II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của đấu tranh cách mạng phải có lý luận đúng đắn, soi đường chỉ lối thông qua sự phân tích đặc điểm Xã hội Việt Nam, phân tích thực lực cách mạng, thực lực quân sự Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã sớm hình thành những quan điểm tư tưởng làm nền tảng cho đường lối của Đảng về khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh cách mạng, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn lãnh đạo, nhân dân ta đã chuẩn bị khởi nghĩa và tổng khởi nghĩa để giành và giữ chính quyền, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, ngay từ thời kỳ đó cho đến những năm sau này dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống lại bọn xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tuy nhiên các phong trào yêu nước dưới ngọn cờ của giai cấp phong kiến hoặc theo khuynh hướng tư sản đều thất bại do sự hạn chế về đường lối cứu nước, về phương pháp đấu tranh, về quan điểm tổ chức và xây dựng lực lượng. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tình hình và nhận thấy những hạn chế và những đòi hỏi của phong trào cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược.
Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm thấy ở đó con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo. Vì thế đã khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối của các phong trào yêu nước trước đó. Người đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt nam để thành lập Đảng Cộng sản Việt nam, cùng Đảng do Người đứng đầu đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng. Chính thực tiễn xã hội Việt nam, thực tiễn đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh thống nhất nước nhà, đã là cơ sở thực tiễn vô cùng quan trọng để Hồ Chí Minh hình thành và từng bước phát
triển hệ thống quan điểm về bạo lực cách mạng, về đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao về khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa, về nền quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng cách mạng, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh còn gắn liền với thực tiễn đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập tự do và tiến bộ. Nhờ đó Người đã cùng với Đảng lãnh đạo giành thắng lợi trong hiện thực mà biểu hiện tập trung nhất là trong cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh thống nhất nước nhà.
Như vậy là thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta là cơ sở trực tiếp để Hồ Chí Minh nghiên cứu tổng kết khái quát thành lý luận và không ngừng bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng Việt nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là sản phẩm của sự lỗ lực chủ quan của Người trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với sự hiểu biết phong phú, những tri thức quân sự của nhân loại và truyền thống của dân tộc, cho nên tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân đồng thời thấm nhuần tính dân tộc và nhân loại.