Bản đồ địa giới hành chính xã Nam Điền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển xã nam điền, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 25 - 30)

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Nam Điền là xã ven biển nằm ở phía Nam huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thuộc tả ngạn sông Đáy. Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

 Phía Bắc giáp xã Nghĩa Hải và thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng.

 Phía Đông giáp vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Nghĩa Hưng.

 Phía Tây giáp xã Kim Đông và thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (ranh giới hành chính tỉnh là sông Đáy).

Xã Nam Điền được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.

Địa hình, địa mạo

Nam Điền được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của sông Hồng, sông Đáy và các phụ lưu trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học Sông – Biển. Quá trình này đã tạo cho Nam Điền gồm hai phần rõ rệt là vùng đất phía trong đê biển và vùng bãi triều phía ngoài đê biển.[13]

Khu vực ngoài đê biển chính là khu vực bờ biển, chịu ảnh hưởng của sóng biển, thủy triều và dòng biển nên có địa hình chủ yếu là bãi cát với cồn cát chạy dài ra phía biển. Có nơi cồn cát được bồi đắp cao thành đụn cát, bãi triều bùn lỏng lầy lội, có phần diện tích đã có thực vật nước mặn chiếm lĩnh tạo thành các rặng sú vẹt tự nhiên. Các địa hình âm là các lạch triều, theo đó thủy triều đi vào và phủ kín các bãi triều và bãi cát vào lúc triều cường, có chức năng phân bố lại các vật chất vụn bở do sông ngòi đưa ra, theo tru trình lên xuống của thủy triều. [13]

Khu vực trong đê biển hiện hay chính là khu vực ngoài đê biển trước kia được người dân địa phương cải tạo, san lấp, rửa chua và tập trung canh tác, trồng trọt trên đó. Địa hình phía trong đê tương đối bằng phẳng với các nhánh sông nội đồng đan xen nhau xen kẽ những ao, hồ. Vùng trũng nội đồng có cao trình từ 0,5 đến 0,6m; vùng ven các đê biển có cao trình từ 1,5 đến 1,7m do được bồi tụ từ biển. Trong lớp đất trong đê của Nam Điền còn chứa nhiều nham tướng cát và nham tướng bột sét của bãi triều. Trong đó, còn có các di tích sinh vật biển nằm xen kẽ nhau như: rễ cây nước mặn, thấu kính than bùn, cây nước mặn, các loại vỏ sò, vỏ ốc… [13]

Địa chất, khoáng sản

1. Địa chất

Là một vùng đất mới của huyện Nghĩa Hưng, thành tạo địa chất của vùng là sự phát triển kéo dài theo hướng biển lùi của đồng bằng sông Hồng, có nguồn gốc biển và sông biển; được hình thành vào giai đoạn biển tiến cuối cùng Flandrian đến giữa Holoxen trung. Những cồn cát cổ còn lại là dấu tích của thời kỳ biển lùi, trầm tích đặc trưng hệ tầng là các lớp bột sét lẫn cát màu xám, có nhiều mảnh vỏ thân mềm và các lớp sét bột. Phần trên có sét đen tướng đầm lầy ven biển trong đó gặp nhiều vỏ trùng lỗ gồm: Ammonia beccari, Elphidium advenum, Cibicides…[13]

2. Khoáng sản

Theo tài liệu điều tra khảo sát của Cục Địa chất cho thấy trên địa bàn xã Nam Điền không có tài nguyên khoáng sản.[13]

Khí hậu

Xã Nam Điền có đặc điểm khí hậu, thời tiết thuộc tiểu vùng duyên hải sông Hồng, mang những đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng là nhiệt đới ẩm gió mùa. Do Nam Điền là xã ven biển nên khí hậu có độ ẩm được tăng cường từ biển vào trong đất liền làm cho đất liền mát hơn về mùa hè. Vào mùa Đông, nhiệt độ tại Nam Điền ấm hơn so với các vùng trung tâm đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ là không nhiều (dưới 10C) và lượng mưa có gia tăng do ảnh hưởng của biển.[13]

1. Hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển tại Nam Điền bao gồm 2 hoàn lưu chính là gió mùa và gió đất – biển. Giữa hai mùa hoàn lưu có một thời gian chuyển tiếp ngắn ước chừng khoảng một tháng (khoảng tháng 4 đầu tháng 5). Hoàn lưu gió mùa Đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với gió thịnh hành là hướng Bắc, Đông Bắc, sức gió trung bình cấp 5 -6, mạnh nhất cấp 7 đến cấp 8. Mỗi mùa Đông có khoảng 3 đến 4 đợt gió mùa. Trong khoảng thời gian này khí hậu Nam Điền chịu ảnh hưởng của khối không khí cực biến tính qua lục địa hoặc qua biển. Khối không khí cực đới biến tính qua lục địa thịnh hành vào đầu mùa Đông (cuối tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau), có nhiệt độ trung bình 14 – 160C, độ ẩm tương đối từ 70 – 80%. Khối không khí cực đới biến tính qua biển thịnh hành vào nửa cuối mùa Đông (tháng 2 và 3) , có nhiệt độ trung bình 16-18oC, độ ẩm tương đối 90-95%. Trong mùa đông Nam Điền còn chịu ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới biển, có nhiệt độ trung bình là 18-200C, độ ẩm tương đối 85-90%, tác động xen kẽ vào thời kỳ đầu và cuối mùa đông, đem lại thời tiết nắng ấm đầu mùa và nồm ẩm mưa phùn cuối mùa. Hoàn lưu gió mùa hè từ tháng 5-9, gồm 4 khối khí chính sau: Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương thịnh hành vào tháng 5 – 6, nhiệt độ trung bình khoảng 30 – 320C, cao nhất 37-400C, độ ẩm không khí thấp dưới 50% gây thời thiết khô nóng và hạn hán. Khối không khí Xích Đạo thịnh hành vào tháng 7-8, nhiệt độ trung bình 27-290

C, cao nhất 34-350C, độ ẩm không khí 85%, trong quá trình di chuyển và xâm lấn thường phát sinh nhiễu động thời tiết như: mưa hội tụ nhiệt đới kéo dài gây mưa lớn, đặc biệt hình thành áp thấp nhiệt đới và bão trên biển Đông. Khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương có ảnh hưởng xen kẽ liên tục suốt mùa hè từ tháng 5-9, nhiệt độ trung bình từ 27-290C, độ ẩm không khí 85-90%. Khối không khí cực đới thịnh hành vào mùa hạ gây mưa rào, thời tiết mát trong một vài ngày.[13]

2. Gió

Trong các thời kỳ chuyển tiếp mùa, hình thái khí áp mặt đất ở dạng trung gian, các khối không khí mùa đông và mùa hè cùng đan xen lẫn nhau, nên thường gây ra sự hội tụ về gió và thương gây ra các trận giôn, lốc. Gió mặt đất thổi hàng ngày, từ sau nửa đêm, 20-22 giờ đến 9-10 giờ sáng, hướng từ đất liền ra biển. Gió biển thổi theo hướng ngược lại vào thời gian còn lại trong ngày. Tần xuất gió đất biển cao nhất trong thời kỳ chuyển tiếp khí hậu. Trong các tháng giữa mùa, gió đất gió biển bị lu mờ do bị chi phối mạnh bởi các khối không khí gió mùa. Tại Nam Điền tốc độ gió trung bình khoảng 6-8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất đạt đến 45-50 m/s trong bão. Gió mùa mạnh nhất là gió mùa Đông Bắc, làm nhiệt độ không khí giảm nhanh và thấp, có khi xuống dưới 50

C. Kết hợp với gióm mùa làm gió ngoài khơi thổi mạnh, có thể tới cấp 7-8 gây trở ngại cho giao thông biển và đánh bắt thủy hải sản.[13]

3. Bức xạ mặt trời

Nam Điền có cán cân bức xạ quanh năm dương. Tổng lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào tháng 5 (12,3 Kcal/cm2), tháng 7 (11,3Kcal/cm2), thấp nhất vào tháng 2 (5,8 Kcal/cm2). Bức xạ trung bình năm tại Nam Điền là 23-240C, mùa hè là 28-290C, mùa đông là 17-180

C. Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 23,50C, vào tháng 5-9 là 250C và dưới 200C vào tháng 11-1.[13]

4. Mưa

Lượng mưa trung bình năm của Nam Điền từ 1700 – 1800 mm. Số ngày mưa trung bình từ 120 – 130 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè (tháng 6 - 10). Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 khoảng 325 mm, thấp nhất vào tháng 2 khoảng 6mm. Lượng mưa giờ cực đại đạt 103,6mm.[13]

5. Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình tại Nam Điền là 82-88%, cao vào tháng 2, 3, 4 và thấp nhất vào tháng 10, 11, 12. Tổng lượng bốc hơi năm tại đây là 700-750mm.[13]

6. Áp thấp, bão

Nam Điền là xã ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão. Trong năm, vào tháng 7, 8, 9 trung bình có khoảng 1 đến 2 cơn bão và áp thấp đổ bộ trực tiếp vào khu vực, có trung bình khoảng 2-5 cơn ảnh hưởng từ bão và áp thấp gây mưa lớn, gió mạnh, sóng to, nước dâng đặc biệt dâng cao khi kết hợp với triều cường. Tốc độ gió trong bão trung bình 20 m/s, cực đại 40-50 m/s. Lượng mưa trong bão chiếm 25-30%

lượng mưa cả năm. Bão thường xuất hiện vào mùa hè (từ tháng 6-10), tập trung vào tháng 7 (tần xuất 28%), tháng 8 (tần xuất 21%), tháng 9 (tần xuất 29%). [13]

