Tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực tại tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh nam định (Trang 38 - 44)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.4. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực tại tỉnh Nam Định.

a. Tác động đến tài nguyên nước

mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của xâm nhập mặn (XNM). BĐKH gây nên tình trạng khô hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mừa mƣa, kết hợp sự chặn dòng của các đập thủy điện trên thƣợng nguồn và cộng với sự dâng lên của mực nƣớc biển nên quá trình XNM trong 10 năm trở lại đây diễn ra với chiều hƣớng xấu đi, XNM không chỉ tiến sâu hơn vào trong nội đồng mà thời gian ảnh hƣởng cũng kéo dài hơn.

Theo điều tra, khảo sát thực tế tại các xã ven biển các huyện nhƣ Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy cho thấy tất cả 60/60 cán bộ cấp xã và huyện đƣợc phỏng vấn đều cho rằng những năm gần đây mực nƣớc mặn xâm lấn và dâng lên ngày càng sâu vào trong nội đồng. Liên tiếp trong các năm từ 2004 - 2006, nƣớc mặn đã lấn sâu vào sông trên địa bàn tỉnh Nam Định. Ranh giới mặn 1‰ đã xâm nhập ngày càng sâuvào trong các sông Hồng, Ninh Cơ và Đáy. Cụ thể, tháng 1/2016, trên 3 vùng cửa sông này mặn xâm nhập sâu ở mức rất cao: tại sông Hồng mặn lấn sâu đến cửa cống Hạ Miêu I với độ mặn 7,2‰ cách biển 26km; trên sông Ninh Cơ mặn đã lấn đến cửa cống Múc 2 với độ mặn 1,7‰, cách biển tới 37km; trên sông Đáy mặn đã đến cửa cống Bình Hải I với độ mặn 5‰, cách biển 18km [22].

Độ mặn ở các cửa sông lên rất cao, xuất hiện sớm và xâm nhập sâu hơn vào khu vực nội đồng trong những năm vừa qua. Cụ thể, tại sông Sò, độ mặn đo đƣợc ngày 18/6/2011 ở chân cầu Thức Khóa – Giao Thịnh là 1‰.Nƣớc sông Hồng tại phà Ngô Đồng - TT Ngô Đồng - huyện Giao Thủy độ mặn đo đƣợc ngày 26/6/2011 là 2,1‰. Trên sông Vọng - đội 1 xã Bạch Long - huyện Giao Thủy có độ mặn là 15,9‰ (kết quả đo ngày 28/6/2011). Nƣớc sông Ninh Cơ khu vực bến đò Gót Tràng – TT Thịnh Long đo ngày 14/6/2011 có độ mặn là 3‰. Nƣớc sông Đáy khu vực cách cống Lạch Đáy 300 m - xã Nam Điền - huyện Nghĩa Hƣng đo ngày 17/6/2011 có độ mặn là 9,1‰.

Việc xâm nhập mặn diễn ra tại địa bàn tỉnh Nam Định đã làm thay đổi độ sâu nƣớc ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Cụ thể, các hộ gia đình tại huyện Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy đã phải khoan giếng sâu tới tận 100 -120m, trong khi đó trƣớc đây chỉ cần khoan 80 – 90m là đã lấy đƣợc nguồn nƣớc ngầm sử dụng.

Theo dự báo, tác động của BĐKH tới sự thay đổi nguồn nƣớc là rất lớn. Đến năm 2025 nguồn nƣớc của Việt Nam sẽ giảm đi khoảng 40 tỷ m3

nƣớc biển lại không ngừng gia tăng. Vì vậy, đây sẽ là một thách thức lớn đối với tài nguyên nƣớc của Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.

b. Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH (rừng, động – thực vật, thủy sinh…)

Sự biến đổi của các yếu tố thời tiết nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng gió, sự dâng lên của mực nƣớc biển cũng đã làm thay đổi hình thái của Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy (VQG XT), từ đó dẫn đến làm thay đổi hình thái của VQG và làm suy giảm ĐDSH của VQG XT…Nhiều loài đặc hữu bị suy giảm nghiêm trọng (cá chuối sộp, cua Giận, cò Thìa ...) [20].

c. Tác động đến tài nguyên môi trường đất

Nƣớc biển dâng với mức độ ngày càng tăng là nguyên nhân rõ nhất của sự tác động BĐKH tới tài nguyên đất. Những khu vực nhƣ bãi bồi VQG XT, huyện Nghĩa Hƣng, bờ biển Thị trấn Quất Lâm-Giao Thủy, Thị trấn Thịnh Long-Hải Hậu là những nơi bị mất đất, tại 3 huyện ven biển Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy thì đất bị nhiễm mặn [20].

d. Tác động đến nông-lâm-ngư nghiệp đặc biệt là đối với các ngành trồng trọt, phát triển nghề rừng, nghề cá

Theo số liệu của Văn phòng Thƣờng trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ƣơng, từ năm 1989 đến 2010, Nam Định phải hứng chịu 26 trận bão, 01 trận lốc, 04 trận lũ lớn, đã gây thiệt hại ngành nông nghiệp lên đến hàng nghìn tỷ đồng (từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay đã có tời 05 thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp). Đặc biệt, vấn đề thu hẹp diện tích đất trồng lúa do nhiễm mặn ngày càng gia tăng.

