Đánh giá tính dễ bị tổn thương khu vực Quận Đồ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 64)

Chỉ số được xây dựng sao cho nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa các phường. Khó khăn lớn nhất mà cách tiếp cận này gặp phải là xây dựng thang điểm và xác định các trọng số cho từng chỉ tiêu và kết quả là giá trị cuối cùng luôn gây tranh cãi về tính thuyết phục. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn được sử dụng rộng rãi vì nó cho ta cái nhìn mang tính so sánh một cách tương đối giữa các vùng.

Các biến chỉ số phơi nhiễm được tính toán dựa trên số liệu khí tượng trạm Hòn Dấu trong giai đoạn nghiên cứu, đối với cấp phường ảnh hưởng của khí hậu và những hiện tượng cực đoan dường như không khác nhau nhiều trên một khu vực nhỏ nên các chỉ số đưa ra là như nhau ở 7 phường.

Bảng 3.1. Tổng hợp các chỉ số được đưa vào đánh giá tính VI

Chỉ số Tên chỉ số Đơn vị Nguồn dữ liệu thu thập

Chỉ số phơi nhiễm E

E1 Số ngày nóng trên 33 độ Ngày Trạm Hòn Dấu E2 Số ngày rét dưới 15 độ Ngày Trạm Hòn Dấu

E3 Số ngày mưa trên 50 mm Ngày Trạm Hòn Dấu

Mức độ nhạy cảm S

Người (S1) S11 Tỉ lệ dân số phụ thuộc % Báo cáo, niên giám thống kê

S12 Tỉ lệ lao động là phụ nữ % Báo cáo, niên giám thống kê S13 Quy mô hộ % Báo cáo, niên giám thống kê Cơ cấu

ngành nghề (S2)

S21 Tỉ lệ hộ Nông nghiệp % Báo cáo, niên giám thống kê

S22 Tỉ lệ hộ Dịch vụ, du lịch % Báo cáo, niên giám thống kê

S23 Tỉ lệ hộ Nuôi trồng thủy sản % Báo cáo, niên giám thống kê

Chỉ số Tên chỉ số Đơn vị Nguồn dữ liệu thu thập

Hoạt động trồng trọt (S3)

S31 Diện tích trồng hoa mầu Ha Báo cáo, niên giám thống kê

S32 Sản lượng hoa màu Tạ Niên giám thống kê S33 Diện tích trồng cây ăn quả Ha Báo cáo, niên giám

thống kê

S34 Sản lượng cây ăn quả Ha Báo cáo, niên giám thống kê S35 Diện tích trồng rừng Ha Báo cáo, niên giám

thống kê

Khả năng thích ứng AC

Nghèo (A1) A1 Tỉ lệ hộ nghèo % Báo cáo, niên giám thống kê Vốn (A2) A21 Số hộ được hỗ trợ xây

dựng nhà ở năm 2015 Hộ

Báo cáo, niên giám thống kê

A22 Số hộ được vay vốn sản

xuất Hộ

Báo cáo, niên giám thống kê

Giáo dục

(A3) A3

Số lượng lao động được

đào tạo từ trung cấp trở lên Người

Báo cáo, niên giám thống kê

Nhà ở (A4) A41

Tỉ lệ nhà kiên cố ( nhà nhiều tầng hoăc 1 tầng mái bằng)

%

Báo cáo, niên giám thống kê, số liệu điều tra

A42 Nhà tắm được xây kiên cố %

Báo cáo, niên giám thống kê, số liệu điều tra

Tài sản (A5) A5

Tài sản cố định trong hộ

gia đình Chiếc

Báo cáo, niên giám thống kê, số liệu điều tra

Đối với các chỉ số nhạy cảm về sinh kế S thể hiện mức độ nhạy cảm cũng như thể hiện sự phụ thuộc đối với lĩnh vực bị tác động của các hoạt động sinh kế và cộng đồng người dân các phường ven biển thì các chỉ số đưa ra thể hiện gần như cơ bản các đặc điểm của từng phường và có sự khác biệt rất rõ ràng. Các tiêu chí đặc trưng về sinh kế cho khu vực ven biển bao gồm chủ đạo là các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, các hình thức ngành nghề chính; tỉ lệ các loại ngành nghề (nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, nuôi trồng thủy hải sản); các loại hình hoạt động trồng trọt chính của địa phương (cây ăn quả - táo).

Đối với các chỉ số về khả năng thích ứng AC, dữ liệu mà học viên thu thập được để đưa vào đánh giá đã thể hiện được một số loại như: điều kiện về nhà ở, mức độ giàu nghèo, trình độ học vấn, tài sản trong gia đình.

