Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội và đặc trưng về sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 38)

2.1.1.Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên quận Đồ Sơn

Vị trí địa lý:Quận Đồ Sơn nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22 km về phía Đông Nam, tổng diện tích tự nhiên của toàn quận là 4.248,07 ha.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp quận Dương Kinh, huyện Kiến Thụy; - Phía Nam và phía Đông giáp vùng biển Vịnh Bắc Bộ;

- Phía Đông Bắc giáp với cửa sông Lạch Tray và huyện đảo Cát Hải; - Phía Tây Nam giáp với cửa sông Văn Úc.

Quận Đồ Sơn là một bán đảo với 22,5 km bờ biển, có địa hình đồi núi rừng cây nối tiếp nhau vươn ra biển tới 5km theo hướng Đông Bắc-Tây Nam với nhiều mỏm núi nhô cao từ 25-130 m. Vị trí địa lý đặc thù của quận tiếp giáp trực tiếp với biển Vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.

Địa hình:Đồ Sơn là vùng đất ven biển có đồi núi nhô kéo dài ra biển như bán đảo, bao gồm 3 vùng chính. Vùng trung tâm chủ yếu thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên và Vạn Sơn, phía đông có đường 353 và khu đất ven biển được hình thành và bảo vệ bởi đê ngăn nước mặn, có độ cao trình trung bình là +2.5m đến +3.5m. Bình diện ở đây khá bằng phẳng, nền đất có tải trọng 0.1kg/cm2 - 0.4 kg/cm2. Đây là khu vực rất thuận lợi cho phát triển các công trình xây dựng tập trung. Do vậy nhiệt độ vào mùa hè thường cao hơn các vùng khác.Vùng bán đảo Đồ Sơn: có nhiều đồi núi nhô ra biển, cao trình tự nhiên trung bình 6-7m, có những điểm cao lên đến +66m đến +125m. Nền đất có tải trọng tự nhiên trung bình 0.9kg/cm2. Đây là vùng có tiềm năng phát triển các công trình kiến trúc phù hợp với thế tự núi hướng biển, thuận lợi cho phát triển du lịch leo núi mạo hiểm. Đảo Hòn Dấu là một khu rừng sinh thái, là điểm có tiềm năng phát triển du lịch tắm biển kết hợp với tham quan khu sinh thái biển đảo.

Diện tích đất bằng thuộc phường Bàng La và phường Minh Đức, phường Hợp Đức có độ cao trình trung bình tự nhiên 2,0-2,8m. Nền đất trọng tải tự nhiên trung bình 0.3kg/cm2. Đây là vùng có nhiều tiềm năng đất đai, mặt bằng phù hợp với nhu cầu đô thị hóa, phát triển đô thị và công trình công cộng. Diện tích mặt nước “vùng bãi bồi phía Tây Nam trông ra cửa sông Văn Úc”thuộc địa bàn phường Vạn Sơn và phường Vạn Hương có thể san lấp cải tạo để đầu tư phát triển các khu dịch vụ nghỉ dưỡng, sinh thái biển.

Khí hậu, thủy văn:Nằm ở vùng ven biển, quận Đồ Sơn thuộc tiểu vùng sinh thái duyên hải đồng bằng Bắc Bộ nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình mùa khô: 262,1 mm từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa trung bình mùa mưa: 1.478,4 mm từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình 21.60C, nhiệt độ cao nhất bình quân là 35.00C; nhiệt độ thấp nhất bình quân là 6.50C. Vùng trung tâm do bị chặn bởi các dãy núi nên vào mùa hè nhiệt độ thường cao hơn so với các vùng ven biển.

Hướng gió: mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), hướng gió chủ đạo là Đông và Đông Nam, mùa đông (từ tháng 9 đến tháng 4) hướng Đông và Đông Bắc. Vận tốc gió trung bình 3,5m/s, lớn nhất 45-50m/s. Chế độ thủy văn phụ thuộc vào nước thủy triều, sóng biển và mực nước sông Cấm, sông Văn Úc. Mực nước cao nhất: +4.44m; thấp nhất +06m. Vào mùa mưa, bão sóng biển dâng cao có thể làm ảnh hưởng các công trình hạ tầng do địa hình nhô ra sát biển.Đồ Sơn có tới 22.5 km bờ biển giáp với Vinh Bắc Bộ, là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH, nước biển dâng. Vì vậy, trong thời kỳ quy hoạch cần phải đặc biệt quan tâm đến các giải pháp phòng chống thiên tai, thích ứng với tác động xấu của hiện tượng BĐKH và nước biển dâng.

