Thực tiễn cách mạng thế giới

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành tư tưởng quân sự hồ chí minh (Trang 36 - 45)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2. Thực tiễn cách mạng thế giới

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam là thống nhất. Đương nhiên, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh do Người phát kiến và đề xướng, song, không phải là của riêng Người mà là sản phẩm và tài sản của

Đảng, của nhân dân và của dân tộc. Những quan điểm, nguyên tắc quân sự Hồ Chí Minh làm nền tảng, cơ sở cho Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai, thực thi trong thực tiễn. Qua thực tiễn và chính qua tổng kết thực tiễn, bằng trí tuệ của tập thể, Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh, phát triển và phổ cập những quan điểm quân sự của Hồ Chí Minh sát thực và phù hợp hơn với hoàn cảnh, với thực tiễn đấu tranh. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh được thể hiện trong đường lối quân sự của Đảng, tạo nên đường lối quân sự cách mạng, đúng đắn, độc đáo, sáng tạo, sâu sắc về khoa học, đậm đà bản sắc dân tộc, rất Mác - Lênin nhưng cũng rất Việt Nam - Hồ Chí Minh.

Về khởi nghĩa vũ trang toàn dân, thực hiện chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân.

Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tế Việt Nam, từ rất sớm (1924), Nguyễn Ái Quốc đã cho rằng: Việc giải phóng đất nước không thể thực hiện bằng cải cách dần dần hay thông qua một sự giải phóng dân tộc từ trên xuống và một cuộc đảo chính đơn giản không thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà sự nghiệp đó chỉ có thể là cuộc khởi nghĩa có vũ trang của toàn dân.

Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng của dân tộc Việt Nam. Tháng 5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8. Hội nghị đã khẳng định: Cách mạng Việt Nam phải kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Cùng thời gian này, Hồ Chí Minh đã biên soạn nhiều tác phẩm về quân sự và Người cũng trực

tiếp chỉ đạo, tổ chức nhiều lớp huấn luyện về quân sự. Những hoạt động lý luận và thực tiễn đó của Hồ Chí Minh chỉ rõ: Khởi nghĩa giải phóng các dân tộc do toàn dân tiến hành, trong đó công nông là nòng cốt. Cuộc khởi nghĩa đó thắng lợi phải trong điều kiện: lực lượng đế quốc thống trị trong điều kiện lung lay, bối rối; có một cao trào cách mạng trong quảng đại quần chúng; có một chính đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn và kiên quyết; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa; khởi nghĩa thắng lợi phải thiết lập ngay chính quyền cách mạng.

Cách mạng tháng Tám vừa thành công, nhân dân ta lại buộc phải đi vào cuộc kháng chiến 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân của Hồ Chí Minh đã phát triển thành tư tưởng chiến tranh nhân dân, làm cơ sở cho đường lối kháng chiến của Đảng ta.

Ngày 19/12/1946, cả dân tộc đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh xác định: cuộc kháng chiến của nhân dân ta là toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, kháng chiến trường kỳ và tự lực cánh sinh là chính. Tức là bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, con trẻ ai cũng tham gia kháng chiến, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là mọt trận địa, mỗi chi bộ là một bộ tham mưu. Cả nước biến thành một trận địa bao la. Kẻ thù đương đầu không chỉ với quân đội mà với cả dân tộc Việt Nam. Việt Nam là nước nhỏ phải đánh các đế quốc to nên phải kháng chiến trường kỳ để ta có đủ thời gian vừa đánh địch vừa xây

dựng lực lượng, làm suy yếu địch. Trong Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ cho nhân dân ta: đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Tư tưởng đó trong kháng chiến là “tự lực cánh sinh là chính”. Hồ Chí Minh khẳng định: Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập.

Tháng 3/1957, tại Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), Hồ Chí Minh đã chính thức nêu vấn đề xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nền quốc phòng toàn dân mang tính chất vì dân, do dân và của dân; được xây dựng theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Đây thực chất là nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp của một nước nhỏ để chiến thắng kỷ thù lớn hơn. Đó là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công địch cả sau lưng và trước mặt, bằng đánh du kích, đánh chính quy, đánh địch cả ba vùng chiến lược - rừng núi, đồng bằng, đô thị; kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ; tiêu hao, tiêu diệt địch gắn với làm tan rã hàng ngũ địch, đập tan ý chí xâm lược của chúng. Đó còn là quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công đi đôi với giành thế chủ động trong chiến tranh. Theo Hồ Chí Minh: giữ quyền chủ động là biểu hiện cao

nhất của tư tưởng tiến công và giữ được quyền chủ động thì thế nào cũng thắng, “tiến công, phòng ngự không sơ hở”, như vậy tiến công không loại trừ phòng ngự và phòng ngự đúng là biết đánh quân thù để phòng ngự.