Có những năm bão xuất hiện sớm vào tháng 4, 5. Các hiện tượng bất thường như giông, lốc cũng được ghi nhận tại khu vực. Giông khá phổ biển, tập trung vào mùa hè, thương xuất hiện vào chiều tối hoặc sáng sớm. Khi có giông lượng mưa trong khoảng 1-2 giờ có thể lên tới 180-200 mm. Khi giông phát triển mạnh có thể có gió xoáy với tốc độ lớn.[13]

Chế độ Thủy văn

Nam Điền có sông Đáy là cửa sông chảy ra biển nên tính chất thủy văn của Nam Điền là vùng cửa sông chịu ảnh hưởng triều và các yếu tố khí hậu khu vực chi phối. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sông là từ thượng nguồn sông Đáy chảy về và một phần lượng nước mưa trong lưu vực xã Nam Điền.[13]

Chế độ thủy triều tại Nam Điền truyền vào sâu trong đất liền và chi phối chế độ thủy văn tại sông Đáy cũng như xã Nam Điền. Về mùa khô, triều tiến nhanh vào đất liền mang theo lưu lượng nước mặn lớn, có thể xâm nhập thủy triều vào sâu tới 25 km vào trong hệ thống sông Đáy. Mùa mưa thủy triều làm nước sông dâng cao ngăn cản dòng chảy ra biển.[13]

Chế độ thủy triều:

Chế độ triều trong vùng thuộc nhật triều đều điển hình, chu kỳ ổn định trung bình 24h50’, biên độ lớn, trung bình 3,6m, cực đại 4,5m vào kỳ triều cường (triều cường vào các tháng 5,7 và 10, 12). Nước ròng xuất hiện vào các tháng 7, 8. Nước cường xuất hiện vào các háng 12,1. Mỗi tháng có hai kỳ triều cường, mỗi kỳ có 11 đến 13 ngày và hai kỳ triều kém, mỗi kỳ 3 đến 4 ngày. [13]

Thủy triều là một yếu tố chủ yếu gây ra sự biến đổi mực nước tại sông Ninh Cơ và sông Đáy, tác động trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Khi thủy triều dâng cao trong mùa khô gây xâm nhập mặn sâu vào đất liền (chủ yểu tháng 2,3).[13]

Dòng chảy biển

Dòng chảy ven bờ khu vực phụ thuộc vào hướng đường bờ và địa hình đáy ven bờ. Dòng chảy tổng hợp bao gồm nhiều thành phần: dòng triều có tính chất tuần hoàn, dòng chảy gió và dòng chảy sóng trong đới sát bờ phụ thuộc vào biến động của gió. Ngoài sườn bờ ngầm (tương ứng sâu 20m) chế độ dòng chảy theo mùa thuộc hoàn lưu

theo hướng Tây – Nam trong mùa gió Đông – Bắc và 10-20 cm/s theo hướng Đông – Bắc trong mùa gió Tây – Nam. Tại vùng biển sát bờ, dòng chiều toàn nhật đạt độ lớn cực đại >50 cm/s, dòng bán nhật triều <10 cm/s và dòng triều ¼ ngày thường < 5 cm/s. Dòng chảy triều theo con nước lên xuống, thường mạnh nhất khi thủy triều lên xuống ngang qua mực nước biển trung bình. [13]

Dòng triều có thể đưa một khối lượng nước lớn vào cửa sông và nội đồng. Dòng sóng dọc bờ mang tính cục bộ, tạo bãi và doi cát. Các hướng sóng chính là Bắc, Đông Bắc về mùa đông, với độ cao sóng trung bình 0,5 – 0,75m và Đông, Đông Nam về mùa hè, với độ cao sóng trung bình là 0,7 – 0,9m, cực đại 2-5m. tần xuất sóng khu vực là 20-21%. Sóng chủ yếu là sóng ngoài khơi truyền vào.[13]

1.2.2 Kinh tế - xã hội

Dân số, lao động

Nam Điền là xã biên giới biển thuộc tiểu vùng kinh tế mới huyện Nghĩa Hưng được thành lập năm 1977, cách trung tâm huyện Nghĩa Hưng 35 km. Diện tích hành chính của xã 720,73 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 473,12ha, đất trồng lúa 99,5ha (vụ mùa năm 2015).[15]

Dân số toàn xã có 7.933 người (thống kê tại thời điểm 31/12/2015); dân số trong nông nghiệp là chủ yếu với 7.403 người làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 93,3%; lao động thương mại – dịch vụ 350 người chiếm 4,41%; còn lại là các ngành nghề khác. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 85,2% tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Còn lại là chủ yếu nuôi trồng thủy – hải sản.[27]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển xã nam điền, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)