Loại đất Nam Định Vùng ĐBSH Cả nƣớc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 113.001,88 100,0 1.396,46 100,0 26.822,95 100,0 1- Đất trồng cây hàng năm 6.603,05 5,84 678,34 48,58 6.409,48 23,90 Trong đó: Đất trồng lúa 76.306,64 67,53 608,30 43,56 4.078,62 15,21 2- Đất trồng cây lâu năm 8.454,84 7,48 90,99 6,52 3.822,24 14,25 3- Đất lâm nghiệp 2.950,43 2,61 519,69 37,21 15.845,33 59,07 4- Đất có mặt nước NTS 17.413,67 15,41 102,54 7,34 707,83 2,64 5- Đất làm muối 716,58 0,63 1,20 0,09 17,89 0,07 6- Đất nông nghiệp khác 556,67 0,49 3,70 0,27 20,19 0,08
Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015
Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo nhân khẩu tự nhiên của tỉnh vào loại thấp 612 m2/khẩu, bằng 42% mức bình quân cả nước (2920 m2/khẩu). Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo khẩu nông nghiệp là 635 m2/khẩu, bằng 40% mức bình quân cả nước (1.580 m2/khẩu).
1.1. Đất trồng lúa: Hiện có 76.306,64 ha, chiếm 45,73 % diện tích tự nhiên và bằng 67,53 % diện tích đất nông nghiệp. Cao gấp 2,95 lần so với bình quân cả nước(15,21 %), trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 73.876,83 ha chiếm 65,38 % đất nông nghiệp, phân bố ở tất cả các huyện; Đất trồng lúa nước còn lại 2.429,81 ha bằng 3,18 % diện tích đất trồng lúa, chủ yếu là đất 1 vụ lúa, 1 vụ lúa 1 vụ mầu.
1.2. Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 8.454,84 ha, chiếm 5,07 % diện tích tự nhiên bằng 7,48 % đất nông nghiệp, phân bố đều ở các xã, thị trấn trong tỉnh. Trong những năm gần đây đang được cải tạo thành các vườn cây ăn quả, cây cảnh và trồng rau màu và một phần làm quỹ đất dãn cư khi có nhu cầu.
1.3. Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp có rừng 2.950,43 ha, chiếm 1,77 % diện tích đất tự nhiên và bằng 2,61% diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ đất lâm
nghiệp thấp hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng (24,68%) và thấp hơn rất nhiều so với cả nước (47,88%);
Trong đó đất rừng phòng hộ 1.896,82 ha thuộc các huyện Vụ Bản 45,98 ha; Ý Yên 25,29 ha; Nghĩa Hưng 1.076,14 ha; Giao Thuỷ 722,91 ha và Hải Hậu 26,50 ha.
Đất rừng đặc dụng 1.053,61 ha chủ yếu ở Giao Thuỷ.
Rừng phòng hộ ven biển Nam Định có nét đặc trưng gồm rừng ngập mặn trên đất phù sa lầy thụt và rừng phi lao trên các cồn cát, dải cát ven đê biển, phân bố trên đất bãi triều thuộc Nghĩa Hưng, Giao Thủy và Hải Hậu, gồm các kiểu rừng: Trang thuần loài, Bần hỗn giao với Trang (vùng cửa sông), Trang hỗn giao sú và Ô rô nơi đất cao nghèo dinh dưỡng. Vùng phía trong Lạch Đầy (Nghĩa Hưng), rừng sinh trưởng tốt, mật độ cây dày đặc, cành cây, tán cây đan xen nhau chằng chịt rất khó xâm nhập. Độ tán che đạt tới 0,8 - 0,9 có nơi đạt trên 0,9. Một số diện tích rừng ngập mặn tiếp giáp Cồn Mờ, do hiện tượng cát bồi đắp làm nghẹt rễ cây nên sinh trưởng xấu hoặc bị chết cục bộ. Tại những khu vực được bồi như Giao Thủy, Nghĩa Hưng rừng phi lao ven biển được trồng thành những dải trên đất cát trước đê biển với mục tiêu chắn sóng, chắn cát. Trên đất cồn cát thoát triều, rừng phi lao phát triển tốt. Tuy nhiên, đối với huyện Hải Hậu đất bị sạt lở ngày một tăng, diện tích trồng phi lao tiếp giáp với biển bị mất kéo dài hơn 1 km.
1.4. Đất làm muối: Toàn tỉnh có 716,58 ha đất làm muối chiếm 0,63 % diện tích đất nông nghiệp. Trong đó có 9.524 hộ gia đình và cá nhân sử dụng 699,18 ha, có 13 đơnvị của cơ quan nhà nước sử dụng 17,40 ha. Phân bố ở 3 huyện là: Hải Hậu 213,72 ha,Nghĩa Hưng 50,97 ha và Giao Thủy 451,89 ha.
1.5. Đất nuôi trồng thủy sản: Đất nuôi trồng thủy sản có 17.413,67 ha, chiếm10,44 % diện tích tự nhiên và bằng 15,41% diện tích đất nông nghiệp;
Hiện có 239.643 chủ sử dụng đất trong đó hộ gia đình cá nhân 239.004 chủ sử dụng 9.600,18 ha, có 216 cơ quan đơn vị nhà nước sử dụng 6.759,01 ha, 37 tổ chức kinh tế sử dụng 846,04 ha; tổ chức khác sử dụng 0,09 ha; 82 tổ chức cộng đồng dân cư và cơsở tôn giáo sử dụng 39,79 ha; Tổ chức sự nghiệp công lập 8,14 ha và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 2,88 ha.
1.6. Đất nông nghiệp khác: Toàn tỉnh có 556,67 ha đất nông nghiệp khác chiếm 0,49 % diện tích đất nông nghiệp. Gồm có 674 chủ sử dụng đất nông nghiệp khác. Trong đó có 604 hộ gia đình và cá nhân sử dụng 238,65 ha; 23 tổ chức kinh tế sử dụng 131,58 ha; Cơ quan đơn vị Nhà nước sử dụng 181,65 ha; Tổ chức sự nghiệp công lập 0,89 ha; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 3,90 ha.
2. Đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Xuân Thủy có diện tích tự nhiên vùng đệm, vùng lõi 6811 ha; vùng chuyển tiếp 2987 ha và diện tích biển 7.706 ha. Diện tích toàn vùng 17.404 ha. Bao gồm 6 LUTs với 17 kiểu sử dụng đất nông nghiệp trong đó LUTs chuyên lúa, chuyên rừng và chuyên nuôi trồng thủy sản là 3 loại sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn nhất của vùng. Xu hướng biến động sử dụng đất theo từng khu vực rất khác nhau: 5 xã vùng đệm và khu vực khai thác tích cực: biến động sử dụng đất phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế, ít tính đến những tác động môi trường; Khu vực khai thác hạn chế và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt biến động sử dụng đất theo hướng bảo vệ môi trường; Phân khu phục hồi sinh thái: việc sử dụng đất hướng tới mục tiêu phục hồi chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
3. Hiện trạng đất bãi bồi ven biển
Bãi bồi ven biển gồm 2 bãi chính tại Giao Thủy và Nghĩa Hưng hiện trạng sử dụng đất như sau: