Đơn vị: nghìn USD
Năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Nhờ thu nhập khẩu 134,82 457,87 1.342,19 1.307,06
Thông báo 67,41 247,80 710,75 633,07
Thanh toán 67,41 210,07 631,44 673,99
Nhờ thu xuất khẩu 176,09 330,93 678,59 372,29
Kèm chứng từ không theo L/C 176,09 330,93 678,59 372,29 Nhờ thu trơn (séc, hối phiếu..) 0,00 0,00 0,00 0,00
Nguồn: MBBank Lạng Sơn
Nhìn bào bảng số liệu ta thấy rằng, doanh số từ hoạt động nhờ thu nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng khá cao trong 3 năm đầu tiên, năm sau thường gấp 3 lần năm trước, đó là một thành công rất lớn thể hiện sự phát triển của phương thức này.
Trong nhờ thu xuất khẩu, KH của chi nhánh chỉ sử dụng phương thức nhờ thu kèm chừng từ, phương thức nhờ thu phiếu trơn không được KH lựa chọn trong việc thực hiện TTQT, đó cũng là điều dễ hiểu bởi nhờ thu phiếu trơn đem lại rủi ro rất cao cho KH mà phí của 2 phương thức trên lại như nhau. Trong 4 năm, hoạt động nhờ thu xuất khẩu là hoạt động có kết quả kinh doanh tương đối thấp. Một mặt đây là do nguyên nhân khách quan từ môi trường không thuận lợi nhưng đó cũng là trách nhiệm của chi nhánh vì không quan tâm phát triển đúng mức phương thức này.
2.1.1.3. Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là một phương thức thanh toán truyền thống và mang tính chủ đạo trong hoạt động thanh toán ngoại thương của
MBBank chi nhánh Lạng Sơn. Đơn vị: triệu VND 2016 2017 2018 2019 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 211 1091 1634 3027 385 1969 3181 5118 1 2 3 4
Biểu đồ 2.5. Doanh thu L/C của MBBank Lạng Sơn
Nguồn: MBBank Lạng Sơn
Thanh toán L/C xuất khẩu
Trong những năm qua, tại chi nhánh MBBank Lạng Sơn, thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu từ TTQT. Điều này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Thực tế cho thấy, phương thức thanh toán xuất khẩu thường được các nhà kinh doanh ngoại thương lựa chọn đó là phương thức chuyển tiền đi. Bởi vì trong phương thức này, quyền lợi của các nhà nhập khẩu được đảm bảo cao hơn và rủi ro thường do nhà xuất khẩu chịu. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước cũng như áp lực cạnh tranh gay gắt xuất phát từ xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã làm cho hoạt động xuất khẩu của các nhà kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực XNK bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì lẽ đó, dẫn đến doanh số cũng như doanh thu từ phương thức thanh toán này không được cao. Tuy nhiên với những nỗ lực như cải tiến quy trình thanh toán, tìm kiếm KH, ưu đãi về phí thanh toán, hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của chi nhánh cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
2016 2017 2018 2019 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000
Biểu đồ 2.6. Doanh số TTQT theo L/C xuất khẩu của MBBank Lạng Sơn
Nguồn: MBBank Lạng Sơn
Qua Biểu đồ 2.6 có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, chi nhánh đã rất cố gắng trong việc mở rộng doanh số thanh toán xuất khẩu theo phương thức L/C. Tuy nhiên, doanh số này lại bị giảm vào năm 2018, chỉ đạt 4.804,75 nghìn USD, giảm 736.100 USD tương đương 13,3% so với năm 2017. Nguyên nhân chính từ sự suy giảm này là bởi vì KH chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu của chi nhánh chủ yếu xuất sang các thị trường như Nhật Bản, Trung Quốc… nhưng trong năm đó, các thị trường này lại có xu hướng giảm nhập khẩu. Năm 2019, tuy doanh số có tăng lên 184,3% đạt 13.660,46 nghìn USD nhưng với những khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, doanh số này mới chỉ hoàn thành 88,5% so với kế hoạch đã đề ra trước đó.
Thanh toán L/C nhập khẩu
Phương thức thanh toán L/C nhập khẩu luôn là phương thức được phát triển mạnh của MBBank Lạng Sơn. Doanh số của phương thức này chiếm tỷ trọng trung bình qua 4 năm đạt 53%.
Xuất phát từ đặc điểm riêng của nền kinh tế là nước nhập siêu, chính vì vậy trong hoạt động ngoại thương, nhập khẩu thường chiếm một tỷ trọng lớn, dẫn đến dịch vụ TTQT nhập khẩu nói chung và thanh toán L/C nhập khẩu nói riêng của MBBank Lạng Sơn luôn đạt kết quả tốt. Giá trị và số lượng của L/C nhập khẩu đều tăng mạnh qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.