Phương pháp và cách tiếp cận sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 31 - 38)

- Tiếp cận kế thừa:Cách tiếp cận này được sử dụng để tổng hợp có chọn lọc các tài liệu hiện có liên quan đến đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế người dân khu vực quận Đồ Sơn; kế thừa các số liệu và kết quả của các đề tài nghiên cứu trước đó có liên quan đến đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển.

- Tiếp cận đa ngành: Một vấn đề nghiên cứu phức tạp như tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân ven biển cần sử dụng nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau được tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn. Cụ thể là các lĩnh vực khí tượng, khí hậu, thủy văn, đất đai, kinh tế - xã hội… Cách tiếp cận khung sinh kế của DFID cũng được áp dụng để xem xét về cách thích ứng của cộng đồng theo hướng tiếp cận đa ngành.

- Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu sẽ được thực hiện một cách có hệ thống theo cách tiếp cận từng bước phát triển mức độ tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. BĐKH (nguyên nhân, biểu hiện, tác động và ứng phó) liên quan tới nhiều lĩnh vực của tự nhiên và kinh tế xã hội trong mối tương tác nhân quả lẫn nhau. Vì vậy, nghiên cứu - triển khai ứng phó với BĐKH phải dựa trên cách tiếp cận hệ thống, liên ngành theo các cấp tác động: địa phương, quốc gia và quốc tế (tiếp cận từ trên xuống).BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng miền, địa phương. Những giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH phải được dựa trên những đặc trưng về tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa của từng vùng miền (tri thức bản địa) và cần coi trọng tiếp cận từ dưới lên trên.

1.4.1. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp tài liệu

Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp tài liệu được sử dụng để tổng quan và nghiên cứu các tài liệu đã được công bố về đánh giá tính dễ bị tổn thương nói chung và tác động của BĐKH đến sinh kế người dân nói riêng nhằm tìm ra phương pháp đánh giá phù hợp. Tác giả đã thu thập, phân tích và tổng hợp rất nhiều các tài liệu khác nhau phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các tài liệu bao gồm các nghiên cứu về khái niệm tính dễ bị tổn thương, các báo cáo tổng hợp về tính dễ bị tổn thương khu vực vùng ven biển trên thế giới và ở Việt Nam. Các kịch bản phát thải của Việt Nam được tham khảo để xem xét về BĐKH ở khu vực Hải Phòng. Đồng thời, nhiều báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cũng được thu thập như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt số liệu thống kê của các phường thuộc quận Đồ Sơn trong giai đoạn nghiên cứu được thu thập để tính toán mức độ dễ bị tổn thương. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp tài liệu bao gồm các công cụ sau được sử dụng trong luận văn:

Thu thập và kiểm tra chéo thông tin:Bối cảnh kinh tế-xã hội, văn hóa, nghèo đói, bất bình đẳng, năng lực thể chế và nhận thức của người dân liên quan đến các vấn đề về sinh kế trong bối cảnh BĐKH và thiên tai là rất khác nhau giữa các đơn vị hành chính và các nhóm đối tượng. Chúng tôi chỉ có thể khảo sát một số tổ dân phố, nhóm đối tượng trong một thời gian khá ngắn. Những thách thức của các phát hiện chung (mang tính đại diện) đối lập với các trường hợp nghiên cứu điển hình (theo bối cảnh cụ thể) luôn luôn tồn tại trong bất kỳ nghiên cứu, đánh giá nào.Chúng tôi phân tích và đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan và chính xác nhất trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp và xác minh với các đối tượng, đồng thời kiểm tra chéo thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau. Vì vậy, việc kết hợp nhiều phương pháp là rất quan trọng như: các phương pháp có sự tham gia như các cuộc thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, quan sát và tham vấn hai chiều, cùng với đánh giá sâu từ các báo cáo của của địa phương.

Công cụ thu thập thông tin:Nhiều công cụ được sử dụng để thu thập các thông tin định tính và định lượng, dung bảng hỏi để thu thập thông tin từ các hộ dân, trong đó phụ nữ và những nhóm yếu thế đều được lựa chọn vào mẫu khảo sát.

Đối với số liệu thống kê về khí tượng:Hiện nay, tại quận Đồ Sơn có Trạm khí tượng Hòn Dấu đượcdung lấy số liệu khí tượng trong luận văn này. Phương trình hồi quy tuyến tính để xem xét xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa tại Đồ Sơn từ năm 1985 đến nay.

