SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh nam định (Trang 44 - 49)

2.1. Cơ sở pháp lý

Một số văn bản pháp quy có liên quan đến nhiệm vụ truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ về BĐKH đƣợc liệt kê dƣới đây:

* Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, trong đó có nhiệm vụ “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của

cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực”.

Trong nhiệm vụ 5 – Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực có nêu: Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao [3].

* Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng

Chính phủ ban hành Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu

Trong nhiệm vụ 7 mục C- Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo của Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH đã nêu: Xây dựng các phƣơng pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cƣ và địa bàn trọng điểm [17].

* Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 06 năm 2013 Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng

- Tăng cƣờng, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức,

ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

- Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tƣợng ƣu tiên tuyên truyền, giáo dục; đƣa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng vào chƣơng trình đào tạo các cấp, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung ƣơng và địa phƣơng.

- Xây dựng và thực hiện tiêu chí, chuẩn mực về môi trƣờng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ; hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trƣờng trong xã hội [1].

* Quyết định số 1183/2012/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015

- Mục tiêu của Chƣơng trình là nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH với giải pháp thực hiện đó là phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc các cấp, sinh viên ngành tài nguyên và môi trƣờng trên phạm vi cả nƣớc.

- Trong nhiệm vụ 9 của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 – 2015 là: Phổ biến, tuyên truyền nâng kiến thức cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH cho đại đa số công chức, viên chức nhà nƣớc, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cƣ.

- Trong dự án 3 của Chƣơng trình có mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu với nội dung: Xây dựng và triển khai các chƣơng trình truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH. Giải pháp thực hiện bao gồm: Truyền thông trực tiếp nhƣ tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn, các sự kiện, Giờ Trái đất…; Truyền thông gián tiếp thông qua hình thức nhƣ truyền hình, báo, tạp chí, tờ rơi…[18].

* Kế hoạch ứng phó BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020

Trong kế hoạch ứng phó với BĐKH, tỉnh Nam Định đã xác định cần đƣa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH bao gồm thích ứng và giảm nhẹ đối với các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ quy hoạch của từng ngành, lĩnh vực đến năm 2020 để đảm bảo sự ổn định, bền vững của nền kinh tế, giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro thiên tai. Đối với công tác truyền thông BĐKH, tỉnh Nam Định cũng xác định:

Tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin hình hình BĐKH, nƣớc biển dâng và hành động giảm thiểu, thích ứng của các ngành, lĩnh vực nhƣ:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các lợi ích mà rừng mang lại nhƣ: hạn chế lũ lụt, mƣa bão, lốc xoáy, hạn hán; cải thiện tốt nguồn nƣớc ngầm, không khí, nhiệt độ… Lồng ghép vào nội dung tuyên truyền về các lợi ích của rừng và những thiệt hại rất lớn khi mất RNM trƣớc diễn biến của nƣớc biển dâng. Đồng thời, tích cực phát động rộng rãi đến ngƣời dân về việc trồng cây, gây rừng.

- Tuyên truyền và quán triệt các chủ trƣơng, quan điểm của trung ƣơng, Bộ, ngành liên quan và của tỉnh cho cán bộ ngành nông nghiệp và các thành phần kinh tế xã hội, ngƣời nông dân sản xuất trên địa bàn tỉnh về hoạt động nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

- Giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng lĩnh vực giao thông vận tải.

- Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về những tổn hại đến sức khỏe do tác động của BĐKH và biện pháp phòng tránh. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa. Hình thức tuyên truyền đa dạng, có chiều sâu và đƣợc phổ biến đến tận ngƣời dân ở mọi địa bàn trong tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động phát thanh, truyền hình, xã hội hóa hoạt động văn hóa thông tin nhằm tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về BĐKH và phát triển bền vững.

Tổ chức các chƣơng trình tập huấn, hội thảo, hội nghị, trao đổi kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về các giải pháp ứng phó với BĐKH.

Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong việc quản lý, đánh giá và đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH thông qua các chƣơng trình đào tạo về BĐKH [20].

