CÁC HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG THẾ HỆ SAU (NGN)[3]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phòng thử nghiệm mạng thế hệ sau (NGN TESTLAB) luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 32 - 35)

Có hai hướng để phát triển mạng NGN: xây dựng một mạng NGN hoàn toàn mới và xây dựng mạng NGN dựa trên cơ sở mạng hiện có. Tùy vào hiện trạng của mạng hiện tại và quan điểm của nhà khai thác mà giải pháp thích hợp sẽ được sử dụng. Sau đây ta sẽ xét cụ thể hai phương án sau đây.

2.2.1. Giải pháp xây dựng NGN trên cơ sở mạng hiện tại Đây là xu hướng đối với những nơi có:

- Mạng viễn thơng đã và đang phát triển hiện đại hóa - Các dịch vụ hiện tại đã phát triển trên cơ sở mạng hiện có - Có các nhu cầu phát triển các dịch vụ mới

a. Nội dung của giải pháp

Nâng cấp các thiết bị chuyển mạch hiện có (cơng nghệ TDM) để hỗ trợ các dịch vụ mới chất lượng cao như video, số liệu. Đồng thời có thể bổ sung có hạn chế một số chuyển mạng đa dịch vụ (chuyển mạch mềm) tại một số nút mạng chính, đặc biệt là trung tâm điều khiển và ứng dụng của các vùng lưu lượng. Với giải pháp này có thể thực hiện theo 2 phương án:

Phương án 1: Áp dụng cho những nhà khai thác mạng có yêu cầu hiện

đại hóa và mở rộng mạng trong thời gian ngắn. Phương án này bao gồm 4 bước. + Bước 1: Đối với mạng thoại TDM thì triển khai mạng truyền dẫn SDH, mạng chuyển mạch ATM đồng thời bổ sung thiết bị máy chủ thoại (telephony server) để quản lý thoại. Đối với mạng số liệu thì giữ nguyên kỹ

thuật IP/MPLS hoặc ATM/FR và trang bị thêm các cổng (gateway), thực hiện kết nối mạng thoại và mạng số liệu ở các bút biên mạng.

+ Bước 2: Tiếp tục phát triển kỹ thuật SDH, TDM cho mạng thoại. Với mạng số liệu thì phát triển thành đa dịch vụ IP/MPLS và tăng cường khả năng của các cổng giao tiếp ở các bút biên mạng (chúng có nhiệm vụ kết nối g` mạng đa dịch vụ và mạng thoại). Trang bị thêm IP telephony server cho quản lý mạng đa dịch vụ.

+ Bước 3: Xây dựng chỉ còn một mạng thống nhất cho thoại và dữ liệu nhưng lúc này chưa phải là mạng tích hợp đa dịch vụ hồn toàn. Mạng PSTN sử dụng TDM sẽ khơng cịn tồn tại riêng biệt. Tiếp tục tích hợp và phát triển mạng đa dịch vụ IP/MPLS.

+ Bước 4: Hình thành mạng tích hợp đa dịch vụ hồn tồn. Lúc này chỉ còn mạng đa dịch vụ IP/MPLS tồn tại và phát triển. Và telephony server và IP telephony server sẽ quản lý mạng đa dịch vụ.

Phương án 2: Phương án áp dụng cho những nhà khai thác mạng có

yêu cầu hiện đại hóa và mở rộng mạng trong thời gian dài. Phương án này cũng bao gồm 4 bước:

+ Bước 1: Không phát triển thêm mạng thoại TDM từ đây về sau. Với mạng số liệu thì giữ ngun mạng chuyển mạch gói IP.MPLS hoặc ATM/IP và trang bị thêm các cổng gateway.

+ Bước 2: Đến bước 4 giống như bước 2, 3, 4 của phương án 1.

b. Ưu điểm

- Giá thành đầu tư ban đầu thấp

- Có khả năng cung cấp dịch vụ mới, dịch vụ truy nhập băng rộng. - Bảo vệ tối đa nguồn vốn đã đầu tư trên mạng hiện tại

c. Nhược điểm

Việc nâng cao các chuyển mạch hiện có từ TDM sang IP/ATM chỉ là bước đệm mà không thay đổi được về cơ bản công nghệ chuyển mạch phục vụ cho các dịch vụ mới.

- Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng chi phí vận hành và khai thác sẽ cao hơn so với mạng hiện tại do khơng có được sự quản lý thống nhất trong toàn mạng.

- Khả năng cạnh tranh kém khi xuất hiện các nhà khai thác thế hệ sau vì họ có cơ sở hạ tầng mạng NGN hoàn toàn mới.

2.2.2. Xây dựng mới mạng NGN

- Mạng NGN được xây dựng với nhiệm vụ trước mắt là đảm bảo các nhu cầu về dịch vụ mạng hiện nay.

- Tiến tới phát triển các nhu cầu về dịch vụ mới - Các dịch vụ mới được triển khai trên mạng NGN

Đây là xu hướng phát triển của những nơi có mạng viễn thơng chưa được hiện đại hóa, các nhu cầu chủ yếu là các dịch vụ viễn thông cơ bản hiện tại, nhu cầu dịch vụ mới chưa có nhiều.

a. Nội dung của giải pháp

Tập trung nhân lực và tài lực vào việc triển khai các tổng đài đa dịch vụ thế hệ sau. Mạng NGN được xây dựng trước hết phải có khả năng cung cấp các nhu cầu về dịch vụ của mạng hiện tại đã quen thuộc với khách hàng. Kế tiếp triển khai các dịch vụ mới trên nền mạng NGN nhưng phải cân bằng giữa cung và cầu. Các nút chuyển mạch của hai mạng này sẽ liên hệ nhau rất ít (chủ yếu phục vụ cho các dịch vụ thoại IP) thông qua các cổng giao tiếp Media Gateway (cổng phương tiện).

b. Ưu điểm

- Thay đổi hoàn toàn cấu trúc mạng, tăng khả năng cạnh tranh.

- Hoàn toàn sẵn sàng cung cấp dịch vụ mới, dịch vụ truy nhập băng rộng. - Thời gian triển khai nhanh chóng.

- Độ tương thích cao.

- Quản lý thống nhất, tập trung.

c. Nhược điểm

- Giá thành đầu tư ban đầu cao.

- Rủi ro dự báo nhu cầu vượt ngưỡng dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, thời gian hồn vốn lâu.

- Tăng chi phí do phải tăng cường lực lượng lao động kỹ thuật mới. 2.2.3. Nhận xét và đánh giá

Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà khai thác muốn chuyển từ mạng truyền thống sang mạng thế hệ sau. Tùy vào hiện trạng mạng, quan điểm của chính nhà khai thác mà giải pháp thích hợp được lựa chọn. Và việc xây dựng mạng phải dựa vào nhu cầu mới của khách hàng để thu hút và giữ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phòng thử nghiệm mạng thế hệ sau (NGN TESTLAB) luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 32 - 35)