Tài nguyên biển:Nguồn nước biển với độ mặn trung bình và ổn định ở vùng biển Đồ Sơn có thể phát triển nghề sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản. Ngư trường vùng biển Đồ Sơn có gần 1000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như cá thu, cua bể, sò huyết có thể khai thác để tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.Vùng biển Đồ Sơn nằm ở vị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ, gần các ngư trường lớn là Bạch Long Vỹ, Long Châu, Cát Bà.Tại vùng biển ven bờ vừa

có khả năng nuôi trồng thủy sản, vừa có khả năng trồng rừng ngập mặn có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan phát triển du lịch.

Tài nguyên rừng:Diện tích đất rừng là 488,52 ha, trong đó rừng phòng hộ: 475,0 ha; rừng đặc dụng: 13,52 ha.

2.1.2.Các đặc điểm về kinh tế xã hội quận Đồ Sơn

Dân số lao động:Dân số là 44.775 người. Mật độ dân số bình quân 1.054 người/km2 tương đương với bình quân chung của toàn thành phố. Một đặc thù của Đồ Sơn là diện tích đất nằm trong khu du lịch (toàn bộ phường Vạn Hương), khu giành cho quốc phòng, an ninh khá lớn nên mật độ dân số ở một số khu vực trung tâm phát triển dịch vụ du lịch của quận thường cao hơn nhiều so với các khu vực khác.

Mật độ dân số không đồng đều giữa các phường: phường Vạn Sơn có mật độ dân số cao nhất lên đến 2.938người/km2 trong khi phường Ngọc Xuyên chỉ có khoảng 508 người/km2; phường Bàng La có 813 người/km2; phường Hợp Đức có 1.096 người/km2; phường Minh Đức có 1.036 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm tại quận thấp, dự kiến trong thời gian tới sẽ tăng với xu hướng đô thị.

Kinh tế: Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành kinh tế cho thấy cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản từ 27.3% năm 2011 xuống còn 22.9%vào năm 2015, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ , du lịch từ 41% năm 2011 lên 47.2% vào năm 2015. Chất lượng tăng trưởng được đánh giá thể hiện trong cơ cấu các nhóm ngành như sau:

+ Thương mại, dịch vụ: Số lượt khách du lịch năm 2011 đạt 2,3 triệu lượt khách, năm 2015 ước đạt 2,5 triệu lượt khách, tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 3.1% năm.Giá trị sản xuất nhóm ngành dịch vụ tăng từ 41% năm 2011 lên 47,2% năm 2015, tăng 6,2%.

+ Công nghiệp, xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp: Năm 2011 đạt 141 tỷ, năm 2015 đạt 205 tỷ, tăng bình quân 10,4% năm.Giá trị sản xuất ngành xây dựng: Năm 2011 đạt 453 tỷ, năm 2015 đạt 696 tỷ, tăng bình quân 12,3% năm.Tỷ trọng công

nghiệp, xây dựng trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất năm 2011 chiếm 31,7%; năm 2015 tỷ lệ là 29,9%.

+ Thủy sản, nông nghiệp: Sau 5 năm tỷ trọng ngành nông nghiệp phát triển hợp lý. Giá trị sản phẩm tăng, ngành chăn nuôi được phát triển tập trung theo hướng trang trại, gia trại. Ngành dịch vụ nông nghiệp mới hình thành nhưng có lợi nhuận cao hơn đã được đầu tư để phát triển.Diện tích trồng lúa cả năm 2011 đạt 1.051,0 ha, năm 2015 đạt 1.051,0 ha.Năng suất lúa bình quân năm 2011 đạt 55,8 tạ/ha, năm 2015 đạt 61,0 tạ/ha.Sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 5.930,0 tấn, năm 2015 đạt 6.400,0 tấn, tăng bình quân 1,68%/ năm.Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2011 đạt 100,0 tỷ đồng, năm 2015 đạt 132,0 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 7,7% năm.

