Phương pháp ước tính thiệt hại kinh tế do đất nông nghiệp bị ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu đối với sử dụng đất nông nghiệp tại nam định luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 57 - 64)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Phương pháp xây dựng công cụ

2.3.4. Phương pháp ước tính thiệt hại kinh tế do đất nông nghiệp bị ảnh

tỉnh Nam Định

2.3.4. Phương pháp ước tính thiệt hại kinh tế do đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi nguy cơ ngập bởi nguy cơ ngập

- Áp dụng công thức: diện tích đất bị mất * sản lượng/ha * giá cả/sản lượng/ha => thiệt hại về kinh tế (trang 11 namdinh.gov.vn-bao-cao-tac-dong- bdkh-den-nn-20151008154052)

- 4 loại đất nông nghiệp bị ảnh hưởng ở Giao Thủy: rừng ngập mặn (kế thừa các đề tài đã có), thủy sản (niên giám thống kê), lúa (điều tra, khảo sát), muối (điều tra, khảo sát)

Để có thể đánh giá tác động của nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định một cách định lượng, nghiên cứu này sử dụng tổng hợp hệ công thức liên quan tới lượng hóa giá trị kinh tế của các hệ sinh thái như đã trình bày tại chương 1 tổng quan với 3 nhóm phương pháp chính mà Babbier đã đề xuất từ năm 1997. Trong đó phương pháp phân tích chi phí – lợi ích được sử dụng chủ đạo với việc xác định các thiệt hại, ảnh hưởng của nước biển dâng lên các đối tượng khác nhau liên quan tới sử dụng đất nông nghiệp.

a. Cơ sở lý luận của phương pháp phân tích chi phí lợi - ích

Khái niệm về chi phí lợi ích (CBA) được ông Jules Dupuit đề xuất năm 1848 và được chính thức hóa trong các tác phẩm sau này của Alfred Marshall. Tuy nhiên, quá trình phát triển thực tế của CBA được bắt đầu sau khi luật Hàng hải Liên bang Mỹ ra đời năm 1936. Đến những năm 1950s, các nhà kinh tế đã xây dựng các phương pháp có tính chất hệ thống, chặt chẽ để phân tích kinh tế dành cho đầu tư công cộng.Từ những năm 1990s đến nay, CBA đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và vẫn đang được tiếp tục phát triển.

Theo Frances Perikins (1994): “Phân tích kinh tế, còn gọi là CBA, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, … được sử dụng chủ yếu bởi các Chính

phủ và các cơ quan Quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không.”.

Theo Boardman và cộng sự (1996): “CBA là một phương pháp đánh giá chính sách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội nói chung. Lợi ích xã hội ròng (NSB=B-C) là thước đo giá trị của chính sách”.

Theo Zerbe và Allen (2006), phân tích chi phí lợi ích là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hoặc hiện tại có nên triển khai các dự án được đề xuất hay không. Phân tích chi phí lợi ích cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều dự án loại trừ nhau. Một cách đơn giản, phân tích chi phí lợi ích là quá trình tính toán giá trị của tất cả cá đầu vào và đầu ra của một dự án, sau đó lấy hiệu số giữa đầu ra trừ đi đầu vào.

Như vậy, phân tích chi phí lợi ích là công cụ xác định và so sánh chi phí và lợi chính của một chương trình, chính sách, dự án để đánh giá chương trình, chính sách, dự án làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế của xã hội.