Đó là nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu”

và phát huy các nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Theo Hồ Chí Minh: lực, thế, thời, mưu có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau và nó gắn liền với việc phát huy các yếu tố

“thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, trong đó “nhân hòa” là quan trọng bậc nhất. Đó còn là nghệ thuật biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh. Mong muốn của Hồ Chí Minh là hòa bình, hòa bình trong độc lập tự do thật sự. Khi buộc phải kháng chiến để giữ vững quyền độc lập tự do thì tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng để đất nước ở thế chủ động bước vào cuộc chiến đấu. Người căn dặn: Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước trên mọi phương diện: chính trị, tư tưởng, quân sự, kinh tế, ngoại giao… Trong điều kiện ta thường yếu hơn địch, Người chỉ ra rằng, phải biết đánh lâu dài làm thất bại từng chiến lược chiến tranh của định, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Người còn chỉ rõ, phải biết kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất, làm cho đối phương có thể chấp nhận được, mà ta vẫn đạt được mục tiêu chiến lược. Đó là nghệ thuật kết hợp tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao để đánh bại ý chí xâm lược của địch, buộc chúng rút quân về nước.

Tư tưởng này của Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng phải bắt đầu từ việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Các tổ chức và đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang.

Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc là hình thức tổ chức thích hợp nhất để phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Người đặc biệt chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang mạnh về chính trị, trong đó vấn đề cốt lõi là tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang. Người cũng luôn quan tâm xây dựng quân đội ta thực sự là quân đội của dân, do dân và vì dân. Người thường xuyên nhắc nhở: phải nhớ rằng nhân dân là chủ; dân như nước, quân như cá, lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết; nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội…

Hồ Chí Minh chỉ rõ nguyên tắc của quân đội nhân dân là: phải có tổ chức vững chắc và nghiêm mật. Theo Hồ Chí Minh xây dựng quân đội là lấy việc bồi dưỡng, xây dựng con người là chính, “người trước, súng sau”. Trong xây dựng quân đội là lấy việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt bảo đảm sức chiến đấu của quân đội.

Về xây dựng căn cứ địa và hậu phương của chiến tranh nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, căn cứ địa và hậu phương là nơi đứng chân làm cơ sở cho lực lượng vũ trang, tiến có thể đánh và phát triển lực lượng, lui có thể đứng và giữ gìn lực lượng là nhân tố đảm bảo cho khởi nghĩa và chiến tranh giành thắng lợi.

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, căn cứ, hậu phương vững chắc nhất là lòng dân, việc xây dựng căn cứ địa và hậu phương phải toàn diện, ngày càng hoàn chỉnh, vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa…Để xây dựng căn cứ địa và hậu phương, Hồ Chí Minh chủ trương dựa vào thực lực cách mạng ở cả nông thôn và thành thị; đồng thời Người cũng chủ trương phát huy đến mức cao nhất những điều kiện của thời đại đem lại. Để không ngừng mở rộng, củng cố căn cứ địa và hậu phương, Hồ Chí Minh còn lưu ý phải tích cực chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa và hậu phương, đồng thời phải xây dựng chính quyền cách mạng vững mạnh làm điều kiện căn bản để củng cố căn cứ địa và phát triển lực lượng.

Suốt mấy chục năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh không ngừng được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn chỉnh, trở thành ngọn cờ chỉ đạo toàn dân chiến đấu đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, của kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

KẾT LUẬN

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự kết hợp sáng tạo truyền thống quân sự dân tộc với tinh hoa quân sự nhân loại mà cốt lõi là học thuyết quân sự Chủ nghĩa Mác- Lênin trong thực tiễn hơn nửa thế kỷ khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng ở Việt nam, bao gồm những quan điểm của Người về quan hệ giữa chính trị và quân sự, giữa chiến tranh và hòa bình, về chủ nghĩa thực dân và cách mạng thuộc địa, về khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân trong thời đại mới, về xây dựng căn cứ địa hậu phương và nền quốc phòng toàn dân, về chỉ đạo chiến tranh và khoa học nghệ thuật quân sự ở một nước vốn là thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh không chỉ là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta giành thắng lợi trong cách mạng và kháng chiến chống đế quốc xâm lược trước đây, mà còn là ánh sang soi đường cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau này. Bởi thế, việc học tập tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh, di sản văn hóa dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, 2000.

2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, 2007.

3. Sự nghiệp tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, 2002.

4. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, 2003.

5. Tạp chí Cộng sản, số 593 - 2000.

6. Hỏi - Đáp tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, 2004.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Lí do chọn đề tài...1

2. Mục đích nghiên cứu đề tài...1

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài...2

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài...2

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài...2

6. Đóng góp của đề tài...2

7. Kết cấu của đề tài...2

PHẦN NỘI DUNG...3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...3

1. Khái niệm...3

2. Học thuyết quân sự Mác –Lênin...5

3. Truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam...15

4. Tinh hoa quân sự thế giới...25

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN...34

1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam...34

2. Thực tiễn cách mạng thế giới...36

KẾT LUẬN...43

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành tư tưởng quân sự hồ chí minh (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w