Năm 2050, đây là năm diện tích đất trồng lúa và diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng giảm nhiều nhất, 1044,4 ha đất trồng lúa chịu thiệt hại và 35,7 ha đất nuôi trồng thủy sản chịu thiệt hại, tương đương 1171 tỷ đồng thiệt hại về lúa và 67,6 tỷ đồng thiệt hại về nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất làm muối chịu thiệt hại là 172,8 ha và giá trị thiệt hại là 146,4 tỷ đồng. Diện tích đất rừng chịu thiệt hại là 154,4 ha và giá trị thiệt hại là 9458 tỷ đồng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Luận văn đã đáp ứng được mục tiêu là xây dựng được một công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập do nước biển dâng cho đối tượng đất Nông nghiệp huyện Giao Thủy của tỉnh Nam Định với các năm dự tính là 2020, 2030, 2040 và 2050.
1. Công cụ được xây dựng bằng ngôn ngữ Visual Basic for Application VBA trong môi trường Excel của Microsoft. Đây là một ngôn ngữ rất mạnh trong tính toán, giúp tiết kiệm một phần lớn các tài nguyên để xây dựng công cụ kể cả tài nguyên máy tính, con người. Điều này hiệu quả ở tốc độ xử lý, hiệu năng sử dụng của người dùng và với chi phí tối thiểu.
2. Phần mềm đã kết hợp các thông tin bản đồ, các tính toán thống kê, bảng biểu để đưa ra các kịch bản nguy cơ thiệt hại và con số lượng hóa cụ thể của 4 loại đất nông nghiệp chính: trồng lúa, làm muối, rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản. Luận văn đã tổng hợp các dữ liệu từ nhiều đề tài, nhiều nguồn có tính chính thống (Kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng 2016- Bộ TNMT, Niên giám thống kê, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, Quy hoạch sử dụng đất 2020 - TTg) và thực hiện việc tính toán dựa trên chi phí – lợi ích. Từ đó đưa ra được con số thiệt hại và hình ảnh trực quan khu vực ngập. Tính chính thống của các nguồn dữ liệu đầu vào đã phần nào giúp hạn chế được các sai số có thể xảy ra trong tính toán, đặc biệt là các tính toán cho một tương lai không chắc chắn.
3. Luận văn cũng đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp gồm các giá trị định lượng và các hình ảnh bản đồ. Thông thường, để hoàn thành được bộ cơ sở dữ liệu gồm nhiều loại cấu trúc: không gian và phi không gian như vậy thì cần phải có một hệ thống cơ sở dữ liệu phức tạp và đồ sộ như: PostGIS, ArcGIS Server,… Tuy nhiên, luận văn đưa ra một hướng tiếp cận khác trong việc tích hợp các dữ liệu loại này nhằm tối giản hóa yêu cầu mà vẫn đáp ứng được mục tiêu đề ra.
4. Công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với nước biển dâng đưa ra cảnh báo nguy cơ ở mức rủi ro cao nhất có thể xảy ra đối với các loại đất nông nghiệp, nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, chính quyền tỉnh Nam Định
nói chung và huyện Giao Thủy nói riêng trong việc ra các quyết định thích ứng với biến đổi khí hậu cho sản xuất Nông nghiệp của địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao khả năng nhận biết trực quan, hỗ trợ bước đầu vào định hướng quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cho các năm tiếp theo nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Kiến nghị
Để nâng cao độ chính xác của các kết quả và để công cụ thực sự có thể đi vào thực tế phục vụ các ban ngành quản lý, công cụ cần được tiếp tục nghiên cứu về các mặt:
1. Trên cơ sở cách tiếp cận với yếu tố nguy cơ ngập do nước biển dâng, công cụ cần xem xét tới tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu khác ngoài nước biển dâng, ví dụ: nhiệt độ, lượng mưa, các cực trị,…
2. Nâng cao mức độ chi tiết của các tham số đầu vào, cụ thể cho từng đối tượng ví dụ: mức độ chống chịu của cây lúa, khả năng thích nghi của các loại thủy sản,… nhằm hỗ trợ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán giá trị thiệt hại kinh tế cho đất nông nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác như giao thông, thủy lợi… nhằm hỗ trợ các ban ngành trong việc lồng ghép các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Tiếp tục cập nhập, bổ sung các khuyến nghị chi tiết, cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. 3. Vũ Văn Doanh (2016). Luận án tiến sĩ “Đánh giá thiệt hại kinh tế của
nước biển dâng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định”. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường.
4. Dương Quốc Huy (2013). Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông Miền Trung. KC.08.19/11-15. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
5. Nguyễn Khắc Nghĩa (2010). Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp KHCN xây dựng đê biển chống được bão cấp 12, triều cường”. Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
6. Nguyễn Đức Ngữ (2008). Biến đổi khí hậu. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
7. Nguyễn Tùng Phong, “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) phục vụ công tác quản lý và khai thác các tài nguyên nước ở Việt Nam”.
8. Vũ Tấn Phương (2007). Nghiên cứu giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn tại Xuân Thuỷ - Nam Định. Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 17- 2007.
9. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
10. Trần Thục và nnk (2011). Sổ tay Biến đổi khí hậu.KC.08.13/06-10. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
11. Đinh Đức Trường (2010). Luận án tiến sĩ. Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước. Trường đại học Kinh tế quốc dân.
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2014). Quyết định số 32/2014/QĐ- UBND về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2015- 2020.
13. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định (2016). Báo cáo điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định.
14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định. Cổng thông tin điện tử Nam Định. http://www.namdinh.gov.vn
Tiếng Anh
1. Alter, S. L. (1980). Decision support systems: current practice and continuing challenges. Reading, Mass., Addison-Wesley Pub.
2. Finlay, P. N. (1994). Introducing decision support systems. Oxford, UK Cambridge, Mass., NCC.
3. Jonathan M. Harris, Brian Roach and Anne-Marie Codur (2015). The Economics of Global Climate change. Global Development and Environment Institute, Tufts University.
4. Lawrence H. Goulder and William A. Pizer (2006). The Economics of Climate change. Dicussion Paper. Resources for the Future.
5. Macquarie University and University of New South Wales and partner Councils Ku-ring-gai and Gosford (2014). Handbook Climate Adaptation decision-making support Tool for Local Governments. National Climate Change Adaptation Research Facility project.
6. The World Bank (2010). Development and Climate change. World development report 2010.
7. The United Nations (1992). United Nations Framework Convention on Climate Change. Earth Summit.