Ảnh hưởng tích cực của môi trường ngành đến hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động du lịch hiện nay (Trang 25 - 26)

A .GIỚI THIỆU

B. NỘI DUNG

1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động du lịch của khách

2.3.1. Ảnh hưởng tích cực của môi trường ngành đến hoạt động du lịch

Khách hàng:

Ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt hai thập kỷ qua. Sự gia tăng về dân làm gia tăng tổng cầu du lịch. Năm 2018, cả nước đã đón 15,6 triệu khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỉ đồng. Năm 2019, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, phục vụ 85 triệu khách nội địa. Khách nội địa tăng trưởng đều đặn, đóng góp ngày càng cao trong doanh thu toàn ngành. Người Việt đi du lịch nhiều hơn, “chịu chi” hơn trong các kỳ nghỉ cũng giúp ích rất nhiều cho ngành du lịch Việt.

Hành vi người tiêu dùng ngày càng thay đổi, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tích cực hơn trong việc tiếp thu phản hồi của khách hàng. Từ đó cải thiện các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng cũng như giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng. Nhờ đó các chương trình đào tạo tương lai cũng như các chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp luôn được thúc đẩy mang tính “độc, lạ”, riêng biệt, như: Các gói sản phẩm có giá ưu đãi, khuyến mại cho khách đặt tour, hay dịch vụ hỗ trợ khách hàng được nâng cấp hơn... để giữ gìn tên tuổi và sự tín nhiệm của khách hàng.

Sự cạnh tranh trong ngành:

Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế cũng như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch nhằm thu hút khách hàng, khiến thị trường du lịch hoạt động ngày càng sôi nổi.

Cạnh tranh trong ngành mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng hơn, chi phí hợp ngân sách,... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Khách hàng nhờ đó có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.

Công chúng:

Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ngày càng tập trung hơn vào PR bởi nó mang lại sự tin tưởng cao hơn và khả năng lan tỏa lớn hơn đến đối tượng khách hàng. Thay vì tự nói về mình thì doanh nghiệp chọn báo PR phù hợp giống như được người khác nói tốt cho mình. Bởi sự tín nhiệm của báo chí như Vnexpress, Dantri, Zing … và gần đây như Cafebiz, Theleader … trong mắt người Việt Nam khá cao nên việc doanh nghiệp PR trên các trang này đem lại hiệu quả rất tốt. Ở Việt Nam, các công ty du lịch, chủ yếu là nhóm nghỉ dưỡng như khách sạn, resort và một số nhà hàng sử dụng kênh này nhiều để tăng nhận diện.

Nhờ những chiến dịch quảng bá tốt mà các hoạt động xúc tiến du lịch được tổ chức sôi động trên phạm vi cả nước. Ở cấp trung ương, công tác xúc tiến nhằm xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia, điểm đến quốc gia; các vùng, địa phương xúc tiến hình ảnh điểm đến vùng,

25

địa phương và các doanh nghiệp xúc tiến cho các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch của mình. Các hoạt động của Trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau, giữa khu vực nhà nước và tư nhân bước đầu có sự liên kết, phối hợp dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động du lịch hiện nay (Trang 25 - 26)