2.2. Số liệu

- Nguồn số liệu nghiên cứu về khí hậu (nhiệt độ, lƣợng mƣa): lấy số liệu về nhiệt độ và lƣợng mƣa tại trạm Văn Lý từ Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn.

- Nguồn số liệu thông tin về cán bộ chuyên viên các sở ban ngành, nhận thức và nhu cầu nâng cao nhận thức về BĐKH: lấy từ phiếu điều tra khảo sát trƣớc truyền thông của học viên.

- Nguồn số liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định: lấy từ Niên giám thống kê Nam Định 2017.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi (phƣơng pháp Ankét) là một phƣơng pháp thu thập số liệu bằng bảng hỏi/phiếu điều tra, đây là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu [x] vào các ô tƣơng ứng.

Phƣơng pháp Ankét phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lời câu hỏi trên giấy. Khi sử dụng phƣơng pháp Ankét cần phải thực hiện những yêu cầu sau:

+ Nội dung các câu hỏi cần rõ nghĩa, diễn đạt rõ ràng để cho ngƣời đƣợc hỏi có thể hiểu chính xác và trả lời đúng các câu hỏi.

+ Hƣớng dẫn chi tiết, tỉ mỉ, trình tự cách thức điền dấu [x] vào các ô trả lời là rất cần thiết và quan trọng.

Phƣơng pháp Ankét đƣợc phân làm hai loại: Đóng và Mở

+ Ankét mở: Ngƣời đƣợc hỏi phải tự mình trả lời cho những câu hỏi đƣợc đặt ra. Loại này giúp thu đƣợc tài liệu đầy đủ, phong phú hơn về đối tƣợng, nhƣng rất khó xử lý kết quả thu đƣợc vì các câu trả lời rất đa dạng.

+ Ankét Đóng: Ngƣời đƣợc hỏi cần phải chọn một trong các câu trả lời có sẵn loại này dễ xử lý, nhƣng tài liệu thu đƣợc chỉ đóng khung trong giới hạn của các câu trả lời đã cho trƣớc.

Trong phạm vi nghiên cứu này, học viên quyết định chọn phƣơng pháp Ankét đóng với 2 lý do sau:

(1) Phù hợp với trình độ nhận thức của đối tƣợng điều tra;

(2) Việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu với Ankét đóng dễ dàng và chính xác hơn.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu

hợp số liệu và phân tích mức độ nhận thức về BĐKH của từng đối tƣợng điều tra, từ đó đƣa ra đƣợc đánh giá về mức độ hiểu biết, nhu cầu nâng cao nhận thức của từng đối tƣợng tham gia.

- Phƣơng pháp xử lý số liệu: Các thông tin thu thập đƣợc phân tích, tổng hợp, lập bảng biểu và đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

2.3.3. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá về mức độ hiểu biết và nhu cầu nâng cao nhận thức về BĐKH của các cán bộ chuyên viên để so sánh, đánh giá mức độ hiểu biết của các đối tƣợng đƣợc điều tra đối với từng nội dung liên quan đến BĐKH.

2.3.4. Phương pháp xây dựng mô hình

Trong phạm vi nghiên cứu này, học viên chọn xây dựng mô hình truyền thông BĐKH cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tại tỉnh Nam Định dựa trên 2 mô hình sau:

(1) Mô hình xoáy ốc của Frank Dance (1967);

(2) Mô hình chức năng của Ruesch và Bateson (1951).

Học viên nhận thấy hai mô hình trên có thể áp dụng để thực hiện xây dựng mô hình truyền thông BĐKH cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tại tỉnh Nam Định vì có những điểm phù hợp nhƣ sau:

- Truyền thông rộng rãi tới nhiều đối tƣợng và các đối tƣợng này sẽ tiếp tục truyền thông tới những đối tƣợng khác thông qua các mối quan hệ xã hội.

- Mô hình truyền thông thực hiện qua từng bƣớc: tự truyền thông cơ bản; truyền thông giữa các cá nhân đồng thời tập trung vào khía cạnh trải nghiệm của những ngƣời tham gia tƣơng tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh nam định (Trang 44 - 49)