Khai thác và nuôi trồng thủy sản:Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản giữ ổn định, một số ngành nghề mới như khai thác và chế biến sưa mang lại hiệu quả kinh tế và giả quyết nhiều việc làm cho người lao động.

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2011 đạt 409,0 tỷ đồng, năm 2015 đạt 558,0 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011-2015 đạt 8,3% năm.

-Tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất năm 2011 chiếm 27,3%; năm 2015 tỷ lệ giảm xuống còn 22.9% giảm 4,4 %.

Văn hóa- xã hội: Trong 5 năm qua tình hình giáo dục và đào tạo quận Đồ Sơn ổn định và phát triển, quy mô trường lớp tăng, cơ bản đáp ứng yêu cầu, phù hợp với các địa bàn dân cư và các cấp học, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục ở các ngành học, bậc học có nhiều chuyển biến rõ rệt.

- Tập trung xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng y tế, đào tạo đội ngũ cán bộ, y bác sỹ, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và các bệnh xã hội.

- Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, thông tin truyền thông trên địa bàn được nâng lên, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đặc biệt hệ thống thiết bị Đài phát thanh quận và các phường được bổ sung, tu bổ hàng năm.

Giao thông vận tải:

- Đường bộ: Toàn bộ khu vực quận Đồ Sơn liên hệ với bên ngoài qua tuyến đường Phạm Văn Đồng với chiều dài 12km, nối tiếp các đường trục đến trung tâm quận, các tuyến đường đều có vỉa hè rộng, phía đường tiếp giáp với bờ biển đều được xây kè bảo vệ kiên cố có các cọc tiêu biển báo ranh giới an toàn cho các phương tiện lưu thông.

- Đường thủy: Tiềm năng phát triển giao thông thủy của Đồ Sơn là rất lớn, đặc biệt là giao thông phục vụ các tuyến du lịch biển các tuyến du lịch trong nước và quốc tế. Hiện tại quận có 1 cảng cá Ngọc Hải và 1 bến cá Cống Họng, một bến tàu khách dùng cho các tàu thuyền loại nhỏ nằm ở khu II.

2.1.3. Các đặc trưng sinh kế Quận Đồ Sơn

2.1.3.1. Ngành du lịch

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch là nhóm ngành kinh tế quan trọng nhất của quận Đồ Sơn. Cùng với quá trình đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính từ thị xã lên quận mới: Năm 2010, thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 50.3%, năm 2011, chiếm tới 64.7% cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận; năm 2013 chiếm 65.2%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (2012-2014) đạt mức 14.4%, cao hơn mức tăng trưởng chung giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn quận. Năm 2012, đã có 2.150.000 lượt khách du lịch đến Đồ Sơn (trong đó có 45.000 lượt khách quốc tế), chiếm hơn 50% lượng khách du lịch đến Hải Phòng. Số lượng khách du lịch đã tăng 46.5% và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội trên địa bàn quận tăng 43.5% giai đoạn (2010-2012).

Trong cơ cấu giá trị nhóm ngành dịch vụ, thương mại, các hoạt động kinh doanh thương mại vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch còn phát triển theo quy mô nhỏ. Loại hình kinh doanh dịch vụ phổ biến trên địa bàn quận là kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các dịch vụ nghỉ dưỡng, phục

vụ du lịch khác chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010, ngành dịch vụ - thương mại chiếm 64% cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận, năm 2012 ngành dịch vụ- thương mại chiếm 65.2% cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận. Đến năm 2012, trên toàn quận có 2.816 cơ sở kinh doanh dịch vụ với 6.859 lao động. Trong đó các cơ sở cá thể là 2.769 cơ sở với 5.864 lao động chiếm 85% tổng số lao động. Số cơ sở kinh doanh dịch vụ của Nhà nước là 21 cơ sở với 828 lao động chủ yếu là các khách sạn và nhà nghỉ do các Bộ ngành Trung ương và thành phố quản lý. Số các cơ sở hỗn hợp là 31 với 167 lao động. Trong đó 2.816 cơ sở kinh doanh dịch vụ có 1.606 cơ sở kinh doanh thương nghiệp và các dịch vụ nhỏ 522 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ khách tham quan nghỉ dưỡng, 688 cơ sở kinh doanh khách sạn và nhà hàng. Về kinh doanh dịch vụ: Đa số các loại hình dịch vụ đều đơn giản có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù là một trung tâm du lịch nhưng trên địa bàn quận Đồ Sơn hiện không có vũ trường, không có các điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí cho khách du lịch, không có các cơ sở bệnh viện đủ điều kiện trang thiết bị chăm sóc sức khỏe cho du khách trong nước và quốc tế.

