So sánh tải định tuyến chuẩn hoá trong mô hình Random Waypoint

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu suất bằng mô phỏng các thuật toán định tuyến trong mạng đặc biệt di động manet (Trang 61 - 63)

TG tạm dừng (giây) 0 30 60 120 300 600 900

10 nguồn 54.6806 4.61968 1.82647 11.1188 0.30264 130.165 58.9693

20 nguồn 605.641 2098.05 1845.35 643.561 551.377 1546.66 1715.97

Bảng 13: Tải định tuyến chuẩn hoá của TORA trong mô hình Random Waypoint

4.3.2 Thí nghiệm 2: Sử dụng mô hình Random Walk

Với mô hình Random Walk, chúng tôi lựa chọn cấu hình gồm 30 nút di động di chuyển trong không gian phẳng 300mx600m. Như đã phân tích trong phần 3.3.2.1 về các mô hình di chuyển, tham số quan trọng trong mô hình Random Walk là quãng thời gian dịch chuyển của nút trước khi thay đổi hướng và tốc độ. Nếu quãng thời gian này nhỏ, sự di chuyển của các nút sẽ bị giới hạn trong phạm vi nhỏ

của khu vực mô phỏng, mạng nửa tĩnh. Nếu quãng thời gian này lớn, thay đổi của mạng sẽ thường xuyên hơn. Với mục đích chọn ra một cấu hình mạng tiêu biểu, chúng tôi đã kiểm tra các trạng thái vật lý của mạng với các giá trị thời gian dịch

chuyển là 5, 10, 30, 60 và 120 giây. Cuối cùng, chúng tôi đã sử dụng giá trị thời gian dịch chuyển của nút là 10 giây để xây dựng mạng mô phỏng cho việc đánh giá các giao thức.

Về mô hình thông lượng, chúng tôi vẫn sử dụng nguồn phát CBR với các tham số tốc độ gửi 4 gói tin/giây, kích thước gói tin 512byte. Trong thí nghiệm chúng tôi thay đổi các số nguồn phát là 10 nguồn và 20 nguồn để thay đổi các mức độ tải trong mạng.

Tổng kết về các cấu hình mạng mô phỏng được cho trong bảng 14

Tham số Các giá trị

Cấu hình chung

Phạm vi truyền sóng vô tuyến 250m

Băng thông 2Mbps

Số lượng nút 30 nút

Khu vực địa lý 300m x 600m

Thời gian mô phỏng 300 giây

Mô hình di chuyển

Thời gian di chuyển (travel time) 5, 10, 30, 60, 120 giây Tốc độ di chuyển cao nhất 10 m/giây Tốc độ di chuyển thấp nhất 0 m/giây

Mô hình thông lượng

Dạng thông lượng CBR

Số nguồn phát 10, 20

Tốc độ gửi gói tin 4 gói tin / giây Kích thước gói tin 512 bytes

Bảng 14: Cấu hình các mạng mô phỏng theo mô hình Random Walk Đánh giá

Hình 17 cho thấy kết quả so sánh sự phân phát gói tin của các giao thức trong trường hợp 10 và 20 nguồn phát. Với cấu hình mạng có mức thay đổi trung bình, kết quả phân phát của tất cả các giao thức đều rất tốt. Điều khác biệt có thể nhận thấy ởđây so với kết quả trong mô hình Random Waypoint (hình 14) là TORA hoạt

động trong mô hình mạng này có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp tải tăng với 20 nguồn phát, giao thức TORA lại cho kết quả phân phát gói tin rất thấp so với các giao thức khác. Ở cả hai trường hợp 10 nguồn phát và 20 nguồn phát, DSDV đều cho kết quả thấp hơn các giao thức. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy hiệu suất của các giao thức không thay đổi nhiều trong hai trường hợp 10 và 20 nguồn phát trừ TORA.

Kết quả phân phát gói tin dữ liệu

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

TORA DSR OLSR AODV DSDV

Ph n t r ă m g ó i t in tr u y n t h à n h c ô ng ( % ) 10 nguồn 20 nguồn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu suất bằng mô phỏng các thuật toán định tuyến trong mạng đặc biệt di động manet (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)