b. Phân tích chi phí lợi ích trong thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo IPCC (2007), thích ứng có chi phí là “chi phí quy hoạch, chuẩn bị, tạo điều kiện và thực hiện các biện pháp thích ứng, bao gồm cả chi phí chuyển tiếp”, bên cạnh đó, thích ứng đem đến lợi ích thể hiện “tránh chi phí thiệt hại hoặc các lợi ích tích lũy do áp dụng và thực hiện các biện pháp thích ứng”. Theo đó, nếu lợi ích kinh tế của việc thích ứng như giảm tác động của biến đổi khí hậu (hoặc hệ quả tiềm năng) lớn hơn chi phí, thì có lợi ích ròng, nếu không sẽ dẫn đến giảm sự thích ứng. Nguyên tắc này là quan trọng vì nguồn lực cần được phân bổ hiệu quả giữa các chiến lược thích ứng và các chiến lược thích ứng và giảm nhẹ. Điều này chỉ có thể được thực hiện nếu chi phí và lợi ích của các tùy chọn khác nhau được xác định rõ ràng (mặc dù lưu ý rằng lợi ích không phải là tiền tệ).

Cơ sở lý thuyết của CBA là: lợi ích được xác định là tăng ở phúc lợi của con người (tiện ích) và chi phí được xác định là giảm phúc lợi con người. Đối với một dự án hoặc chính sách được điều chỉnh trên cơ sở chi phí - lợi ích, lợi ích xã hội của dự án hoặc chính sách phải cao hơn chi phí xã hội của nó. Phân

tích chi phí lợi ích tiêu chuẩn được thực hiện bằng tính toán giá trị hiện tại của các chi phí xã hội (PVC) và lợi ích của một dự án hay một biện pháp thích ứng (PVB), tính toán hiệu giữa lợi ích và chi phí (giá trị hiện tại ròng - NPV) hoặc tỷ lệ của chúng (tỷ suất lợi ích - chi phí B/C), tức là:

Giá trị hiện tại của dòng chi phí:

∑ (2.1)

Giá trị hiện tại của dòng lợi ích:

∑ (2.2)

Giá trị hiện tại ròng:

∑ ∑ (2.3)

Tỷ suất lợi ích – chi phí:

(2.4)

Trong đó, Ct là chi phí phát sinh và Bt là những lợi ích của dự án trong năm t, T là thời gian sống của dự án và r là tỷ lệ chiết khấu.

Từ các công thức trên, đưa ra nguyên tắc đánh giá NPV và B/C như sau: Đối với NPV:

NPV < 0, dự án không có hiệu quả, không nên đầu tư NPV = 0, dự án có thể đầu tư

NPV > 0, dự án đầu tư hiệu quả (giá tị NPV càng lớn thì đầu tư càng hiệu quả)

Như vậy, trong trường hợp các dự án độc lập thì dự án nào có NPV > 0 nên thực hiện. Trong trường hợp các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV lớn nhất được lựa chọn.

Đối với B/C:

B/C > 1: giá trị hiện tại ròng lợi ích lớn hơn giá trị hiện tại ròng chi phí, do đó, đáng được thực hiện.

Như vậy, trong trường hợp các dự án độc lập thì dự án nào có B/C > 1 nên thực hiện. Trong trường hợp các dự án loại trừ nhau thì thường phải sử dụng kết hợp với NPV do B/C không phản ánh chính xác quy mô của lợi ích ròng.

Đối với thích ứng, sử dụng phân tích chi phí lợi ích chuẩn CBA có thể gặp một số hạn chế nhất định. Hạn chế chủ yếu là yêu cầu các dữ liệu về chi phí và lợi ích của các biện pháp thích ứng phải được lượng hóa ra tiền tệ. Hạn chế trong việc phân phối các tác động, đặc biệt là các tổn thương cụ thể, mặc dù chúng có thể được hạch toán thông qua sử dụng hàm trọng số. Mặt khác, CBA không thể hạch toán cho những chi phí và lợi ích mà không thể được phản ánh về tiền tệ, đặc biệt chẳng hạn như tác động sinh thái, cũng như mối quan tâm ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội, chẳng hạn như hòa bình và an ninh (UNFCCC, 2010).