Phỏng vấn bằng bảng hỏi:Bảng hỏi được xây dựng để thu thập các thông tin từ người dântrên địa bàn các phường, quận Đồ Sơn,đây là những đối tượng hiểu biết rõ nhất về những tác động của BĐKH trên địa bàn và cũng là nhóm đối tượng tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế và đang thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH tại địa phương.

Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để phân tích các thông số kỹ thuật về khí tượng thủy văn để đánh giá sự thay đổi của khí hậu trong giai đoạn nghiên cứu và phân tích các số liệu về điều tra cấp nông hộ ở quận Đồ Sơn để đánh giá sự thay đổi các loại hình sinh kế và tính toán các chỉ số đưa vào đánh giá tổn thương.

1.4.2. Phương pháp phân tích không gian

Phương pháp GIS sử dụng trong luận văn này cho phép không gian hóa các dữ liệu thống kê, điều tra trên quy mô của khu vực nghiên cứu, từ đó tiến hành phân tích không gian những dữ liệu đầu vào đến đánh giá tính dễ bị tổn thương theo không gian các phường thuộc quận Đồ Sơn. Các thông tin về tính dễ bị tổn thương của từng đơn vị bản đồ cấp phường được đánh giá trong chương 3 và được trình bày kết quả trên bản đồ.

1.4.3. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương

Dựa trên việc tổng quan các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương đang được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam áp dụng, học viên lựa chọn một phương pháp đánh giá tối ưu và phù hợp với khu vực ven biển quận Đồ Sơn.

Để định lượng tính tổn thương do BĐKH, IPCC đã chỉ rõ tính tổn thương (V) là một hàm số của 3 yếu tố sau: (i) mức độ phơi nhiễm của hệ thống trước các tác động bất lợi của BĐKH (Exposure - E); (ii) mức độ nhạy cảm của hệ thống trước

những thay đổi của khí hậu (Sensitivity - S); (iii) năng lực thích ứng với BĐKH (Adaptive Capacity - AC).Tính tổn thương phụ thuộc vào hai yếu tố là (1) yếu tố tự nhiên: các tác động liên quan đến thay đổi khí hậu và thời tiết; (2) yếu tố con người: các tác động do con người tạo ra. Chỉ số tổn thương tổng hợp phải phản ánh được tính tổn thương về kinh tế (economic vulnerability), tổn thương về môi trường (environmental vulerability) và tổn thương về xã hội (social vulnerability) [21]. Năm 2010, tác giả Armitage và Plummer cũng đưa đánh giá tính dễ bị tổn thương của con người trước tác động của BĐKH phụ thuộc vào 4 yếu tố sau [17]: (i) Bản chất và độ lớn của BĐKH; (ii)Mức độ phụ thuộc của con người vào các nguồn lực nhạy cảm với BĐKH (bao gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội); (iii) Mức độ nhạy cảm của các nguồn lực này trước tác động của BĐKH, và (iv) Năng lực thích ứng của con người trước những thay đổi của cácnguồn lực nhạy cảm với BĐKH. Như vậy, mối quan hệ của chỉ số tính tổn thương với các chỉ số thành phần có thể viết ngắn gọn lại theo mối quan hệ toán học là:

VI = f(E,S,AC).

Các hợp phần của tính dễ bị tổn thương:

Độ phơi nhiễm (exposure) liên quan đến "tính chất, mức độ mà một hệ thống được tiếp xúc với sự thay đổi khí hậu"[30]. Phơi nhiễm đại diện cho các điều kiện khí hậu cơ bản, dao động khí hậu theo chu kỳ, các hiện tượng khí hậu cực đoan chống lại hoạt động của hệ thống và bất kì thay đổi nào của các điều kiện này. Do đó, một hệ thống bị phơi nhiễm với quy mô, mức độ và thời gian của các dao động khí hậu [26]. BĐKH có thể làm thay đổi và tăng cường, mở rộng sự phơi nhiễm trong tương lai. Đối với độ phơi nhiễm điều quan trọng là phải xác định đối tượng bị phơi nhiễm (là hoạt động, nhóm, vùng hay tài nguyên... phải chịu BĐKH) [30]. Sự phơi nhiễm là điều kiện tiên quyết quan trọng để xem xét tính dễ bị tổn thương của đối tượng nghiên cứu. Nếu một hệ thống không bị phơi nhiễm với các xu hướng hoặc hiện tượng khí hậu nguy hiểm ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai thì tính dễ bị tổn thương của nó với các hiểm họa này cũng không liên quan đến bối cảnh hiện tại. Sự phơi nhiễm có thể được đánh giá theo khía cạnh không gian và thời gian [30].

