Tinh hoa quân sự thế giới

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành tư tưởng quân sự hồ chí minh (Trang 25 - 34)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4. Tinh hoa quân sự thế giới

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn có phương pháp khoa học trong việc nghiên cứu quân sự từ nhiều ngọn nguồn khác nhau, khảo sát kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang của nhiều nước, qua đó, chắt lọc những nội dung tích cực và phù hợp để phục vụ cho mục đích xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang của dân tộc mình. Thật ra, ngay từ khi còn nhỏ, Người đã tiếp nhận nền học vấn Nho học. Tuổi thiếu niên, Người tiếp cận với những yếu tố văn hóa phương Tây qua trường học Việt – Pháp. Nguồn gốc văn hóa phương Tây tác động tới Người, trước hết là tư tưởng "tự do, bình đẳng, bác ái" mà giai cấp tư sản thời đang lên đã nêu cao để tập hợp lực lượng nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Đây đã là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Người đi Pháp năm 1911.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đi khắp các châu lục, sinh sống và hoạt động tại những trung tâm văn minh đương thời ở phương Tây. Tại Pari, thủ đô nước Cộng hòa Pháp,

Người nghiên cứu nhiều vấn đề quân sự của cách mạng tư sản Pháp, của Công xã Pari và quân đội nước Pháp lúc đó. Đối với vấn đề quân sự trong cách mạng tư sản Pháp, Người ca ngợi tấm gương anh hùng chiến đấu của quần chúng lao động. Về sau, trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Người đã viết : "Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống nhiều, nhung chỉ nhờ gan cách mệnh mà trong dẹp nổi loạn, ngoài phá cường quyền. Hồi ấy lính cách mệnh gọi là "lính không quần", người không có nón, kẻ không có giày, áo rách quần tua, mặt gầy bụng đói. Thế mà lính ấy đi đến đâu, thì lính ngoại quốc thua đến đấy, vì họ liều gan hy sinh quá, không ai chống nổi". Người còn nghiên cứu về nhiều danh tướng của nước Pháp, nước Anh và Người đề cập trong nhiều bài viết. Về danh tướng Na-pô-nê-ông của nước Pháp, năm 1923, Người đã viết : "Năm 1892, Nã Phá Luân vừa là người thắng trận, vừa là kẻ bại trận. Thắng trận vì Nã Phá Luân đã chiếm được nhiều thành phố, bại trận vì nhân dân Mạc Tư Khoa đã quyết tâm hy sinh tất cả, tự tay đốt cháy thành phố, lửa đã đuổi Nã Phá Luân, rét, đói và quân du kích đã tiêu diệt đại quân Nã Phá Luân". Về sau, Người còn nhắc lại điều đó trên báo Cứu quốc, rằng : "Nã Phá Luân đem quân tiến vào nước Nga bị thua liểng xiểng", do không "túc trí", gây chiến tranh xâm lược nên thất bại. Tuy nhiên, Na-pô-nê-ông là danh tướng có nét riêng với đặc điểm đánh mạnh như vũ bão, nhanh như chớp nhoáng. Người viết : "Trong chiến lược của Nã Phá Luân có nói : rút một ngày (mười hai giờ) thành mười giờ để mà tiến quân và tác chiến sau sẽ nghỉ ngơi". Khi đề cập đến yếu tố này , Người đồng thời nhắc nhở đến chiến lược của thủy sư đô

đốc người Anh : "Một danh tướng về hải quân là Nen-xon (Nelson) cũng nói : giờ phút là đồng chí yêu quý. Ta nên quý trọng người đồng chí ấy hơn những đồng chí khác". Từ đó, Người lưu ý quân ta về yếu tố thời gian trong tác chiến, mối quan hệ giữa yếu tố đó với cơ mưu, phải vừa nhanh vừa có mưu mới giành được thắng lợi.