Phương pháp CBA chuẩn được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mạnh mẽ với những giả thiết quan trọng sau: chỉ những thay đổi biên ở thị trường kinh tế được đánh giá; không có biến dạng đáng kể ở các thị trường khác; tình trạng thu nhập được chỉ rõ. Như vậy, giả định này áp đặt các giới hạn đối với sự thể hiện các kết quả đánh giá dự án sử dụng phương pháp CBA chuẩn. Đặt biệt, khi thị trường không hoàn hảo chiếm ưu thế, CBA thường có thể đánh giá thấp sự thay đổi tổng phúc lợi điều này sẽ dẫn đến những sai sót trong việc ra quyết định.

Phương pháp CBA tiêu chuẩn không thể đánh giá được những lợi ích hoặc chi phí gián tiếp ở các thị trường không hoàn hảo. Do đó, trong những trường hợp này, phương pháp CBA mở rộng sẽ được thực hiện. Phương pháp CBA mở rộng bao gồm phân tích chi phí cả những tác động mà dự án phát triển gây ra cho môi trường, mà không được tính đến trong phân tích tài chính của dự án.

Ngoài ra, một khung cân bằng tổng thể (GE) cũng được áp dụng để đánh giá trong trường hợp có những lợi ích hoặc chi phí gián tiếp vì mô hình GE có thể xem xét các tương tác giữa thị trường không hoàn hảo và có thể chứa các yếu tố bên ngoài. Ví dụ, lợi ích gián tiếp cải thiện cơ sở hạ tầng trong trường hợp của một thị trường lao động không hoàn hảo đã được phân tích trong một mô hình khung cân bằng tổng thể không gian (Zhu và cộng sự, 2009), trong đó, phúc lợi trực tiếp ảnh hưởng bởi thị trường vận tải và phúc lợi gián tiếp ảnh

hưởng thông qua sự thay đổi mức độ thất nghiệp trong khu vực được tính toán, cho thấy lợi ích gián tiếp sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dự án thay thế trong trường hợp các giá trị chi phí và lợi ích gần như nhau.

c. Các bước tiến hành phân tích chi phí lợi ích:

Phân tích chi phí lợi ích có thể được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định rõ vị thế/chỗ đứng khi phân tích: xác định ai sẽ được hưởng lợi và ai chịu chi phí khi dự án/chính sách được thực hiện.

Bước 2: Lựa chọn phương án thay thế: Để giải quyết một vấn đề, có thể có nhiều phương án được đưa ra. Người phân tích cần đưa được các phương án thay thế vào phân tích. Mốc chuẩn để so sánh là hiện trạng (khi chưa có dự án/chính sách).

Bước 3: Nhận dạng các lợi ích và chi phí: Trong bước này, người phân tích cần liệt kê đầy đủ và chính xác các lợi ích và chi phí mà dự án/chính sách đem lại. Bên cạnh những kết quả có giá trị thị trường, một số kết quả của dự án/chính sách có thể không có giá trị thị trường như chất lượng không khí, tác động đến sinh thái,… Những lợi ích và chi phí này cần được nhận dạng và đưa vào phân tích.

Bước 4: Đánh giá lợi ích và chi phí: Sau khi nhận diện tất cả các chi phí và lợi ích của dự án/chính sách, người phân tích cần tìm cách lượng hóa và đánh giá chúng.

Người đánh giá có thể sử dụng sự sẵn lòng trả WTP (Willingness to pay) để đánh giá lợi ích của dự án/chính sách và chi phí cơ hội để đánh giá chi phí nguồn lực được sử dụng để thực hiện dự án/chính sách. WTP là khoản tiền mà một người sẵn lòng chi trả hoặc nhận để có thể bàng quan giữa tình trạng hiện tại và tình trạng khi có dự án/chính sách đi kèm với khoản tiền này. Lợi ích của một dự án/chính sách là sự sẵn lòng trả của mọi người cho dự án/chính sách đó. Chi phí cơ hội đo lường giá trị của những gì mà xã hội phải từ bỏ để sử dụng các yếu tố đầu vào cho việc thực hiện dự án/chính sách.

