Thực trạng mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và nhân dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 42)

dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế. Kết quả cụ thể như sau:

* Ưu điểm

Thứ nhất, các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng cơ bản xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng của Nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo hoàn thiện về quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới; luật pháp, cơ chế chính sách, trong đó có công tác quần chúng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đặt ra. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh

đốn Đảng. Những thành tựu của công cuộc đổi mới mang lại đã làm tăng thêm lòng tin và khơi dậy tinh thần tích cực, hăng hái của các tầng lớp Nhân dân tham gia vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước. Nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chinh trị đối với công tác vận động quần chúng của Đảng ngày càng được coi trọng, chuyển biến rõ nét. Các giải pháp đồng bộ về tháo gỡ cơ chế, chính sách, đổi mới nội dung phương thức tuyên truyền vận động, tập hợp, phát động quần chúng được tăng cường, tích cực thực hiện ở các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, cơ sở, các khu dân cư. Bộ máy tham mưu về công tác vận động quần chúng không ngừng được tăng cường củng cố, chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận các cấp được xác lập cụ thể hơn.

Trong quá trình xây dựng đường lối, các nghị quyết của Đảng ta đã có nhiều đổi mới trong việc điều tra, khảo sát thực tiễn, lấy ý kiến của Nhân dân để có định hướng lãnh đạo đúng, sát với cuộc sống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng qua từng thòi kỳ. Sau khi có đường lối, nghị quyết, Đảng ta rất quan tâm đến việc tổ chức thực hiện, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết, coi trọng kết quả, hiệu quả thực hiện. Đặc biệt, gần đây Đảng rất quan tâm lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa kịp thời các quan điểm, đường lối của Đảng thành các văn bản pháp luật và cân đối nguồn lực để thực hiện nghị quyết của Đảng. Qua đó, giúp cho cấp ủy đảng, chính quyền chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp mình, từng bước hoàn thành các mục tiêu nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, thành ủy đề ra; tích cực lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên, Nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên.

Thứ hai, việc tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ngày càng được chú trọng và thể chế bằng Hiến pháp, pháp luật.

huy quyền làm chủ của Nhân dân. Trên cơ sở Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18- 2-1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện các Quy chế dân chủ ở cơ sở như ở phường, xã, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước như: Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chị thị số 30- CT/TW. Các văn bản luật trên đã góp phần phát huy và nâng cao quyền làm chủ của Nhân dân.

Thứ ba, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, đặc biệt là mức sống của đại bộ phận Nhân dân được nâng cao cùng với sự phát triển của đất nước.

Hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan tâm đến chính sách an sinh xã hội trên các lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người có công và bảo trợ xã hội... đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, Nhà nước ta đã tăng thêm ngân sách và huy động các nguồn lực để thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai và đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, chúng ta đã mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng mức hỗ trợ và thực hiện đồng bộ nhiều chính sách đối với người có công, giảm nghèo, trợ giúp xã hội, hỗ trợ nhà ở, tạo việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/ năm, từ 14,2% cuối năm 2010 xuống dưới 4,5% năm 2015; riêng các huyện nghèo giảm khoảng 6%/ năm, từ 58,3% xuống còn 28%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2,3%. Tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng. Diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 17,5 m2 năm 2010 lên 22 m2 năm 2015. Nhà ở xã hội được quan tâm đầu tư, hỗ trợ.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân được chú trọng; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đạt kết quả tích cực. Tuổi thọ trung bình tăng, đạt 73,3 tuổi vào năm 2015. Làm tốt công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ kỹ thuật cao. Tăng cường quản lý chất lượng và giá thuốc chữa bệnh. Chú trọng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các giá trị văn hoá dân tộc, di tích lịch sử được quan tâm bảo tồn, phát huy. Nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể được công nhận là di sản văn hoá quốc gia và thế giới. Sản phẩm văn hoá, văn học - nghệ thuật ngày càng phong phú. Các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; thể dục, thể thao được đẩy mạnh.

Chính sách dân tộc được quan tâm; tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm. Công tác dân vận được chú trọng, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Nhân dân được củng cố, phát huy. Các cơ quan báo chí, xuất bản phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền...

Thứ tư, lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và chế độ được thể hiện ở vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng.

Trải qua hơn 87 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả hệ thống chính trị, chăm lo thực sự đến lợi ích vật chất và tinh thần của các tầng lớp Nhân dân. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của Nhân dân tiếp tục được cải thiện. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển, kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhất là giao thông, điện, nước sạch,... Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm, từ năm 2006 đến nay đạt trên 5,9%/năm. Hiện nay, GDP ước đạt 2.200 USD/người/năm. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên. Trên cơ sở đó, Đảng, Nhà nước

có điều kiện để thực hiện chăm lo, cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần của người dân - yếu tố hết sức quan trọng góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân.