Hoạt động nhiều năm trên quê hương Cách mạng tháng Mười, Người có điều kiện nghiên cứu về Hồng quân Xô viết. Vốn hiểu biết đó về sau được Người sử dụng vào thời điểm thích hợp, tức là lúc "chúng ta đương tổ chức quân đội quốc gia". Người chỉ ra rằng, trải qua 15 năm "kiến thiết" trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hồng quân Xô viết đã là một đội quân có tổ chức chặt chẽ, huấn luyện chu đáo, vũ khí tối tân. Đội quân đó trong những năm 1938-1939 đã đánh bại "phát xít Đức đã từng xưng hùng, xưng bá ở châu Âu" khiến phát xít Đức phải "hoảng vía", rồi đến bị chôn sống không ngóc đầu lên được. Lập được chiến công huy hoàng đó là do Hồng quân Xô viết có nhiều ưu điểm. Người rút ra bốn ưu điểm của Hồng quân mà ta cần học tập. Thứ nhất, Hồng quân Xô viết "biết phép chiến đấu". Người phân tích : Đây là một ưu điểm rất quan trọng. Vì rằng, nếu chỉ dựa vào vũ khí tối tân và binh lực mà không "biết phép chiến đấu" thì không thắng nổi đối phương. Thứ hai, Hồng quân Xô viết được hưởng một nền văn hóa giáo dục tốt đẹp. Nhờ đó, các binh sĩ Xô viết, từ các chiến sĩ bộ binh đến các chiến sĩ ở các binh chủng kỹ thuật như pháo thủ, xe tăng, lái máy bay đều am hiểu kỹ thuật, chiến thuật, làm chủ vũ khí, phương tiện chiến đấu. Các công việc giáo dục đều nhằm nâng cao tinh thần binh sĩ khiến

cho họ phát huy được tài năng, do đó mà lập được chiến công oanh liệt. Thứ ba, Hồng quân Xô viết là đội quân có mối quan hệ đặc biệt giữa quân và dân : Quân dân nhất trí. Trong Hồng quân, tướng lĩnh và binh sĩ đều là những con em của thợ thuyền, dân cày và trí thức. Do nền tảng giai cấp trong xã hội Liên Xô biến đổi nên quân đội với nhân dân "cũng như anh em một nhà", có tinh thần đoàn kết cao. Nhân dân Liên Xô chẳng những hăng hái tham gia quân đội, mà còn tích cực ủng hộ, giúp đỡ quân đội. Thứ tư, Hồng quân Xô viết có những vị chỉ huy tối cao sáng suốt, đủ đức tài. Nhờ đó, Hồng quân Liên Xô viết lập được nhiều chiến công, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Người không chỉ nghiên cứu và rút ra "những ưu điểm" của Hồng quân Xô viết mà còn tìm hiểu Hồng quân Trung Quốc, kể cả quân đội Quốc dân đảng, bởi như Người nói : "Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu nhiều hơn cho chính mình"2. Trong cuốn sổ ghi chép những bài thơ Nhật ký trong tù (viết khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943), ở những trang cuối cùng là Mục đọc sách và Mục đọc báo. Trong Mục đọc sách, Người ghi : "Những hiểu biết cơ bản về quân sự" bao gồm các vấn đề xây dựng quân đội chính quy như : Tổ chức biên chế, chỉ huy, kỷ luật, sinh hoạt, huấn luyện quân sự, giáo dục tư tưởng.

Bản ghi chép nêu : quân đội chính quy có tổ chức từ tiểu đội đến sư đoàn, quân đoàn, có kỷ luật nghiêm minh", được chuẩn bị về "lương thực, vũ khí, thông tin liên lạc và về thể lực". Quân đội ấy phải có "động tác nhanh chóng, mệnh lệnh đơn

giản, rõ ràng, thiết thực, hành động nhất trí, chính xác; thời chiến bình tĩnh như thời bình, thời bình khẩn trương và chịu đựng gian khổ như thời chiến". Quân đội ấy phải xây dựng toàn diện, "có phẩm chất trong sạch, đáng kính", có khả năng cơ động, tích cực, bí mật; nội bộ đoàn kết, cán bộ trung thực. Trong quân đội ấy, người chỉ huy phải đích thân làm đến cùng mọi việc, phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành chức trách, đồng thời nhanh chóng khắc phục các thiếu sót trong công việc; đầu nghĩ, miệng nói, mắt nhìn, tay làm, chân đến, không sợ khó, càng vất vả càng hăng hái, quyết tâm. Quân đội ấy phải có hậu phương vững chắc, ở đó, một người làm việc bằng cả hai người; một ngày làm công bằng cả hai ngày, một vật dùng bằng hai vật. Quân đội ấy liên hiệp sự đồng tình lâu dài của thế giới với quốc gia dân tộc, đấu tranh cho hòa bình và chính nghĩa chung trên thế giới. Những "hiểu biết cơ bản" ấy được tích lũy khi Người tiếp xúc với một số tài liệu quân sự Trung Quốc đương thời, bổ sung thêm cho vốn hiểu biết của Người về xây dựng quân đội, giúp ích cho việc tổ chức và xây dựng quân đội ta sau đó.

