Loại lợn
Lợn thịt (F1) (Yorkshine - Landrace)
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại)
Qua bảng 4.1 có thể thấy, tình hình sản xuất của trại Phạm Khắc Bộ khá ổn định và có chiều hướng tăng theo từng năm. Số lượng này đã cho thấy trại có đã có cố gắng đảm bảo các công tác phòng bệnh cũng như chăm sóc tốt để đàn lợn càng ngày càng có xu hướng mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao hơn cho trại.
4.2. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn
4.2.1. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng
Công tác vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi là một khâu quyết định đến sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh đất, nước...
Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi, cụ thể như sau:
- Đối với dụng cụ và trang thiết bị mang vào trại:
+ Dụng cụ, đồ dùng mang vào trại đều phải phun sát trùng kỹ, không phun được ta phải xử lý bằng tủ UV và cách ly 48 tiếng trước khi mang vào chuồng nuôi.
+ Điện thoại khi mang vào khu sản xuất phải qua tủ UV và dùng cồn để sát trùng lần 2.
+ Thuốc khi đến cổng trại phải được nhúng qua dung dịch sát trùng virkon S theo tỷ lệ 1/500 và cách ly 30 phút trước khi đem vào trại.
- Phòng bệnh từ xe vận chuyển:
+ Lái xe thay quần áo và dép của trang trại.
+ Mỗi lần nhập cám đều phun sát trùng toàn bộ xe cám bằng virkon S với tỷ lệ 1/500, cách ly 30 phút, cám do chính sinh viên thực tập bốc vào kho. Tiến hành phun sát trùng kho cám và đóng toàn bộ cửa lại rồi bật bóng UV trong 30 phút.
- Phòng bệnh từ gió:
+ Có hệ thống phun sương (phun thuốc sát trùng) ở đầu giàn mát. + Có tường và cây xanh bao quanh trại cao 2 m.
+ Phun vôi, rắc vôi đường đi, khu xung quanh trại vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.
- Phòng bệnh từ con người:
+ 100% sinh viên thực tập sinh hoạt và ngủ tại trang trại.
+ Hàng ngày em tiến hành tắm sát trùng và xịt cồn 70 độ vào tay trước khi vào chuồng, dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng.
+ Sinh viên đến trại thực tập phải cách ly 2 ngày, đồ đạc phải ngâm sát trùng omicide với tỷ lệ 1/3200.
- Phòng bệnh qua con đường thực phẩm:
+ Không mang thịt lợn hoặc các sản phẩm liên quan đến thịt lợn vào trong trang trại.
+ Với các thực phẩm khác nên hạn chế số lần mua mang đến trại. + Rau xanh được trồng chính trong trang trại, cung cấp thực phẩm cho sinh viên thực tập và làm tăng khả năng phòng bệnh.
- Một số công tác vệ sinh phòng bệnh khác:
+ Đánh chuột bên trong và bên ngoài khu vực chăn nuôi.
+ Toàn bộ nước sử dụng trong trang trại đều là nước giếng khoan sâu trên 50 m, hoàn toàn không sử dụng nước bên ngoài trại.
+ Rác của trại được cho hết vào thùng đóng kín lại và mang đốt chứ không vứt lung tung, tránh ruồi phát triển.
+ Trang trại đi một loại dép riêng, giày dép của sinh viên mang đến đều được sát trùng và không đi vào khu vực sản xuất.
+ Lợn chết: 100% xử lý trong trại bằng cách: đốt lợn ở hố phân hủy trực tiếp bằng gas đến khi cháy thành than.
+ Sau khi xuất bán hết lợn tiến hành đóng phân vào bao và đem ra ngoài để xử lý.
+ Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong
chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, quét nước vôi hành lang trong chuồng.
+ Hạn chế đi lại giữa các chuồng, hạn chế đi ra khỏi trại nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
+ Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát
trùng omicide, APA clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3200. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.2.