Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động du lịch hiện nay (Trang 27 - 29)

A .GIỚI THIỆU

B. NỘI DUNG

3.1 Cơ hội và thách thức

3.1.1 Cơ hội

 Việt Nam ngày nay trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới bao gồm cả khách du lịch quốc tế và nội địa, doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước. Đây là cơ hội lớn để ngành du lịch phát triển và mở rộng trong tương lai cũng như góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

 Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen sống, sinh hoạt cũng như nhu cầu của con người. Đi cùng với đó là những xu hướng du lịch sau đại dịch có thể được dự đoán như: Xu hướng du lịch đến những nơi an tồn tránh dịch bệnh; Xu hướng ứng dụng cơng nghệ nhằm quản lý đảm bảo an toàn, cũng như các dịch vụ hạn chế tiếp xúc; Xu hướng du lịch theo những nhóm nhỏ; Xu hướng du lịch ngắn ngày và đặt dịch vụ cận ngày; Xu hướng lựa chọn các hoạt động nghỉ dưỡng, gần gũi với thiên nhiên, thưởng thức văn hóa ẩm thực. Bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam đang trong tầm kiểm soát tương đối tốt, đây sẽ là điều kiện tiên quyết mở ra cơ hội lớn cho ngành du lịch mau chóng tái khởi động, phục hồi và phát triển đa dạng hơn trong những giai đoạn tới. Trước làn

27

sóng mở cửa tồn cầu, thời điểm này chính là cơ hội đặc biệt để ngành đón đầu nhu cầu du lịch mang tính tồn cầu đó.

 Các tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa, bảo tồn mở ra hướng phát triển mơi trường du lịch bền vững, tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát huy tính sáng tạo và lợi thế của từng địa phương.

 Sự phát triển của công nghệ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch, đóng vai trị hỗ trợ quan trọng trong việc linh động thay đổi kế hoạch với nhiều lựa chọn hơn để đặt chỗ ngay trong chuyến đi và tự do điều chỉnh kế hoạch. Phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam có thể đem đến nhiều cơ hội cho ngành Du lịch, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách cụ thể mạnh mẽ nhằm tận dụng những thành tựu của CMCN 4.0, trong đó du lịch thơng minh.

 Từ cuối năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình về phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và triển khai đồng loạt trên cả nước với chủ đề “Du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn”. Đây được coi là cơ hội mới cho ngành du lịch sau đại dịch, là nội lực, nền tảng căn bản để phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, hiện Việt Nam là 1 trong 10 nước có tỷ lệ tiêm vaccine phịng COVID-19 cao nhất thế giới, đây là một trong những cơ sở để Việt Nam tự tin mở lại đường bay đến các nước và vùng lãnh thổ và hiện là chuẩn bị đến du lịch.

 Không chỉ vậy, Việt Nam hiện tại thu hút được sự chú ý của nhiều hãng hàng không quốc tế, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được xây dựng như: Việt Nam – New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ – Hà Nội, …. Một số sân bay cũng được nâng cấp, xây dựng rộng: sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,…. tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

 Trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều vốn đầu tư vào ngành du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 5 sao được đầu tư. Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch cũng được nâng tầm chất lượng, các hoạt động an ninh đảm bảo an toàn cho du khách cũng được chú trọng nâng cao,…điều này góp phần gia tăng du khách đến.

3.1.2 Thách thức

 Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú là cơ hội lớn cho ngành du lịch nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ khi việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, vẫn chưa khai thác được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Có những điểm khách tập trung q đơng gây ra tình trạng q tải nhưng cũng có những điểm lại khơng thu hút được khách du lịch.

 Một số chính sách liên quan đến du lịch hiện nay còn nhiều bất cập cho các doanh nghiệp như: việc cấp Visa còn chậm, thời gian thị thực ngắn, gây tâm lý e ngại cho du khách. Đây là rào cản cho việc du khách đến Việt Nam du lịch.

 Cơ sở vật chất du lịch còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ giữa các vùng, nhiều điểm du lịch bị xuống cấp, các dịch vụ đi kèm như: khu vui chơi giải trí, khu lưu trú,… chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Mức chi tiêu cho các hoạt động quảng bá ngành du lịch của Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước và chưa có nhiều đột phá.

28

 Trong gần 2 năm qua, do tác động của đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho tồn ngành khơng đạt được các chỉ tiêu, chệch hướng quỹ đạo tăng trưởng. Năm 2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2019. Năm 2021, tình hình càng tồi tệ hơn khiến các hoạt động kinh tế, xã hội của phần lớn tỉnh/thành phố trong cả nước đình trệ nhiều tháng, khách du lịch quốc tế chưa đón, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2020.

 Một điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam đó chính là nguồn nhân lực. Nhân sự ngành du lịch mặc dù có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chưa đủ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nhân sự được đào tạo bài bản. Không những thế, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp, trong đó đối tượng bị mất việc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, tàu du lịch, doanh nghiệp du lịch khác.

 Trong suốt 4 đợt bùng phát dịch COVID-19, các hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam đóng cửa hồn tồn, khách nước ngồi chủ yếu là các chun gia, khách cơng vụ. Du lịch nội địa hoạt động phụ thuộc vào chu kỳ bùng phát dịch và diễn ra hết sức cầm chừng. Đây là một thách thức lớn đối với ngành du lịch.

 Cho đến cuối năm 2021, trên 35% doanh nghiệp xin thu hồi giấy phép kinh doanh, chỉ cịn khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trên tồn quốc, trong đó nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc dừng hoạt động. Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch – lĩnh vực chiếm đến 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như khơng có khách trừ các cơ sở đón khách cách ly.

 Những thách thức trong thống nhất về tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh cũng như bản chất du lịch thông minh; Sự kết nối chặt chẽ, đồng bộ trên nền tảng số giữa các chủ thể liên quan trong ngành du lịch; nguồn lực để phát triển đồng bộ và bền vững hệ sinh thái du lịch thông minh trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mơ vừa và nhỏ có nguồn lực hạn chế; Kiến thức, trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân lực du lịch về du lịch thông minh, công nghệ thơng tin cịn hạn chế, là yếu tố cản trở sự tiếp cận và phát triển du lịch thông minh; Sự phát triển của du lịch thông minh làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của các chủ thể trong ngành du lịch, trong khi các quy định về pháp lý không theo kịp thực tế phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động du lịch hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)