Nhiều nơi các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt, nhất là sinh hoạt chi bộ; tiếp tục rà soát hoạt động của chính quyền cơ sở địa bàn nhất là ở những vùng trọng yếu, biên giới, vùng cao; đầu tư nguồn lực, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết công việc cho người dân nhanh gọn, hiệu quả.

Trong những năm qua, công tác tăng cường cán bộ xuống cơ sở đã mang lại hiệu quả thiết thực; góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền cấp cơ sở; góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, ổn định an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương. Công tác xây dựng Đảng và phát triển đảng viên tại các bản vùng cao biên giới có nhiều đổi mới và thu hút được sự quan tâm của quần chúng Nhân dân. Hệ thống tổ chức cơ sở Đảng tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Số lượng, chất lượng đảng viên được nâng lên. Số thôn, bản chưa có chi bộ giảm dần, đã xóa được nhiều thôn, bản "trắng" đảng viên. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục được củng cố, kiện toàn, góp phần xây dựng chính quyền và đoàn thể vừng mạnh. Công tác vận động quần chúng dần đi vào chiều sâu và hướng mạnh về cơ sở; đã thực sự góp phần ngăn ngừa, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các phần tử xấu, các thế lực thù địch, tạo điều kiện cho đồng bào yên tâm làm ăn, phát triển sản xuất.

Những thành tựu nổi bật trên đây đã góp phần quyết định vào việc tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhân dân trong điều kiện đất

nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế.

* Khuyết điểm, hạn chế

Thứ nhất, việc thể chế hoá một số chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước có những vấn đề còn bất cập, chưa phù hợp với lợi ích chính đáng của Nhân dân.

Mặc dù đã có những cố gắng nhưng một số chủ trương, đường lối quan trọng của Đảng chưa được thể chế hóa đầy đủ như phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phát huy sáng tạo trong đội ngũ trí thức,... Cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" được xác định từ lâu nhưng chưa có cơ chế, quy định để dân được kiểm tra có hiệu quả. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ đã được xác định từ lâu nhưng chưa được lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa đầy đủ và đồng bộ thành các quy định, quy chế, luật pháp hợp lòng dân để phát huy đầy đủ quyền làm chủ thực sự của Nhân dân. Do đó, sự phối hợp giữa các tổ chức của hệ thống chính trị, nhất là công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước, cơ quan chính quyền còn thiếu chặt chẽ, có lúc, có nơi còn "khoán trắng" cho khối Mặt trận, đoàn thể dẫn đến hiệu quả của công tác đân vận chưa cao.

Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành nhưng chưa thực sự gắn với đời sống của người dân nên bộc lộ nhiều bất cập; Bộ máy hành chính cồng kềnh thực hiện kém hiệu quả, cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chưa tốt, một bộ phận công chức còn nhũng nhiễu dân, thực thi công vụ thiếu công khai minh bạch, vi phạm quyền làm chủ của Nhân dân; Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, xa rời và đi ngược lại lợi ích chính đáng của Nhân dân, làm tổn hại đến uy tín của Đảng, giảm sút niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, là rào cản lớn nhất đến hiệu quả của công tác vận động quần chúng.

Thứ hai, một bộ phận cán bộ, đảng viên và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa thật sự tiên phong, gương mẫu trước Nhân dân.

Hiện nay, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của nhiều tổ chức cơ sở đảng giảm sút, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng còn không ít khuyết điểm, yếu kém. Tình trạng quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiều, xa dân, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước ngày càng gia tăng chưa được khắc phục, kỷ cương, phép nước bị xem thường. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, đạo đức, lối sống không lành mạnh, vi phạm dân chủ, tham nhũng, làm giàu bất chính đã gây bức xúc lớn trong các tầng lớp Nhân dân. Điều đó cho thấy công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với Đảng.

Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chỉ rõ: "Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở... Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng..." [11, tr.14]. Đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi Đảng ta phải được xây dựng ngày càng trong sạch vững mạnh đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ ba, một số tổ chức Đảng, cấp uỷ Đảng chưa thật sự quan tâm đến công tác dân vận và xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.

Những năm qua, nhận thức về công tác dân vận và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận vẫn chưa thực sự được quan tâm ở một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên; công tác triển khai, tổ chức thực hiện công tác dân vận ở một số địa phương còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, thiếu sâu sát; vai trò, trách nhiệm tham mưu, đề xuất hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra của một số ban dân vận cấp ủy còn hạn chế. Sự phối hợp, kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên. Một số cấp uỷ, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ, chưa sâu sát đến công tác dân vận, chưa cử được những cán bộ có phẩm chất, năng lực, kỹ năng làm công tác vận động quần chúng; nói chưa đi đôi với làm, còn xem nhẹ công tác dân vận, còn mệnh lệnh, hành chính hóa trong công tác vận động quần chúng. Nhìn chung, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng bộ máy, bố trí cán bộ làm tham mưu về công tác dân vận; cán bộ trực tiếp làm công tác vận động quần chúng của Mặt trận và các đoàn thể chưa tốt, chưa có quan điểm, giải pháp cụ thể, chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới,

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và nhân dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w