Một số mô hình truyền thông khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh nam định (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.2. Các nghiên cứu về truyền thông biến đổi khí hậu

1.3.4. Một số mô hình truyền thông khác

Mô hình truyền thông hệ thống, 1972

Bắt đầu từ thập niên 1970, một số nhà nghiên cứu về truyền thông đã cố gắng phát triển một mô hình truyền thông mới dựa trên một trong sáu trƣờng phái lý thuyết xã hội học đó là Thuyết hệ thống. Dựa trên tƣ tƣởng của thuyết hệ thống, các nhà nghiên cứu cho rằng truyền thông không chỉ đơn thuần là một hoạt động hành vi mang tính cá nhân, mà là sự tƣơng tác qua lại giữa ngƣời với ngƣời [25, 34].

Mô hình giao thoa của Brown, 1987

Năm 1987, nhà lý luận hùng biện William Brown đã đề xuất một mô hình truyền thông mới mang tên “Mô hình giao thoa”. Theo Brown, các cuộc tranh luận nói riêng và quá trình truyền thông nói chung là một bức ảnh ba chiều, trong đó thông điệp truyền tải không đến từ việc phân tích từng phần trong toàn bộ quá trình truyền thông, mà đến từ việc xem xét tổng thể toàn bộ quá trình truyền trong từng phần [25, 34].

Mô hình truyền thông áp dụng lý thuyết hỗn độn của Benoit Mandelbrot

Dựa trên cơ sở lý thuyết của nhà toán học Benoit Mandelbrot, trong quá trình khám phá khả năng phát sinh hình dạng bất thƣờng của các vật thể đã cho ra

đời một công thức toán học mang tên Fractal, từ đây, một số nhà nghiên cứu truyền thông đƣa ra định nghĩa “truyền thông cũng mang hình dáng của một fractal, trong đó bao gồm mật độ gần như vô hạn của các sự kiện truyền thông”. Cũng nhƣ mọi mô hình khác trong tự nhiên, truyền thông, với con ngƣời là một thành phần trong đó, có hình thái vô cùng phức tạp và không dễ để tái hiện nó thông qua bất kỳ công thức nào. Một mô hình truyền thông dựa trên lý thuyết hỗn độn và phân mảnh bắt buộc phải thể hiện đƣợc sự phức tạp này, đồng thời phải đủ linh hoạt để thích ứng với sự biến đổi của các điều kiện ban đầu [25, 34].

Mô hình truyền thông ở Việt Nam, trong đó có mô hình truyền thông biến đổi khí hậu của Nguyễn Quốc Đạt, 2016

Năm 2016, Nguyễn Quốc Đạt đã xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Mô hình này lồng ghép nội dung BĐKH vào các hoạt động và phong trào của Hội Liên hiệp Phụ nữ mang lại hiệu quả cao trong việc làm thay đổi hành vi của các hội viên [9]. Mô hình này đƣợc xây dựng dựa trên hai mô hình của Frank Dance và Ruesch và Bateson. Ƣu điểm của mô hình này là truyền thông dựa trên cộng đồng với nhiều phƣơng thức truyền thông, có sự tƣơng tác giữa ngƣời gửi thông tin và ngƣời tiếp nhận thông tin, sự kết nối văn hóa của những ngƣời tham gia và điểm nổi bật của mô hình này là ngƣời nhận thông tin lại chính là ngƣời đánh giá và chuyển tải thông tin đến cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh nam định (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)