Đối với mỗi biến, do được đo lường bằng các đại lượng khác nhau nên để có thể đánh giá được lại phải đưa các đại lượng về cùng một trục (cùng một đơn vị) - gọi là chuẩn hóa các chỉ số đại lượng. Đồng thời các biến sẽ được đánh giá mối quan hệ với tính dễ bị tổn thương. Những chỉ số làm tăng tính tổn thương sẽ có mối quan hệ thuận chiều với chỉ số tổn thương (↑) thì việc chuẩn hóa sẽ được thực hiện theo công thức.

𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥𝑆𝑑 = 𝑺𝒅 − 𝑺𝒎𝒊𝒏

𝑺𝒎𝒂𝒙 − 𝑺𝒎𝒊𝒏

Những chỉ số làm giảm tính tổn thương sẽ có mối quan hệ ngược chiều với chỉ số tổn thương (↓) thì việc chuẩn hóa sẽ được thực hiện theo công thức:

𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥𝑆𝑑 = 𝑺𝒎𝒂𝒙 − 𝑺𝒅

𝑺𝒎𝒂𝒙 − 𝑺𝒎𝒊𝒏

Trong đó: Sd là giá trị gốc của các biến đưa vào đối với địa phương d, Smin

và Smax lần lượt là các giá trị tối thiểu và tối đa.

Ta có thể thấy được rằng các chỉ số thể hiện hiện tượng thời tiết cực đoan, các chỉ số về nghèo và lao động phụ nữ là những chỉ số sẽ làm tăng tính tổn thương, các chỉ số về nghề nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, chỉ số về nguồn vốn, giáo dục, nhà ở, tài sản là những chỉ số có quan hệ nghịch chiều với chỉ số tổn thương.

Bảng 3.2. Vai trò của các chỉ số trong đánh giá tính tổn thương

Chỉ số Tên chỉ số Quan hệ với chỉ số tổn thương: ↑ (thuận); ↓ (nghịch) Chỉ số phơi nhiễm E E1 Số ngày nóng trên 33 độ ↑ E2 Số ngày rét dưới 15 độ ↑

E3 Số ngày mưa trên 50 mm ↑

Mức độ nhạy cảm S

Chỉ số Tên chỉ số Quan hệ với chỉ số tổn thương: ↑ (thuận); ↓ (nghịch) S12 Tỉ lệ lao động là phụ nữ ↑ S13 Quy mô hộ ↓ Cơ cấu ngành nghề (S2) S21 Tỉ lệ hộ Nông nghiệp ↓ S22 Tỉ lệ hộ Dịch vụ, du lịch ↓ S23 Tỉ lệ hộ Nuôi trồng thủy sản ↓ Hoạt động trồng

trọt (S3) S31 Diện tích trồng hoa mầu ↓

S32 Sản lượng hoa màu ↓

S33 Diện tích trồng cây ăn quả ↓

S34 Sản lượng cây ăn quả ↓

S35 Diện tích trồng rừng ↓

Khả năng thích ứng AC

Nghèo (A1) A1 Tỉ lệ hộ nghèo ↑

Vốn (A2) A21

Số hộ được hỗ trợ xây

dựng nhà ở năm 2015 ↓

A22 Số hộ được vay vốn sản xuất ↓

Giáo dục (A3) A3

Số lượng lao động được

đào tạo từ trung cấp trở lên ↓

Nhà ở (A4) A41

Tỉ lệ nhà kiên cố (nhà nhiều

tầng hoăc 1 tầng mái bằng) ↓

A42 Nhà tắm được xây kiên cố ↓

Tài sản (A5) A5

Tài sản cố định trong hộ

gia đình ↓

Cuối cùng sau khi được chuẩn hóa và xác định mối tương quan với khả năng tổn thương, các chỉ số được lấy trung bình để tính ra giá trị của các chỉ số chính bằng cách áp dụng phương trình sau:

𝑀𝑑 = ∑ 𝑖𝑛𝑑𝑒𝑥𝑆𝑑𝑖

𝑛 𝑖=1

𝑛

Trong đó: 𝑀𝑑 là các yếu tố chính đóng góp nên các chỉ nhạy cảm hay khả năng thích ứng của mỗi phường (Ví dụ: cơ cấu ngành nghề, hoạt đồng trồng trọt); n là số lượng các biến cấu thành nên 𝑀𝑑.

Khi các chỉ số nhạy cảm, thích ứng được xác định, chỉ số tổn thương sinh kế cấp phường được tính toán theo phương trình:

𝐿𝑉𝐼𝑑 = ∑ 𝑀𝑑𝑖

𝑘 𝑖=1

𝑘

Trong đó: 𝐿𝑉𝐼𝑑 là chỉ số tổn thương sinh kế của phường d (thuộc quận Đồ Sơn), k là tổng số yếu tố chính cấu thành nên tính tổn thương chung. Theo bảng số liệu thì ngoài yếu tố khí hậu (phơi nhiễm) ta sẽ có tổng số là 8 yếu tố chính cấu thành nên độ nhạy cảm và khả năng thích ứng.

