Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP vụ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU FCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY TNHH TIẾP vận TAM LONG (Trang 65 - 70)

2.3 .9Quyết toán và lưu hồ sơ

3.2.2Kiến nghị đối với Nhà nước

3.2 Môt sô giải pháp và kiên nghi nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu

3.2.2Kiến nghị đối với Nhà nước

- Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm và đầu tư thích đáng hơn nữa cho lĩnh vực giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ về giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải đường biển nói riêng. Nhà nước nên có chính sách thống nhất về việc đăng ký thủ tục hải quan tại các cảng, bởi vì thực tế cho thấy mỗi cảng đều có quy trình làm thủ tục hải quan khác nhau làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quy trình thực hiện xuất nhập khẩu một lô hàng.

- Việt Nam đang hòa mình vào nền kinh tế chung của toàn cầu, do vậy Nhà nước nên đưa ra các chính sách vĩ mô thông thoáng và chính xác hơn. Cùng với việc ngày càng hoàn thiện các cơ chế, chính sách của chính phủ về hàng hải, giao nhận vận tải biển vốn được coi là chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa bao quát được những hoạt động phát sinh trong thực tiễn khiến các doanh nghiệp giao nhận nói riêng gặp không ít khó khăn.

- Nhà nước luôn tạo cầu nối, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp đề ra các chính sách, quy định hợp lý. Thực tế cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và đôi khi còn nặng tính áp đặt, chưa đúng về lập trường của người làm kinh doanh vì vậy gây không ít khó khăn và bức xúc của các doanh nghiệp khi đưa vào áp dụng.

- Nhà nước cần có chính sách và kế hoạch cụ thể cho việc đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất các cảng biển và cơ sở hạ tầng cho vận tải cả về đường biển lẫn đường bộ. Nếu có chiến lược phù hợp để khai thác, vị trí địa lý Việt Nam hoàn toàn có thể cho chúng ta khả năng trở thành một trong những trạm trung chuyển về cảng biển lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư phù hợp, điều này dẫn đến:

+ Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao do số lượng cảng ở Việt Nam có thể đón tàu lớn rất ít, do đó hàng đi từ Việt Nam đi qua các nước hoặc từ các nước về Việt Nam hầu như phải chuyển tải.

50

+ Năng suất làm việc của các cảng còn thấp, trang thiết bị, kho bãi còn lạc hậu.

- Không những hiện đại hóa các cảng biển, việc bố trí và đầu tư cho các cảng cần được tiến hành phù hợp và đồng bộ. Nói các khác, nên tránh việc để xuất hiện chênh lệch quá lớn giữa các cơ sở hạ tầng của các cảng khiến hàng hóa chỉ dồn về một số cảng, dẫn đến tình trạng ách tắc, quá tải, trong khi các cảng khác có vị trí khá thuận lợi nhưng rơi vào tình trạng “ế ẩm” và hoạt động không hết năng suất. - -Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container đường biển đa dạng và phức tạp với bộ chứng từ bao gồm nhiều chứng từ khác nhau nên còn nhiều hạn chế như: bộ chứng từ dễ bị sai sót, tốn nhiều thời gian và chi phí khi làm thủ tục.

- Nhìn chung, vận tải biển là phương thức vận tải quốc tế lâu đời nhất và quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Nhà nước đã có những chế tài về hãng tàu và doanh nghiệp thì phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để những chế tài đó được thực hiện đúng theo đường lối của Nhà nước. Đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục chứng từ có liên quan. Do vậy, yêu cầu thiết yếu hiện nay là phải đơn giản hóa các thủ tục hải quan, cải tiến thủ tục quản lý xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ, công ước quốc tế góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận.

PHẦN KẾT LUẬN

- Nhu cầu trao đổi mậu dịch giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng và đa dạng. Trong đó ngành giao thông vận tải nói chung và ngành giao nhận nói riêng có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển chung của quá trình trao đổi mậu dịch quốc tế, khẳng định vai trò to lớn và vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam.

- Thương trường là chiến trường, bước vào cuộc chơi lớn thương trường là phải chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt với những rủi ro có thể gặp phải để đứng vững. Trải qua biết bao thăng trầm kể từ khi ra đời, hình thành và phát triển, công ty TNHH Tiếp vận Tam Long luôn cố gắng vươn lên hoà nhập vào nền kinh tế thị trường đang rất sôi động. Cụ thể, công ty đã tự tìm kiếm thị trường và khách hàng, giao dịch với khách hàng trong nước và nước ngoài. Luôn thực hiện khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Và cùng với những thành tựu ban đầu đã đạt được, hy vọng công ty sẽ giữ vững, củng cố vị trí của mình trên thương trường và ngày càng phát triển mạnh hơn trong tương lai

- Dần dần, cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế thị trường, cũng như sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các ban ngành liên quan, cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của tập thể ban lãnh đạo công ty và với kinh nghiệm cũng như sự nhiệt tình say mê công tác của toàn thể nhân viên chắc chắn công ty sẽ vươn lên, hoà nhập theo xu thế phát triển của đất nước và thế giới. Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu là một loại hình không thể thiếu được trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Hy vọng loại hình dịch vụ

này phát triển hơn nữa tại Việt Nam, nơi có điều kiện thuận lợi về địa lý cũng như về con người.

TÀI LIỆU

53

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP vụ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU FCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY TNHH TIẾP vận TAM LONG (Trang 65 - 70)