KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phòng thử nghiệm mạng thế hệ sau (NGN TESTLAB) luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 29 - 31)

Hiện nay xu hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng là hướng tới những dịch vụ thân thiện với con người, cho phép thông tin theo cộng đồng, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Những dịch vụ có nguồn gốc Internet và dịch vụ truy nhập vơ tuyến sẽ phù hợp với thói quen sinh hoạt hàng ngày của khách hàng. Từ các kiến giải trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Mạng NGN là một xu thế phát triển tất yếu trong công nghệ mạng để cung cấp những dịch vụ theo yêu cầu mới của khách hàng. Tuy nhiên, việc triển khai mạng NGN như thế nào và lựa chọn công nghệ nào để thực thi là vấn đề có tính chiến lược của nhà khai thác.

Sự phát triển kiến trúc mạng NGN hướng đến giảm số lượng thiết bị bằng cách sử dụng các bộ chuyển mạch/ định tuyến và nhiều tuyến kết nối trực tiếp; hợp nhất các mạng con để giảm số lượng hop/ kết nối; sử dụng các bộ chuyển mạch/ định tuyến có khả năng xử lý multi-terabit; truyền tải thoại đường dài sẽ chuyển hướng đến gói; chuyển mạch kênh trong mạng toàn quang sẽ là nền tảng cho truyền tải gói; mạng metro sẽ phát triển độc lập với công nghệ mạng trục; thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng quang.

IP và công nghệ quang (WDM, chuyển mạch quang,...) hiện được xem là những công nghệ trụ cột trong mạng NGN, đặc biệt trong mạng lõi. Giải quyết vấn đề truyền tải lưu lượng IP trên mạng quang được xem là tiêu chí hàng đầu khi chuyển hướng đến mạng NGN.

Vấn đề truyền tải IP trên mạng quang không đơn thuần chỉ liên quan đến hai công nghệ IP và quang mà nó cịn liên quan đến các cơng nghệ trung gian khác, những công nghệ hiện đang khai thác trên mạng và những công nghệ mới.

Tích hợp cơng nghệ IP và mạng quang WDM là xu hướng triển khai mạng NGN trên thế giới. Những nghiên cứu NGN cùng với những phát triển không ngừng của công nghệ IP và công nghệ WDM là chìa khóa dẫn đến thành cơng của mạng NGN.

Mặc dù vậy, việc triển khai các giải pháp và sản phẩm mới cho NGN cần cân nhắc cẩn thận sao cho phù hợp với thực tế của từng nước, cũng như từng nhà khai thác mạng.

Chương 2

CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, CẤU TRÚC MẠNG THẾ HỆ SAU (NGN) CỦA MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Thực chất, thuật ngữ (NGN - Next Generation Network) được đề cập, cần được hiểu rõ là mạng thế hệ sau hay mạng thế hệ kế tiếp mà không phải là một mạng hồn tồn mới, vì thế nó cũng chỉ mang tính định hướng chiến lược nhằm tiến tới hội tụ giữa viễn thơng và cơng nghệ thơng tin với các loại hình dịch vụ trực tuyến ngày càng trở nên phổ thông hơn, đơn giản hơn và kinh tế hơn trên cơ sở các mạng hiện có. Vì thế, xu hướng tiến lên NGN là tất yếu, nhưng vấn đề đặt ra cho mạng cụ thể để tiến lên NGN là chọn lựa các bước đi và tiến trình chuyển đổi như thế nào để tối ưu. Đây là vấn đề đã được rất nhiều hãng cung cấp thiết bị, các tổ chức quốc tế về viễn thông cũng như các nước rất quan tâm và đã đưa ra được một số mơ hình mạng. Song tựu trung lại, để xây dựng mạng thế hệ sau cần quan tâm tới một số vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phòng thử nghiệm mạng thế hệ sau (NGN TESTLAB) luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 29 - 31)