ và đảng viên phải thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, về bài học "lấy dân làm gốc", "Dân là chủ, là gốc của nước, của cách mạng", "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ mục tiêu cao nhất là phục vụ lợi ích của nhân dân, thể hiện được ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó, chúng ta phải mở rộng và phát huy dân chủ, xây dựng thành những qui định cụ thể để nhân dân thực tế tham gia vào công việc quản lý đất nước, quản lý xã hội.Củng cố và mở rộng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân là nhiệm vụ quan trọng sống còn của Đảng Cộng sản và của mỗi đảng viên, trước đây đã như vậy, hiện nay và sau này cũng vẫn là như vậy. Phải dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, vì thế mọi đảng viên đều phải làm công tác vận động Nhân dân. Đồng thời, cần qui định thành chế độ việc Nhân dân định kỳ góp ý kiến đối với hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên, nhất là ở cơ sở, làm cho phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết là chiến lược của cách mạng Việt Nam. Để tổ chức, đoàn kết, động viên nhân dân hành động cách mạng, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng và rộng lớn, vai trò đó ngày càng tăng lên. Ngày nay, mục tiêu lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận

và các đoàn thể nhân dân là đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam tán thành công cuộc đổi mới, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; phấn đấu thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại đoàn kết phải lấy đại nghĩa dân tộc làm điểm tương đồng, cùng nhau xoá bỏ mặc cảm, hận thù, hướng về tương lai, tất cả vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Củng cố mở rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đổi mới tổ chức và hoạt động của các đoàn thể nhân dân để đoàn kết các giai cấp, các tôn giáo, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và nhất quán của Đảng ta. Cần phải thấm nhuần hơn nữa tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công” của Hồ Chí Minh, phấn đấu mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.

Bên cạnh đó, chúng ta cần xác định rõ nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là các giai tầng lớp trong xã hội, mà cơ bản là liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Vì vậy, Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng lực lượng các giai cấp, tầng lớp cơ bản, nhất là chăm lo và phát huy lực lượng, trí tuệ của thanh niên. Bồi dưỡng và phát huy vai trò cách mạng to lớn, những đức tính tốt đẹp "giỏi việc nước, đảm việc nhà" của chị em phụ nữ; có chính sách chăm lo sức khoẻ của các bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ chị em có điều kiện làm tròn nghĩa vụ công dân, tham gia quản lý nhà nước và thiên chức nuôi dạy con cái, xoá bỏ mọi tàn dư bất bình đẳng, triệt để giải phóng phụ nữ về mặt xã hội. Hoàn thiện và thi hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số, với đồng bào theo các tôn giáo, đối với các nhà công thương và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Giải quyết kịp thời, đúng đắn những tranh chấp trong nội bộ Nhân dân, ngăn chặn phát sinh các "điểm nóng", giáo dục thuyết

phục quần chúng bàn bạc có lý có tình, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật chính sách của Nhà nước, không để kẻ địch và những phần tử xấu lợi dụng gây rối.

2.2.5. Chủ động, tích cực, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chốngtham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong bộ máy Đảng, Nhà nước tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong bộ máy Đảng, Nhà nước

Đây là một vấn đề được nói đến và phê phán nhiều trên báo chí và trong các kỳ họp Quốc hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đều rất quan tâm đến vấn đề này, đã nhiều lần phát biểu ý kiến và trả lời phỏng vấn của các đại biểu Quốc hội, các nhà báo trong nước và nước ngoài về quyết tâm phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một quá trình rất phức tạp và phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ sau:

Một là, cần rà soát lại toàn bộ những văn bản về cơ chế, chính sách đã

ban hành về kinh tế và tài chính, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực: quản lý và cấp phát ngân sách, quản lý nhà đất, quản lý xây dựng cơ bản, chính sách thuế… Những chế độ chính sách hợp lý thì cần thực hiện một cách dân chủ và công khai, làm cho mọi người đều biết để thực hiện và có thể kiểm soát và thực hiện. Những chế độ chính sách không hợp lý, đã lỗi thời hoặc có nhiều sơ hở về luật pháp mà có thể bị lợi dụng thì cần phải kiên quyết sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện và cơ chế mới. Rất cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng và bổ sung những điều khoản cần thiết về chống tham nhũng trong Bộ luật Hình sự.

