Kho ngữ liệu giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành với việc định lượng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kho ngữ liệu giáo khoa tiếng anh chuyên ngành xã hội học (Trang 47 - 51)

6. Cấu trúc của luận án

1.2. Cơ sở lý luận của luận án

1.2.3. Kho ngữ liệu giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành với việc định lượng vốn

từ trong dạy và học tiếng

1.2.3.1. Kho ngữ liệu giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành

Trên cơ sở xác lập quan niệm về KNL giáo khoa,có thể thấy KNL giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành phân biệt với các KNL tiếng Anh chuyên ngành trước hết

nhờ vào ngữ liệu của tập hợp mục tiêu. Chúng không khai thác ngữ liệu đa dạng từ

các bài báo, bài nghiên cứu, chuyên khảo, khẩu ngữ thuộc ngành,... như các KNL tiếng Anh chuyên ngành mà tập trung vào giáo trình giảng dạy cho một chương

trìnhđào tạo nhất định. Do đó, trong các KNL chuyên ngành đã thành lập như KNL

Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật của Đại học Giao thông, Trung Quốc (Jiao Tong

University Corpus for English in Science and Technology –JDEST) (Bin Zou et al.,

2015), KNL Khoa học Kỹ thuật của Đại học Hồng Kông (Hongkong University for

Science and TechnologyHKUST) (Fang, 1992), hay KNL Tiếng Anh Tài chính

học Cambridge, với các tiêu chí xây dựng khác nhau, mảng giáo khoa, nếu có, chỉ là một tiểu kho nhỏ bé trong toàn bộ tập hợp mẫu đa dạng về văn phong và thể loại.

Xét từ góc độ này, ngữ liệu trong tiểu kho giáo khoa thường không đủ để thực hiện

một nghiên cứu cụ thể. Từ phương diện tổng thể, các KNL kể trên cũng không thể

mang lại kết quả khái quát về kiến thức chuyên ngành cho một lĩnh vực hay một chương trình giảng dạy. Đó là chưa kể đến khối lượng từ vựng trong KNL tiếng

Anh chuyên ngành có thể vượt xa mức độ tiếp nhận của người học hoặc nằm ngoài

chuyên môn mà người học quan tâm.

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, các KNL giáo khoa tiếng Anh được phát triển ở một số nước nơi tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ. Tuy nhiên, đa số vẫn giữ vị trí một hợp phần trong kết cấu KNL sư phạm đa trình độ hơn là một KNL giáo khoa độc lập. Hơn nữa, dù các KNL giáo khoa nàyđủ lớn để triển khai tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ, thiết kế sách giáo khoa,

đánh giá chương trình học và định lượng từ vựng theo trình độ nhưng vẫn có xu

hướng bao quát ngữ liệu của một nhóm ngành. Do đó, việc định lượng từ vựng và xây dựng các tiểu kho liên thông nhiều trìnhđộ vẫn chưa đưa ra kết quả nghiên cứu định lượng cụ thể đối với từng chuyên ngành riêng lẻ. Đây là vấn đề mà luận án

quan tâm giải quyết khi xây dựng KNL tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học.

1.2.3.2. Vốn từ chuyên ngành trong dạy và học tiếng

Xuất phát từ quan niệm về vốn từ chuyên ngành cần sử dụng cho một lĩnh vực cụ thể, có thể thấy vốn từ chuyên ngành của người học tiếng là lượng từ mà người học cần biết để có thể đọc thông, viết thạo. Nó được xác định bởi “nhu cầu của người học và tính hữu dụng của các đơn vị từ vựng” (Nation & Meara, 2002:37). Trong dạy và học tiếng Anh chuyên ngành, mặc dù các yếu tố như thể

loại, nội dung học tập, phạm vi hoạt động học,... ít nhiều chi phối đặc điểm và số lượng của vốn từ,nhưng có một điều hầu như có thể chắc chắn là lượng từ vựng cần có cho chuyên ngành ít hơn nhiều so với vốn từ của người bản ngữ, càng ít hơn lượng từ của cả một ngôn ngữ. (Hutchinson & Waters 1987: 19; Swales, 1990;

Strevens, 1988; Dudley-Evans & St John, 1998; Hyland 2002b, 2008; Hirsh & Nation, 1992; Coxhead, 2000; Nation 2006, 2008).

Tuy nhiên, ngay cả khi phạm vi học tập thu hẹp trong một chuyên ngành thì việc nắm được toàn bộ từ vựng trong đó cũng không hề dễ dàng, nhất là khi thời lượng hạn chế. Do đó, việc tính đến yếu tố từ vựng quan trọng hơn trong chương

trìnhđể tập trung giảng dạy và học tập hiệu quả là rất cần thiết. Quanđiểm nàyứng

với quan niệm về từ vựng trọng tâm trong giảng dạy tiếng Anh của Michael West

(1953) khi ông đề cập đến Danh sách từ vựng thông dụng (General Service List –

GSL), của Bloor & Bloor (1986) khi đề cấp đến một số đặc điểm ngôn ngữ phổ

biến, của Pitt Corder (1973), Bastukmen (2006) và Cook (2013) về Vốn từ trọng

tâm chung (Common core), hay Danh sách từ vựng học thuật (Academic Word List

–AWL) của Coxhead (2000).