Quá trình XNM do NBD đã làm giảm khả năng duy trì diện tích đất trồng lúa trong những năm gần đây. Cụ thể, một diện tích lớn đất nông nghiệp trồng lúa tại các huyện ven biển đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, đã có 8.765ha đất bị nhiễm mặn, trong đó có 265ha lúa, 950ha màu, 3.000ha đầm tôm. Diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn tập trung tại các huyện ven biển Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy. Năm 2009, trên địa bàn huyện Nghĩa

Hƣng, diện tích lúa đã mất trắng 150 ha do XNM, năm 2010 là 450 ha.

Dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng là một vấn đề chịu ảnh hƣởng của BĐKH. Sự thay đổi bất thƣờng của thời tiết, khí hậu và tần suất xuất hiện các thiên tai ngày càng thƣờng xuyên hơn đã gây ra nhiều dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; sâu bệnh đối với cây trồng. Cụ thể, cuối năm 2004 và đầu năm 2005, dịch cúm gia cầm xuất hiện đã phải tiêu hủy 1 triệu con gia cầm, ƣớc tính thiệt hại gần 20 tỷ đồng; năm 2007, 32.500 con gia cầm bị tiêu hủy thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng; năm 2008, dịch lợn tai xanh đã làm cho 5.000 con lợn bị chết, ƣớc tính thiệt hại 15 tỷ đồng.

Nƣớc biển dâng đã làm cho diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp dẫn đến ĐDSH của rừng ngập mặn cũng bị suy giảm. Điển hình là các khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn huyện Giao Thủy; Cồn Xanh, Cồn Mờ huyện Nghĩa Hƣng. Tại bãi biển Thịnh Long huyện Hải Hậu, NBD đã xâm lấn và làm xói lở mất hơn 1km dài rừng phi lao phòng hộ [20].

e. Tác động đến công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là đối với công nghiệp sản

xuất và cấp điện, nước; xây dựng đô thị, phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng

Thời gian gần đây, BĐKH đã làm thay đổi tần suất, lƣợng mƣa, kéo dài mùa hạn kết hợp với chặn dòng của các đập thủy điện phía thƣợng nguồn (Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình) dẫn đến mực nƣớc sông xuống thấp, đặc biệt trầm trọng trong mùa khô (từ tháng 11 năm trƣớc đến hết tháng 5 năm sau) gây khó khăn cho việc lấy nƣớc từ các sông để sản xuất nƣớc sinh hoạt tại các nhà máy nƣớc Xuân Trƣờng, Mỹ Lộc, Nam Dƣơng (Nam Trực).

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng đang gánh chịu nhiều thiệt hại do các hiện tƣợng BĐKH cực đoan. Giai đoạn 1989 đến 2010, tỉnh Nam Định bị ảnh hƣởng bởi 26 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, 04 trận lũ lớn và 01 trận lốc. Bão, úng lụt còn xảy ra hiện tƣợng, giông tố, lốc làm đổ nhà cửa, cây cối, gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân. Sét gây chập cháy hệ thống điện hạ thế, các thiết bị máy móc. Ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân, làm gián đoạn quá trình sản xuất [20].

f. Tác động đến thương mại; lưu thông hàng hóa; khai thác chế biến khoáng sản; khai thác sử dụng năng lượng; sản xuất sạch hơn

BĐKH cũng đã và đang tác động gián tiếp tới lĩnh vực thƣơng mại. Hiện tƣợng bão, lũ và NBD làm ảnh hƣởng đến diện tích đất làm muối của các xã ven biển huyện Hải Hậu dẫn tới ảnh hƣởng đến ngành sản xuất thực phẩm. Tình trạng hạn hán kéo dài dẫn đến sự thiếu điện cũng gây ra nhiều hƣ hại tới các nguyên liệu, hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm [20].

h. Tác động đến giao thông vận tải và du lịch, đặc biệt là giao thông vận tải đường sông, đường bộ và du lịch sinh thái

BĐKH đã làm ảnh hƣởng đến hệ thống công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Nam Định. Cụ thể, trong cơn bão số 7 ngày 27/9/2005, khi đê biển Hải Triều, Hải Hòa, Hải Thịnh đã bị vỡ gây ngập lụt cho những khu vực rộng lớn ven bờ.