Dựa trên các số liệu tính toán và thu thập được tại 7 phường thuộc quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với từng yếu tố chính được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả tính chỉ số tổn thương cho từng nhân tố chính năm 2015 quận Đồ Sơn Chỉ số chính Vạn Sơn Hợp Đức Minh Đức Ngọc Hải Ngọc Xuyên Vạn Hương Bàng La Phơi nhiễm E 1 1 1 1 1 1 1 Nhạy cảm S 0.6 0.38 0.38 0.74 0.43 0.81 0.57 Con người 0.64 0.53 0.42 0.77 0.34 0.39 0.37 Cơ cấu ngành nghề 0.33 0.42 0.31 0.73 0.52 0.75 0.42 Hoạt động trồng trọt 0.67 0.46 0.23 0.9 0.57 0.67 0.35 Thích ứng A 0.41 0.63 0.35 0.65 0.39 0.79 0.54 Nghèo 0.1 0.09 0.12 0.41 0.45 0.61 1 Vốn 0.45 0.95 0.05 0.86 0.61 0.76 0.19 Giáo dục 0 0.43 0.36 1 0.78 0.86 0.48 Nhà ở 0 0.83 0.42 0.57 0.59 1 0.19 Tài sản 0.02 0.37 0.28 1 0.43 0.78 0.55 LVI 0.38 0.55 0.36 0.78 0.56 0.77 0.51 Xếp hạng tổn thương 6 4 7 1 3 2 5

Ta có thể thấy, năm 2015 chỉ số tổn thương đối với từng phường thuộc quận Đồ Sơn, Hải Phòng có sự khác biệt rất rõ nét. Phường Ngọc Hải và Vạn Hương là hai

phường có chỉ số LVI cao nhất và lần lượt là 0,78 và 0,77. Hai phường có chỉ số tổn thương thấp nhất là phường Vạn Sơn và Minh Đức. Các phường được xếp hạng tổn thương theo thứ tự từ 1 đến 7, mức 1 là phường có chỉ số tổn thương cao nhất quận Đồ Sơn. Trong hai phường có chỉ số tổn thương cao nhất là phường Ngọc Hải và Vạn Hương đều có chỉ số nhậy cảm S cao nhất so với các phường còn lại. Tại phường Ngọc Hải thì tỷ lệ dân số phụ thuộc lớn và quy mô hộ thấp hơn các phường còn lại nên chỉ số chính con người của phường này là 0.77, cao nhất so với các phường còn lại và phần nào đó tác động làm tăng tính dễ bị tổn thương của phường Ngọc Hải. Về cơ cấu ngành nghề: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản thì có 3 phường có chỉ số cao nhất là Ngọc Hải, Vạn Hương và Vạn Sơn.

Hình 3.1. Bản đồ chỉ số mức độ tổn thương các phường thuộc quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng năm 2015

Trong tất cả các phường thì phường Ngọc Hải có tính dễ bị tổn thương cao nhất trong tất cả các phường đựa phân tích. Trong đó chỉ số về giáo dục và tài sản có ảnh hưởng lớn đến tính dễ bị tổn thương của phường Ngọc Hải. Ngoài ra còn có một số yếu tố chính ảnh hưởng làm tăng tính dễ bị tổn thương của phường này đó là yếu tố con người: tỷ lệ dân số phụ thuộc, tỷ lệ lao động là nữ và quy mô hộ gia đình; vốn:

số hỗ được hỗ trợ xây dựng nhà và số hộ được hỗ trợ vay vốn. Với phường Vạn Hương thì chỉ số nhạy cảm S, giáo dục và tài sản là các chỉ số chính ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của phường này chỉ thấp hơn phường Ngọc Hải. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương được cụ thể hóa bằng bản đồ trên Hình 3.1 cho ta thấy sự phân bố không gian của các phường với mức độ tổn thương khác nhau. Phường Ngọc Hải và phường Vạn Hương là hai phường chịu nhiều tác động của mưa bão nhất nếu xảy ra tại đây và các chỉ số khác cũng phản ánh hai phường này có mức độ tổn thương cao nhất đối với BĐKH. Do vậy, khi quy hoạch phát triển ngành nghề tại đây cần chú trọng đặc biệt đến các yếu tố gây tổn thương khi bị tác động của BĐKH. Phường Minh Đức ít bị tổn thương nhất và vị trí của phường này không nằm giáp biển, các yếu tố tổng hợp để đánh giá tính dễ bị tổn thương cũng cho thấy phường này ít bị tác động nhất bởi BĐKH đối với sinh kế của người dân nơi đây.

