Xu thế mưa trạm Nam Định từ năm 1957 đến 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển xã nam điền, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 40 - 49)

Lượng mưa phân phối rất không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến

nhiều nhất thường là 7 hoặc 8 với lượng mưa chiếm tới trên 18% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là 7, 8, 9. Tổng lượng mưa của ba tháng này chiếm tới trên 49% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 17% lượng mưa của cả năm. Tháng ít mưa nhất thường là tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng mưa chỉ chiếm trên dưới 1% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng 12, 1 và 2. Tổng lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa năm.

Nước biển dâng

Theo số liệu của Viện địa chất và địa chất vật lý biển Việt Nam cung cấp, mỗi năm mực nước biển tại khu vực Nam Định tăng lên 2,15mm. Cùng với đó, đường bờ biển bị lấn vào trung bình 10m. Ngoài ra, số liệu tại địa phương cho thấy, tổng cộng nước biển đã cướp đi của xã Hải Triều gần 180 hecta đất. Qua phỏng vấn ông Bùi Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hải Triều, cho biết: “Từ năm 1996 đến nay, cả xã mất 50 hecta đất canh tác”.[12]

Nguyên nhân chính khiến bờ biển Hải Hậu bị bào mòn được xác định lànăng lượng sóng tăng cao tác động lên bờ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng của năng lượng sóng. Bên cạnh đó, con người đang tàn phá RNM để làm đầm nuôi tôm hay khai thác cát. Chính sự mất đi của RNM làm đê biển phải chịu tác động trực tiếp của sóng. Và một yếu tố quan trọng khác nữa, đó là nước biển đang dâng.[12]

Hai bãi biển Thịnh Long (huyện Hải Hậu) và Quất Lâm (huyện Giao Thủy) liên tục những năm gần đây xảy ra tình trạng nước biển lấn sâu vào khu du lịch. Anh Đinh Xuân Vương (Phòng NN huyện Hải Hậu) cho biết “cách đây 10 năm, bãi biển thị trấn Thịnh Long còn ở tít tận ngoài xa 1km, nhưng sau đó cả rừng phi lao xanh ngắt cũng bị biển chôn vùi và nước mặn cứ lấn sâu vào đất liền. Sau đó, UBND tỉnh Nam Định đầu tư một dự án xây kè để ngăn biển lở, bảo vệ khu du lịch”.[12]

1.3.2 Kịch bản BĐKH cho Nam Định

Nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Đồng bằng Bắc Bộ có thể tăng lên 2,40

C so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.[12]

Mốc thời gian Mức tăn nhiệt độ (0C) 2020 0,5 2030 0,7 2040 0,9 2050 1,2 2060 1,5 2070 1,8 2080 2,0 2090 2,2 2100 2,4

Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định [12]

Lượng mưa

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có thể tăng từ 7 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999, do đó lượng mưa trên địa bàn tỉnh Nam Định có thể tăng từ 7 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.[12]

Mốc thời gian Mức tha đổi lƣợn mƣa (%)

2020 1.6 2030 2.3 2040 3.2 2050 4.1 2060 5.0 2070 5.9 2080 6.6 2090 7.3 2100 7.9

Bảng 1.4: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định [12]

Nước biển dâng

Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn học dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm.[8]

Mực NBD tại bờ biển tỉnh Nam Định theo các giai đoạn thể hiện theo bảng dưới đây.

Năm Mực NBD (cm) 2020 12 2030 17 2040 23 2050 30 2060 37 2070 46 2080 54 2090 64 2100 74

Bảng 1.5: Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định [12]

Theo tính toán của mô hình sử dụng modul 3D Analyst của phần mềm ARC View 3.2 tiến hành mô phỏng bản đồ số độ cao DEM từ nguồn bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, 1/10.000 (khoảng cao đều của các đường đồng mức là 5m). Bản đồ ngập lụt tỉnh Nam Định như sau:

Hình 1.8: Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với KB NBD (B2) [12]

Như vậy, theo bản đồ ngập lụt tỉnh Nam Định với kịch bản B2; Ta nhận thấy xã Nam Điền nằm phía cực Nam của tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởn trực tiếp từ NBD.

CHƢƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cách tiếp cận

BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng, miền, địa phương mà ở đó người dân đặc biệt là người nghèo, người tàn tật và trẻ em chịu ảnh hưởng lớn nhất từ BĐKH. Theo các chuyên gia, cộng đồng có vai trò chủ chốt trong thích ứng và ứng phó với BĐKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based approach - CBA) là một phương pháp bền vững và được thực hiện dựa trên nguyên tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. Cách tiếp cận từ dưới lên dựa vào cộng đồng sẽ tận dụng được những nguồn lực tại chỗ, sẵn có và nhạy bén giúp khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư linh hoạt hơn.

2.2 Phƣơn pháp nghên cứu

2.2.1 Phƣơn pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà đồng nghiệp đi trước đã làm, không mất nhiều thời gian lặp lại những công việc đã được thực hiện (Vũ Cao Đàm, 2008). Đây là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu gồm các công việc chính là thu thập, phân tích và tổng hợp, đánh giá.Những thông tin cần thu thập gồm: cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; các thành tựu lý thuyết đã đạt được; các kết quả nghiên cứu đã được công bố; chủ trương, chính sách liên quan và các số liệu thống kê….[31]

Các thông tin, số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu đã được công bố về BĐKH và rủi ro thiên tai, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chương trình của quốc gia và tỉnh Nam Định về ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nước biển dâng và BĐKH ở Việt Nam và tỉnh Nam Định, Luật Phòng chống thiên tai, sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học, v.v…Các báo cáo, thống kê hàng năm về KT-XH của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phương.

Thông qua tiếp xúc, làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với các cơ quan, tổ chức tại địa phương để thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung của luận văn. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê, hệ thống và tổng hợp, bao gồm về điều kiện tự nhiên, KT-XH, những biểu hiện, diễn biến và tác động của BĐKH lên khu vực nghiên cứu, các chương trình, dự án, đề tài đã thực hiện...

Số liệu thứ cấp thu thập

+ Số liệu mưa trạm Nam Định từ 1957 đến 2014. + Số liệu nhiệt độ trạm Nam Định từ 1960 đến 2014.

+ Báo cáo “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn 2020.

+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Nam Điền – huyện Nghĩa Hưng.

+ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 xã Nam Điền.

+ Kế hoạch: xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư phục vụ yêu cầu phát triển KT – XH xã Nam Điền giai đoạn 2016 – 2020.

+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Nam Điền – huyện Nghĩa Hưng.

2.2.2 Phƣơn pháp thu thập số liệu sơ cấp

Quá trình nghiên cứu điều tra khảo sát tại thực địa được tổ chức thành nhiều đợt hướng tới nhiều đối tượng khác nhau tại địa phương. Các đợt khảo sát được tiến hành theo kế hoạch định sẵn với thời gian nhanh nhất, thuận tiện nhất nhằm quan sát thực tế trực tiếp khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làm việc, người dân tại địa phương cũng như đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu.

Từ các số liệu sơ cấp thu thập được, thông qua quá trình phân tích, so sánh sẽ cho kết quả về các biểu hiện của BĐKH, các tác động trong một khoảng thời gian dài tại khu vực nghiên cứu. Thông qua quá trình thu thập số liệu, người thu thập có cái nhìn tổng quan hơn vấn đề cần nghiên cứu và có hướng đi tốt trong quá trình làm luận án.

a. Số liệu sơ cấp thu thập

+ Các tài liệu thực địa về khảo sát và đánh giá CBDRA, tham vấn cộng đồng và chính quyền xã.

+ Các bảng, biểu, câu hỏi điều tra và đánh giá CBDRA kèm theo. + Phỏng vấn cán bộ khuyến nông, người dân tại thực địa.

b. Phƣơn pháp chọn mẫu và công tác thực địa tại xã Nam Điền

Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng tham gia thảo luận nhóm

 Lãnh đạo UBND xã Nam Điền: Cán bộ các phòng khuyến nông, hội Phụ

nữ, hội nông dân, hội CTĐ, …

 Trưởng thôn các xóm: xóm 1, xóm 2, …, xóm 10.