Nguyên nhân cơ bản làm cản trở việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch là do quận chưa có quy hoạch sử dụng đất và phát triển không gian dài hạn. Hiện tại nhà đầu tư kinh doanh mới chỉ được thuê sử dụng thời gian ngắn 3 đến 5 năm. Vì thế các nhà đầu tư không bỏ vốn để xây dựng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho kinh doanh lâu dài. Vấn đề cốt yếu cần hoàn thành quy hoạch chi tiết để các nhà đầu tư có thể được thuê đất dài hạn, yên tâm bỏ vốn đầu tư xây dựng các dự án hiện đại để kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, các khách sạn, nhà nghỉ chất lượng thấp, quy mô nhỏ, do vậy sức hút đối với khách du lịch cao cấp còn hạn chế.

Bên cạnh vấn đề về cơ sở hạ tầng thì khí hậu thay đổi cũng là nguyên nhân làm cho Đồ Sơn giảm khả năng thu hút khách du lịch so với địa phương khác:

+ Nước biển dâng cùng với sóng, gió, triều cường và nước dâng do bão gia tăng làm tăng ngập lụt và xói lở bờ biển, tác động trực tiếp đến các công trình xây dựng trên biển và ven bờ như các cảng du lịch, hệ thống chuyển tải, phân phối điện,

bến bãi, kho tàng, các công trình xây dựng công nghiệp, hệ thống giao thông ven biển, hệ thống đê biển, các thành phố, đô thị, khu công nghiệp, làm gia tăng chi phí cho việc bảo vệ, gia cố, duy tu, bảo dưỡng hoặc di dời. Một số công trình đã bị phá hủy do không có khả năng bảo vệ.

Một số khu du lịch ven biển, các resort, khu nhà nhà hàng, khách sạn do tác động của nước biển dâng đã phải di dời hoặc biến mất gây tổn hại lớn cho các nhà đầu tư cũng như ngành du lịch. BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng tác động đến các nơi cư trú của cộng đồng dân cư ven biển và cơ sở hạ tầng về du lịch (khu nghỉ dưỡng, khách sạn ven biển) ảnh hưởng đến đời sống dân cư và làm giảm tính hấp dẫn của các khu nghỉ dưỡng và du lịch.

2.1.3.2. Ngành trồng trọt

- Diện tích, sản lượng một số cây con chủ yếu: năm 2010, với diện tích lúa 908,0 ha sản lượng quy thóc đạt 5.811,0 tấn, chủ yếu tập trung ở 2 phường Minh Đức: 2.335,0 tấn và phường Hợp Đức 3.476,0 tấn. Sản lượng màu năm 2010, đạt 90,0 tấn trong đó phường Minh Đức 43,0 tấn, Hợp Đức 47,0 tấn. Năng suất lúa bình quân vụ đông xuân đạt 53,8 tấn/ha, vụ mùa đạt 52,68 tấn/ha. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có diện tích trồng cây rau màu năm 2010, khoảng 6,5 ha, sản lượng thu hoạch được 126,5 tấn. Năm 2012, sản lượng thóc đạt 5.727,0 tấn, năm 2013, đạt 5.850,0 tấn, năm 2014 đạt 5.930,0 tấn.

2.1.3.3. Ngành chăn nuôi

Trên địa bàn quận hiện nay chủ yếu là chăn nuôi lợn, trâu, bò. Năm 2010, tổng số đàn lợn trên địa bàn đạt khoảng 10.503 con tập trung chủ yếu ở các phường Ngọc Xuyên 3.402 con, phường Bàng La 2.838 con. Đàn trâu bò năm 2010, đạt khoảng 357 con bò, 92 con trâu chủ yếu tập trung tại một số phường như Minh Đức có tổng đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)