Mức độ nhạy cảm (S) được xác định là mức độ mà hệ thống phản ứng lại một sự thay đổi của khí hậu (baogồm cả sự thay đổi bất lợi hoặc có lợi của khí hậu). Độ nhạy cảm của một hệ thống phản ánh mức độ mà hệ thống bị tác động, tác động này bất lợi hoặc có lợi, trực tiếp hay gián tiếp, do BĐKH [30]. Độ nhạy cảm phản ánh sự phản ứng của hệ thống đối với ảnh hưởng của khí hậu và mức độ của những thay đổi khí hậu tác động đến cấu trúc hiện tại của nó. Vì thế, một hệ thống nhạy cảm có phản ứng cao với khí hậu và có thể bị tác động đáng kể do những biển đổi khí hậu nhỏ [26].

Năng lực thích ứng (AC) được xác định là mức độ mà các điều chỉnh của hệ thống có thể làm giảm nhẹ khả năng gây tổn thương do BĐKH hoặc bù đắp các thiệt hại do BĐKH gây ra hoặc tận dụng các cơ hội do tác động tích cực của BĐKH đem lại.Khả năng thích ứng là năng lực (hoặc tiềm năng) của hệ thống để điều chỉnh thành công BĐKH nhằm giảm thiệt hại tiềm ẩn, nắm bắt các cơ hội thuận lợi và đối phó với các hậu quả[30]. Khả năng thích ứng của một hệ thống về bản chất có thể được quyết định do hoạt động của con người và nó tác động đến cả yếu tố tự nhiên và xã hội của hệ thống[30]. Các nghiên cứu chỉ ra là một số yếu tố kinh tế - xã hội quyết định khả năng thích ứng chung (như giáo dục, thu nhập hay sức khỏe, ngược lại một số yếu tố đặc biệt quyết định khả năng thích ứng với các tác động cụ thể của BĐKH như lũ lụt hay hạn hán (ví dụ: thể chế, kiến thức, công nghệ). Vai trò của các yếu tố kinh tế - xã hội, đặc biệt là thể chế, quản trị, quản lý được nhấn mạnh là quyết định khả năng thích ứng với BĐKH. Khả năng thích ứng tác động đến tính dễ bị tổn thương bằng cách điều chỉnh độ phơi nhiễm và độ nhạy cảm.

Dựa trên mô hình sinh kế bền vững của DFID, chúng tôi đưa ra một khung lý thuyết riêng cho nghiên cứu này. Sinh kế chính của người dân tại khu vực nghiên cứu là du lịch, dịch vụ và nuôi trồng thủy sản. Mặc dù các sinh kế chính chịu sự tác động của nhiều yếu tố như thị trường, cơ chế chính sách, khoa học kỹ thuật… và cả BĐKH. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, học viên tập trung phân tích yếu tố BĐKH tới du lịch, dịch vụ và nuôi trồng thủy sản.

Hình 1.2. Khung sinh kế chịu tác động của BĐKH (DFID)

Hình 1.3. Khung phân tích đánh giá mức độ tổn thương ở các phường thuộc quận Đồ Sơn Mức độ nghèo đói Trình độ học vấn vấn Điều kiện sống, tài sản, nhà ở Biến động nhiệt

Biến đổi khí hậu E Thời tiết cực đoan Biến động lượng mưa Sinh kế (Việc làm,nghề nghiệp, thu nhập) Sản xuất nôngnghiệp (Cơ cấu

cây trồng, vật nuôi)

Nhạy cảm về sinh kế S Khả năng thích ứng

AC

Con người: dân số, giới tính

Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương chính là đo đạc sự nghiêm trọng của mối đe dọa tiềm tàng trên cơ sở những mối hiểm họa đã được xác định và mức độ dễ bị tổn thương của các hộ dân vùng ven biển. Việc đánh giá này có thể được dùng để giải thích những thông tin cảnh báo sớm và ứng phó khẩn cấp. Lý tưởng nhất là kết quả này cần được đưa trực tiếp vào các kế hoạch dài hạn của các tổ chức và các chính quyền các cấp, các thông tin đánh giá được tổng hợp thành một nền tảng kiến thức không những có thể truy cập, đáng tin cậy về mặt khoa học và dễ sử dụng, mà có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp thích ứng phù hợp.

CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU, CÁC ĐẶC TRƯNG SINH KẾ VÀ BĐKH Ở QUẬN ĐỒ SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 31 - 38)