Ảnh chụp máy đo LCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm tổng hợp và khảo sát tính chất của vật liệu tổ hợp cấu trúc nano sắt điện sắt từ dạng lõi vỏ luận văn ths vật liệu và linh kiện nano (Trang 43 - 44)

Hệ đo có tần số làm việc từ 1 Hz – 5 Mhz và điện áp từ 0 đến 5 V. Giá trị điện dung của mẫu được đo bởi hệ đo LCR, từ đó xác định được hằng số điện môi của mẫu thông qua công thức:

  S d C    (-12) 10 854 . 8

trong đó C là điện dung của mẫu (pF), d là chiều dày của viên ép (mm), S là diện tích của viên ép (mm).

2.5.6. Phương pháp xác định các thông số của vật liệu sắt điện

Các thông số tính chất sắt điện của các mẫu vật liệu BaTiO3 và vật liệu tổ hợp được khảo sát, sử dụng hệ đo tính chất sắt điện Radiant Precision LC 10 (Radiant, USA) tại Phòng thí nghiệm công nghệ micro và nano, trường Đại học Công nghệ . Các đặc trưng của vật liệu có thể xác định được bao gồm đường cong điện trễ P-E, dòng rò theo thời gian I-t.

Tần số được sử dụng trong các phép đo là 1 kHz và điện thế đo có thể thay đổi đến vài trăm vôn, dải điện thế từ -500V đến 500 V. Hệ thiết bị được đưa ra ở hình 2.14.

2.5.7. Hệ đo phân bố kích thước hạt - máy LB-550

Trong luận văn chúng tôi sử dụng hệ đo phân bố kích thước hạt LB-550 tại phòng thí nghiệm công nghệ micro và nano, trường Đại học Công nghệ để khảo sát sự phân bố kích thước của hạt sau khi chế tạo. Sơ đồ nguyên lý và ảnh của hệ đo được trình bày trên các hình 2.15 và 2.16 tương ứng.

Hệ đo LB-550 sử dụng nguồn laze, chiếu ánh sáng laze tới mẫu thông qua các hệ thấu kính và thu nhận ánh sáng tán xạ lại từ mẫu dưới dạng tần số ánh sáng dựa trên hiệu ứng Doppler thu được từ chuyển động Brown của các hạt trong dung dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm tổng hợp và khảo sát tính chất của vật liệu tổ hợp cấu trúc nano sắt điện sắt từ dạng lõi vỏ luận văn ths vật liệu và linh kiện nano (Trang 43 - 44)