Hai là, cần qui định rõ trách nhiệm cá nhân người phụ trách cơ quan,

đơn vị ở các cấp các ngành đối với công quĩ và mọi tài sản chung. Dù người thủ trưởng không tham nhũng nhưng nếu ở đơn vị mà người đó phụ trách có chuyện tham nhũng thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ thủ trưởng đơn vị phải bị kỷ luật, bị xử lý theo pháp luật và bị phạt đền về kinh tế. Đối với kẻ mắc tội

tham nhũng thì nhất thiết phải bắt bồi thường đầy đủ tài sản của nhà nước và của nhân dân mà chúng đã chiếm đoạt, dù chúng có chuyển giao tài sản cho ai hoặc phải ngồi tù để “hy sinh đời bố củng cố đời con” cũng vậy.

Ba là, phải tổ chức lực lượng chuyên trách chống tham nhũng, bao

gồm những người có phẩm chất trong sạch và có khả năng chuyên môn với trách nhiệm và quyền hạn được qui định rõ ràng, cụ thể. Phối hợp chặt chẽ đồng bộ các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở các cấp, mở những chiến dịch chống tham nhũng, rà soát lại và giải quyết dứt điểm những vụ án lớn đang tồn đọng đi đôi với việc tiếp tục phát hiện để giải quyết những vụ việc mới.

Bốn là, trong việc chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, quần chúng

nhân dân có vai trò và khả năng to lớn, có "con mắt thần" trong nhìn nhận, phát hiện các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội một cách rất cụ thể, chính xác mà không thứ vải thưa nào có thể che giấu được. Do vậy, cần phát huy và động viên, khuyến khích, cũng như có cơ chế hiệu quả bảo vệ người tố giác tham nhũng, tiêu cực. Kiên trì phòng, chống tham nhũng, lãng phí song cần chú ý dựa vào lực lượng quần chúng và các tổ chức đoàn thể Nhân dân cùng với việc phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, phát hiện tố cáo những hành vi tham nhũng, tiêu cực và kiên quyết chống mọi hình thức tham nhũng ở ngay từng cơ quan, đơn vị trong tất cả các cấp, các ngành. Khi đã có ý kiến phát hiện của quần chúng về tham nhũng thì phải tổ chức kiểm tra, xác minh một cách khách quan, trung thực, không để ai bị oan uổng, nhưng cũng không bỏ qua những vụ việc tham nhũng thực sự.

Đẩy lùi và loại trừ tệ tham nhũng là một vấn đề rất bức xúc của xã hội, là nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân hiện nay. Giải quyết tốt việc đó sẽ tiếp tục lấy lại được uy tín của Đảng cầm quyền đối với Nhân dân, củng cố được nhà nước vững mạnh, tăng cường được mối quan hệ mật thiết

vốn có giữa Đảng và Nhân dân, đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước ta tiếp tục đạt được thành công trong tình hình mới.

Làm tốt những giải pháp cơ bản trên, cũng có nghĩa rằng chúng ta chủ động đấu tranh và làm thất bại âm mưu chia rẽ mối quan hệ Đảng cầm quyền với Nhân dân của các thế lực thù địch. Đồng thời, điều đó sẽ giúp cho các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng nâng cao nhận thức, ngăn ngừa các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

KẾT LUẬN

Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề rất phong phú và có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Nghiên cứu về vấn đề này, khóa luận đã tập trung đi sâu phân tích, làm rõ một số nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, chỉ ra quan niệm về Đảng cầm quyền, về mối quan hệ giữa

Đảng cầm quyền với Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời khái quát những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân. Trên cơ sở làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ với Nhân dân và với nhận thức vấn đề Đảng cầm quyền bao giờ cũng là vấn đề được Người quan tâm và có một sự chú đặc biệt trên quan điểm Đảng cầm quyền là người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng

XHCN và xây dựng CNXH, làm cho dân giàu, nước mạnh; Đảng cầm quyền phải liên hệ, gắn bó mật thiết với Nhân dân và trong mối quan hệ với dân, Đảng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân.

Hai là, trình bày về sự cần thiết, tiêu chí và thực trạng mối quan hệ giữa

Đảng cầm quyền với Nhân dân từ năm 2006 đến nay, nêu ra một cách khái quát những hạn chế còn tồn tại của mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân và nguyên nhân của thực trạng đó.

Ba là, trên cơ sở đó, khóa luận rút ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm

tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng về mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân có nội dung rất sâu sắc, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn, cần phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và nhân dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 55)