Bàn đến vấn đề trọng tâm từ vựng, Bastukmen (2006 :16) thừa nhận trong

ngôn ngữ luôn tồn tại mộtvốn từ trọng tâm chung (common core language) hay còn

gọi là trọng tâm chung (common core) được định nghĩa là mảng “từ vựng và cấu

trúc có thể dùng trong mọi tình huống. Quirk, Greenbaum, Leech và Svarvik

(1972: 29) khẳng định tầm quan trọng của nhóm từ vựng trọng tâm và cho rằng người học cần nắm vững tiếng Anh cơ bản trước khi học tiếng Anh chuyên ngành.

Trên cơ sở các nghiên cứu từ vựng được tính toán trên KNL (West, 1953; Farrel, 1990; Coxhead, 2000; Coxhead and Nation, 2001; Chung and Nation, 2003),vốn từ

chuyên ngànhđược xác định dựa trên 4 nhóm chính :

1- nhóm từ vựng tần số xuất hiện cao ở mọi văn bản (High Frequency - HF)được lập thànhDanh sách từ vựng thông dụng (GSL)

2- nhóm từ vựng có tần số xuất hiện cao trên văn bản học thuật

(AWL),

4- nhóm từ vựng có tần số xuất hiện thấp (Low Frequency - LF) Tuy nhiên, trên thực tế,dù đã xác định từ vựng chuyên ngành thành 4 nhóm

nhưng ranh giới giữa các nhóm từ trên không rạch ròi bởi việc mở rộng các nét nghĩa tạo nên sự giao thoa giữa các mảng từ cơ sở GSL, học thuật AWL và chuyên

ngành. Từ góc độ của người học, từ vựng chuyên ngành chỉ đơn thuần là nhóm từ

cần học,cần sử dụng và được dùng thường xuyên hay không mà thôi.Hơn nữa, các

đơn vị trong Danh sách từ vựng thông dụng (GSL) hoặc Danh sách từ vựng học

thuật (AWL) dẫu là tập hợp các đơn vị từ vựng có tần số cao nhất trong tiếng Anh,

nhưng với mỗi chuyên ngành, tần số của chúng khác nhau. Một số đơn vị từ vựng

có tần số cao ở chuyên ngành này nhưng lại thấp ở chuyên ngành kia (Hyland , 2007; Chung & Nation, 2003). Do đó, việc xác định từ vựng trọng tâm của một chuyên ngành cần được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành đó. Trong nghiên

cứu KNL tiếng Anh chuyên ngành, từ vựng trọng tâm của chuyên ngành phải được xác định dựa trên các văn bản thực thuộc ngành.

1.2.3.3. Từ vựng trọng tâm trong tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học

Trong nghiên cứu xây dựng KNL giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành Xã hội

học (TESoC), luận án dựa trên ngữ liệu là các giáo trình tiếng Anh theo trình độ. Tuy nhiên, tác giả luận ánkhông nhằm mục đích tách biệt các nhóm từ vựng cơ sở

và từ vựng chuyên ngành như các nghiên cứu đã có trước đây (xem phần 1.2.3.2)

mà chú trọng đến định lượng các nhóm từ vựng theo từng giai đoạn có thể đưa vào

giảng dạy chuyên ngành Xã hội học đại cương căn cứ vào tần số và phạm vi sử

dụng của chúng trong KNL.

Áp dụng quan niệm vốn từ trọng tâm chung trong nghiên cứu từ vựng vào một chuyên ngành cụ thể, có thể hình dung về sự tồn tại của các từ vựng tần số cao

có trong vốn từ chuyên ngành được sử dụng lặp đi lặp lại qua nhiều giai đoạn học

này giống như mảng kiến thức được củng cố dần vào vốn từ vựng tiếng Anh chuyên

ngành mà người học cần sử dụng.

Hình 1.3. Trọng tâm từ vựng tiếng Anh chuyên ngành

Bên cạnh đó, một lượng từ vựng khác cũng được tích lũy từng bước vào vốn

từ tiếng Anh chuyên ngành qua mỗi giáo trìnhở mỗi trìnhđộ. Số lượng này có thể

nhiều, có thể ít, có thể lặp lại nhiều lần trong một hay nhiều giáo trình bậc tiếp theo,

có thể không. Việc sử dụng các nhóm từvựng lặp đi lặp lại ở các bậc trìnhđộ khác

nhau tạo thành mảng giao thoa từ vựng giữa các trìnhđộ (Hình 1.3).

Ngoài ra, trong số từ vựng ở mỗi giáo trình luôn có một lượng từ vựng chỉ

dùng trong phạm vi giáo trìnhđó mà không được lặp lại ở các giáo trìn h khác hayở giai đoạn chuyên ngành. Các từ vựng đó được đưa vào nhóm từ một trìnhđộ xét từ góc độ giáo trình và tần số sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng kho ngữ liệu giáo khoa tiếng anh chuyên ngành xã hội học (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)