Bão lũ, mƣa kéo dài dẫn đến sạt lở taluy nền đƣờng, mặt đƣờng nhanh chóng hƣ hỏng, rạn nứt. Hệ thống giao thông đƣờng bộ xuống cấp nghiêm trọng, gây mất ATGT, giảm năng lực khai thác, gây khó khăn hạn chế công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân vùng ven biển khi ngập lụt xảy ra…Mƣa gió còn ảnh hƣởng đến tiến độ nhiều dự án giao thông đang triển khai và giảm chất lƣợng công trình.

Tình trạng hạn hán những năm vừa qua đã gây ra nhiều ảnh hƣởng nghiêm trọng tới giao thông vận tải đƣờng sông tỉnh Nam Định gồm 251km chiều dài luống 4 sông lớn là sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ và 13 tuyến sông nội đồng chính. Điển hình là vụ Đông xuân năm 2006 – 2007, mực nƣớc sông Hồng tại Hà Nội giảm xuống còn 1,6m thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Theo tính toán của cục quản lý đƣờng sông, với mực nƣớc dƣới 1,6 m thì phƣơng tiện không thể vận tải đƣợc. Chính vì vậy, mực nƣớc sông trên hệ thống sông tỉnh Nam Định xuống thấp đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động vận tải đƣờng sông tỉnh Nam Định đi các địa điểm: Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình…và ngƣợc lại.

Bên cạnh đó, BĐKH cũng gián tiếp gây ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành du lịch tại tỉnh Nam Định bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Các tác động của yếu tố BĐKH trong thời gian qua dẫn đến một số dịch bệnh gia súc, gia cầm tại một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh ảnh hƣởng đến tâm lý của khách. Bão, nhiệt độ, độ ẩm và hơi mặn là những yếu tố ảnh hƣởng đến kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch. Các khu du lịch biển hấp dẫn của Nam Định nhƣ Thịnh Long, Quất Lâm hàng ngày phải đối mặt với hiện tƣợng nƣớc biển xâm thực. Thị trấn Quất Lâm đã bị nƣớc biển làm sạt lở

toàn bộ phần đất bồi, đê trực diện với biển. Bãi biển Thịnh Long trƣớc kia nằm cách bãi biển hiện tại khoảng 1km. Khu du lịch sinh thái vƣờn quốc gia Xuân Thủy là khu du lịch tự nhiên đang đối mặt với nguy cơ mất đất do NBD và suy giảm đa dạng sinh học [20].

i. Tác động đến lĩnh vực y tế và tình hình phát sinh bệnh tật trong dân cư có liên quan tới BĐKH

Bão, lũ thƣờng kèm theo mƣa to gió lớn gây đổ nhà, tốc mái, đổ cột điện nên đã gây ra không ít tai nạn chết ngƣời. Thực tế đã chứng minh bệnh tật và sự chết chóc dƣới tác động của BĐKH là một quá trình liên quan với nhau, thông qua nhiều cơ chế tác động và khâu cuối cùng là nguyên nhân gây bệnh dẫn đến thƣơng tật, ốm đau và tử vong cho con ngƣời. Một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu là sự gia tăng về cƣờng độ, số lƣợng và độ bất thƣờng của thiên tai. Nhƣ một quy luật, sau thiên tai môi trƣờng bị xáo trộn lớn, nguồn nƣớc bị ô nhiễm nặng từ các nguồn gây ô nhiễm bị ngập là nguyên nhân bùng phát các dịch bệnh đƣờng ruột và các bệnh lây lan theo nguồn nƣớc khác, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến.

Sƣơng muối rét đậm, rét hại giai đoạn vừa qua cũng làm tăng tần xuất mắc các bệnh đƣờng hô hấp thông qua giảm sức đề kháng của cơ thể con ngƣời nhất là ngƣời già, trẻ nhỏ và ngƣời bệnh mắc các bệnh mãn tính khác.

Thêm vào đó, biến đổi khí hậu gây ngập lụt trong thời gian dài, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải từ các nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, các chất thải khác… bị rửa trôi, xuống hồ ao, sông suối trôi nổi khắp nơi gây ô nhiễm môi trƣờng. Các công trình cấp nƣớc sạch tập trung bị hƣ hỏng hoặc do nguồn nƣớc cấp bị ô nhiễm gây khó khăn cho việc xử lý nƣớc, cung cấp nƣớc sạch cho nhân dân [20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh nam định (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)