3.2. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế thông qua phỏng vấn sâu tại Quận Đồ Sơn

3.2.1. Thu thập thông tin thông qua điều tra các hộ dân

Phương pháp phỏng vấn sâu nông hộ được áp dụng trong luận văn để thu thập các thông tin thực tế của từng hộ gia đình tại quận Đồ Sơn. Căn cứ vào mục tiêu của đề tài, việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về: sinh kế của người dân, nguồn thu nhập từ sinh kế đó, những rủi ro của từng sinh kế tác động đến việc tăng hay giảm thu nhập của người dân và thông tin về nhận thức và đánh giá khách quan của người dân về những biểu hiện của BĐKH tại địa phương trong giai đoạn trước năm 2010 và từ năm 2010 trở lại đây. Chi tiết bảng hỏi các hộ dân được trình bày trong Phụ lục 2 của luận văn.

Tổng số phiếu phỏng vấn sâu hộ dân là 181 phiếu và trải đều tại tất cả các phường của Quận Đồ Sơn, phường Ngọc Xuyên có số hộ được phỏng vấn nhiều nhất là 37 hộ chiếm 20,4% tính theo tổng số hộ trong tổng số 7 phường thuộc Quận Đồ Sơn. Phường có số hộ được phỏng vấn ít nhất là phường Vạn Sơn với số hộ là 17 hộ được phỏng vấn và chiếm 9,4% tổng số hộ được phỏng vấn tại quận Đồ Sơn. Nếu thống kê theo độ tuổi những cá nhân được phỏng vấn thì đa số đều trên 40 tuổi với 146 cá nhân được hỏi trong tổng số 181 cá nhân được phỏng vấn. Số người dưới 40

tuổi chỉ có 35 người. Điều này cũng cho thấy kinh nghiệm của những người được phỏng vấn sẽ nhiều hơn và nắm được nhiều thông tin về sinh kế và các dấu hiệu biến đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan hơn những cá nhân trẻ tuổi hơn. Các cá nhân được phỏng vấn có giới tính là nam chiếm 130 phiếu và nữ là 51 phiếu.

Theo kết quả tổng hợp thông tin từ các bảng hỏi hộ gia đình thì sinh kế chính của tất cả 181 hộ được phỏng vấn tại quận Quận Đồ Sơn là các hộ làm dịch vụ, du lịch và nuôi trồng thủy sản. Loại hình sinh kế nhiều nhất là các loại hình sinh kế khác ít bị tác động bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan trong đó có các hộ làm dịch vụ và du lịch với số lượng là 146 hộ, chiếm 63% tổng số hộ được phỏng vấn và nhiều thứ hai là 38 hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản chiếm 16% tổng số hộ, tiếp theo là nghề đánh bắt thủy sản là 26 hộ và chiếm 11% tổng số phiếu và cuối cùng là nông nghiệp (chuyên canh cây ăn quả, cây táo) với 24 phiếu và chiếm 10% tổng số phiếu được phỏng vấn.

Hình 3.2. Thống kê nguồn sinh kế của các hộ dân được phỏng vấn thuộc quận Đồ Sơn, Hải Phòng

Các hộ làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ được phân tích kỹ hơn dựa vào các kết quả phỏng vấn dưới đây. Những hộ này sẽ chịu những tác động trực tiếp dưới tác động của BĐKH và các thời tiết cực đoan diễn ra tại quận Đồ Sơn.

3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế thông qua điều tra bảng hỏi tại Quận Đồ Sơn

Thông qua việc phân tích, đánh giá các kết quả điều tra bảng hỏi 181 hộ dân tại các phường của quận Đồ Sơn cho thấy nhận thức của người dân về BĐKH rất rõ ràng và thông qua các biểu hiện BĐKH chính như sau: Bão và lũ lụt; hạn hán; xói lở và sạt lở; nhiệt độ tăng; rét đậm rét hại; có bị xâm nhậm mặn hay không và các hiện tượng khác. Các tác động này ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển thuộc quận Đồ Sơn, Hải Phòng cũng được phân tích và đánh giá chi tiết trong phần này của luận văn. Theo kết quả tổng hợp sau khi phỏng vấn cho thấy hầu hết người dân đều cảm thấy có sự ấm lên trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Các hiện tượng mưa nắng thất thường cũng gia tăng và có ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng tại khu vực nghiên cứu, đặc biệt đối với các hộ trồng cây ăn quả (cây táo) tại phường Bàng La. Vào giai đoạn táo trổ hoa, những cơn mưa bất thường hay bão đến muộn hơn sẽ gây mất mùa táo và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những hộ chuyên canh trồng táo. Hiện tượng bị xâm nhập mặn cũng tăng lên rõ rệt và phần nào cũng tác động đến sinh kế của những phường ven biển như: Vạn Hương, Vạn Sơn, Ngọc Hải và Bàng La.

Hình 3.3. Tổng thu nhập theo tháng thời điểm năm 2015 của tất các hộ được phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)