Việc lượng hóa thành tiền được chia làm hai trường hợp:

+ Đối với các yếu tố có giá trị thị trường: được xác định là giá hàng hóa hoặc dịch vụ phi thị trường trong mối quan hệ với giá của hàng hóa cùng loại hay hàng hóa thay thế trong thị trường. Biết rằng giá trị này phản ánh sự sẵn

sàng chi trả của người tiêu dùng. Có thể dễ dàng xác định được giá trị này và đưa vào tính toán.

+ Đối với các yếu tố không có giá trị thị trường: khi đánh giá hàng hóa chất lượng môi trường hay một số hàng hóa công cộng khác, giá cả thị trường chưa hẳn đã phản ánh đúng giá trị thực của xã hội. Do vậy, các nhà kinh tế thường sử dụng giá tham khảo. Giá tham khảo là thước đo xem ta có thể đạt được kết quả ở mức nào so với mục tiêu đã dự tính, nếu như khuôn khổ được nới ra một hoặc một số đơn vị nào đó.

Trong thực tế, có một số trường hợp CBA không thể lượng hóa được bằng tiền, trường hợp đó, có thể để riêng một tiểu mục để người phân tích xem xét.

Bước 5: Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại: Do những lợi ích và chi phí có thể xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, nên để có thể so sánh chúng, người phân tích cần đưa về một thời điểm, và thời điểm được sử dụng phổ biến nhất là thời điểm hiện tại. Với một mức lãi suất r, thì một đồng tiền bỏ ra ở thời điểm hiện tại để đầu tư sẽ có giá trị sau n năm là (1+r)n đồng. Do đó, số tiền phải bỏ ra từ bây giờ để đem lại 1 đồng sau n năm trong tương lai là (1+r)-n. Đây chính là giá trị hiện tại của 1 đồng có thể sử dụng sau n năm trong tương lai. (1+r)-n

được gọi là hệ số chiếu khấu ở năm thứ n. Khi lấy giá trị của một khoản lợi ích xuất hiện vào năm thứ n trong tương lai nhân với hệ số chiết khấu ở năm thứ n, ta sẽ có giá trị hiện tại của khoản lợi ích. Áp dụng tương tự với chi phí.

Bước 6: So sánh lợi ích và chi phí: sử dụng các tiêu chí NPV hoặc B/C hoặc một số chỉ tiêu khác như chỉ số hoàn vốn nội tại IRR để xem xét mức độ hấp dẫn của dự án/chính sách

Bước 7: Phân tích độ nhạy: Chúng ta xác định khả năng thay đổi trong quá trình vận hành một phương án được lựa chọn và khi có những thay đổi có thể xảy ra, chẳng hạn như khả năng tiềm ẩn rủi ro thì mức độ thay đổi của dự án đến đâu. Kết quả phân tích độ nhạy còn giúp cho người thực hiện dự án/chính sách có thể đưa ra những đề xuất để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án/chính sách.

Bước 8: Đề xuất các phương án: Trên cơ sở các phân tích nêu trên, lựa chọn sắp xếp các dự án/chính sách. Về nguyên tắc, phương án nào có tính khả

thi cao, lợi ích ròng lớn nhất thì được ưu tiên sắp xếp đầu, thứ tự tính hấp dẫn giảm dần. Từ đó, người lựa chọn chính sách sẽ quyết định nên thực thi phương án nào.

Từ cơ sở lý luận của phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trên, nghiên cứu sẽ tổng hợp và đề xuất quy trình đánh giá tác động của nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định chi tiết tại chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Bên cạnh đó trong phần đánh giá thiệt hại kinh tế luận văn có sử dụng các kết quả tính toán đã được công bố trước đó với những đối tượng liên quan tới sử dụng đất nông nghiệp.

CHƢƠNG 3

XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ NGẬP DO

NƢỚC BIỂN DÂNG CHO HUYỆN GIAO THỦY – NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu đối với sử dụng đất nông nghiệp tại nam định luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 57 - 64)