 Người dân đại diện cho các xóm tại xã

 Chuyên gia hội CTĐ

Tiêu chí chọn đối tượng tham gia thảo luận:

 Người đã sinh sống tại địa phương nhiều năm và am hiểu tình hình thời tiết địa phương và có khả năng giao tiếp, cung cấp thông tin.

 Độ tuổi đối tượng tham gia thảo luận nhóm từ 25 – 65 trong đó 50% là nam giới, 50% là nữ giới.

 Các hộ dễ bị tổn thương tại các khu vực hay sảy ra thiên tai như: hộ nghèo, gia đình có người khuyết tật, trẻ em.

 Các cá nhân/hộ đa dạng ngành nghề trong đó chủ yếu có các nghành nghề chính đại diện cho địa phương: nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi), đánh bắt – nuôi trồng thủy sản.

 Cán bộ (thôn trưởng) tại mỗi thôn.

Công tác thực địa

Tổ chức đoàn thực địa gặp cán bộ xã xin ý kiến công tác thực địa. Làm việc với chủ tịch UBND và xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo xã trong thời gian diễn ra thực địa.

Tổ chức thực địa tại các cụm dân cư trên địa bàn xã:

+ Lần 1 gồm 20 thành viên trong đó người dân chủ yếu tại các xóm 8, xóm 9, xóm 10. Các công cụ được đưa vào thảo luận gồm: Lịch sử thiên tai; lịch theo mùa; sơ họa bản đô RRTT; điểm mạnh trong công tác phòng chống thiên tai.

+ Lần 2 gồm 20 thành viên trong đó chủ yếu người dân tại các xóm 2, xóm 3, xóm 4, xóm 5.

Kết thúc đợt thực địa nhóm thực địa làm việc và báo cáo kết quả thực địa với cán bộ xã. Đánh giá kết quả sơ bộ RRTT tại địa bàn xã và lấy ý kiến đóng góp, bổ sung của cán bộ xã.

2.3 Đánh iá tác động của BĐKH dựa vào cộn đồng 2.3.1 Nguyên tắc đánh iá

 Đảm bảo tính chủ động và huy động được nội lực của người dân;

 Mọi ý kiến đều được ghi nhận;

 Có xét đến tác động của biến đổi khí hậu;

 Việc thu thập thông tin cần được tiến hành từ dưới lên (thôn, xã);

 Đảm bảo bình đẳng giới và có sự tham gia của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương;

 Các thông tin cần được kiểm chứng và đối chiếu;

Nhóm hỗ trợ kỹ thuật chủ trì và phối hợp với nhóm cộng đồng hướng dẫn để người dân tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, đánh giá, phân tích, xác định ưu tiên và đưa ra giải pháp; kết hợp lồng ghép nâng cao nhận thức cho người dân trong quá trình đánh giá. [1]

2.3.2 Công cụ đánh iá

Đã có 09 công cụ trong phương pháp đánh giá tác động của BĐKH dựa vào cộng đồng được sử dụng để đánh giá bao gồm:

 Thông tin sẵn có

 Lịch sử thiên tai

 Lịch theo mùa

 Sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai

 Điểm mạnh và yếu trong công tác phòng, chống thiên tai

 Tổng hợp đánh giá tủi ro thiên tai

 Xếp hạng rủi ro thiên tai

 Phân tích nguyên nhân

Bảng 2.1 Các công cụ trong đánh giá tác động của BĐKH[1]

1. Thông tin sẵn có

Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin sẵn có từ các báo cáo, dữ liệu về những thiên tai đã xảy ra tại địa phương và các thông tin liên quan. Những thông tin này giúp cho việc diễn giải chính xác và thiếtlập các mối quan hệ giữa kết quả thu được từ các công cụ khác.[1]

2. Lịch sử thiên tai:

Thu thập thông tin về các loại thiên tai đã xảy ra (5-10 năm gần đây) và những thiên tai lịch sử; thiệt hại do thiên tai, xu hướng và những kinh nghiệm phòng, chống thiên tai của địa phương.[1]

Bảng 2.3: Bảng kết quả tổng hợp lịch sử thiên tai [1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển xã nam điền, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)