Cùng với việc nghiên cứu tổ chức lực lượng quân chủ lực, Người còn quan tâm nghiên cứu tổ chức. xây dựng lực lượng vũ trang cơ sở. Trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến năm 1944, Người đã viết Kinh nghiệm du kích Tàu, Kinh nghiệm du kích Pháp, Kinh nghiệm du kích Nga. Những kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của du kích về sau được Người đề cập trong văn kiện Công việc khẩn cấp bây giờ và nhiều tác phẩm khác.

Đồng thời với việc nghiên cứu quân đội nhiều nước thời hiện đại, Hồ Chí Minh còn quan tâm nghiên cứu, chắt lọc những giá trị trong di sản quân sự phương Đông cổ đại. Nếu như trong Hồ Chí Minh toàn tập, Người nhắc khoảng 100 lần các luận điểm, cách ngôn của Khổng Mạnh và có luận điểm như "Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc" (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) được nhắc tới 14 lần ở những thời điểm khác nhau, với những cách diễn đạt khác nhau, thì chỉ trong tập 3, tập 4 đã thấy trong khoảng thời gian không dài lắm, Người đã hai lần dịch và giới thiệu nhiều luận điểm quân sự trong Binh pháp Tôn Tử với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta. Lần thứ nhất, năm 1943, Người biên dịch xong Phép dùng binh của ông Tôn Tử. Tài liệu đó được Bộ Tuyên truyền Việt minh xuất bản tháng 2 năm 1945. Lần thứ hai, trong hoàn cảnh đặc biệt, thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ và lăm le cướp nước ta một lần nữa, Người viết một loạt bài với bút danh Q.T và Q.TH, lược thuật Binh pháp Tôn Tử đăng trên báo Cứu quốc, từ ngày 17 tháng 5 đến ngày 8 tháng 11 năm 1946.

Viết về tác giả và giá trị của bộ binh pháp cổ đó, Người nêu rõ rằng : "Ông Tôn Tử là một người quân sự có tiếng nhất ở Trung Quốc. Ông sinh hơn 2.000 năm trước. Ngày nay chẳng còn những trường học Trung Quốc mà những trường học quân sự các nước cũng lấy phép dùng binh của ông làm gốc và ra sức nghiên cứu. Vì phép dùng binh Tôn Tử tuy đã lâu đời, nhưng những nguyên tắc đến nay vẫn là rất đúng. Nguyên tắc dùng binh của Tôn Tử chẳng những đúng về quân sự, mà đem dùng về chính trị cũng rất hay". Ngoài ra, giá trị to lớn của Binh

pháp Tôn Tử còn là ở chỗ, một mặt, đã nêu được những quy luật tổng quát của chiến tranh, mặt khác, là sự khái quát kinh nghiệm của chiến tranh "tranh bá, đồ vương" thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Chính nội dung thứ nhất làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian; nhiều câu nói của Tôn Tử có giá trị trong chỉ đạo chiến lược cũng như chiến thuật.

Tuy nhiên, đối với bộ "binh pháp" này, Người có một thái độ tiếp thu rất khoa học, không đơn giản sao chép và vận dụng một cách giáo điều. Trong các bài viết, bài nói về quân sự, Người thường sử dụng các mệnh đề : "Biết mình, biết người", "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", "Thế, Lực, Thời", vv... cũng như các nguyên lý : "Tiên tri, kế hoạch, chủ động...", sao cho phù hợp với truyền thống quân sự của dân tộc và điều kiện, hoàn cảnh của cách mạng nước ta trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Người đã gần chục lần nhắc đến mệnh đề "biết mình, biết giặc, trăm trận trăm thắng" vốn là mệnh đề nổi tiếng nằm trong nguyên lý "Phải biết xét đoán trước" ("Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bất đãi" nghĩa là "biết mình biết người, trăm trận không nguy") của Binh pháp Tôn Tử. Chương Nguyên tắc của cách đánh du kích trong tác phẩm Cách đánh du kích (1941), Người đã nêu nhiều vấn đề cơ bản về nghệ thuật quân sự của chiến tranh giải phóng dân tộc như : "bốn nguyên tắc chính" (giữ quyền chủ động, hết sức nhanh chóng, bao giờ cũng giữ thế công, phải có kế hoạch thích hợp và chu đáo) và "bốn mưu mẹo lớn" (tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, náo phía đông, đánh phía tây; tránh trận gay go, không sống chết giữ đất; hóa chỉnh vi linh, hóa linh vi chỉnh; mình yên đánh quân thù động, mình khỏe đánh quân

thù mệt). Những nguyên tắc chỉ đạo đó thể hiện sự vận dụng tài tình và rất sáng tạo những nguyên tắc tác chiến mà Tôn Tử luận trong các thiên "Phép chiến tranh", "Đánh bằng mưu", "Quân hình". Câu thơ "Mình dĩ dật đãi lao" (lấy quân nhàn hạ chống quân mệt mỏi) trong Bài ca du kích mà Người viết năm 1942 ta liên hệ đến câu "Lấy gần đợi xa, lấy no đợi đói" trong thiên "Quân tranh".

Cũng trong khoảng năm 1942, 1943, trước nhu cầu đào tạo cán bộ quân sự, Hồ Chí Minh đã biên dịch cuốn Phép thuật làm tướng của Gia Cát Khổng Minh và Người đặt đầu đề hoàn toàn mới là Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh.

Trong cuốn sách đó, Người nói rõ : "Ông Khổng Minh dùng những bài này để huấn luyện cho cán bộ quân sự, cách đối đãi người, cách xét việc, những điều đó thì cán bộ chính trị và cán bộ khác đều phải hiểu và thực hành thì mới tiến và thành công. Vậy anh em cán bộ bất kỳ phụ trách ngành nào, cũng nên nghiên cứu cuốn sách nhỏ này". Người không dịch nguyên văn, nhiều chỗ, Người viết hoàn toàn mới, theo ý Người. Chẳng hạn, trong mục XI, Người viết : "Trong bộ đội có nhiều người khác nhau, phải dùng tài năng từng người, những người đi giỏi làm giao thông, những người cẩn thận làm trinh thám, những người gan góc dũng cảm là xung phong, những người bắn giỏi thì dùng ra trận. Dùng đúng tài năng thì thành công, dùng sai tài năng thì thất bại". Đoạn khác, Người viết : "Thưởng phạt không công bằng, mệnh lệnh không nghiêm, bộ đội thì khi bảo tiến không tiến, bắn súng không đúng, như thế có hàng triệu cũng thành vô dụng".

Người nêu "năm điều hay", "bốn điều phải" của người làm tướng. Năm điều hay là : 1. Phải biết rõ tình hình địch. 2. Phải biết rõ cách tiến thoái. 3. Phải biết rõ tình hình trong nước. 4. Phải biết rõ khí hậu và tâm lý của người. 5. Phải biết rõ núi sông. Bốn điều phải là : a. Đánh không khéo. b. Mưu phải mật. c. Quân đội phải chấn chỉnh. d. Lòng người phải nhất trí. Về cách ăn ở, người tướng phải là : "Bộ đội chưa có nước thì tướng chưa uống. Bộ đội chưa có cơm ăn thì tướng chưa ăn. Bộ đội chưa có lửa thì tướng chưa phàn nàn rét. Nắng chớ che quạt, mưa chớ che dù để đồng cam cộng khổ với bộ đội". Vận dụng những nội dung thích hợp trong Phép thuật làm tướng của Khổng Minh, Người nhắc nhở cán bộ : "Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới là dân chủ, là đoàn kết, là tất thắng".

Nhìn chung trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và chắt lọc những yếu tố tích cực tinh hoa quân sự của thế giới từ cổ chí kim, từ phương Đông đến phương Tây, vận dụng nó để phục vụ cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang ở nước ta.

Như vậy, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu và vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự Mác – Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, kết quả

của sự tiếp thu, phát triển những giá trị tốt đẹp truyền thống quân sự dân tộc và chắt lọc những yếu tố tích cực tinh hoa

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành tư tưởng quân sự hồ chí minh (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w