0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

So sánh tải định tuyến chuẩn hoá trong mô hình Random Walk

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT BẰNG MÔ PHỎNG CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG ĐẶC BIỆT DI ĐỘNG MANET (Trang 65 -67 )

4.3.3 Thí nghiệm 3: Sử dụng mô hình Random Direction

Mô hình Random Direction được xây dựng để làm giảm mật độ nút hàng xóm trung bình của mỗi nút khá cao trong mô hình Random Waypoint và Random Walk, tạo ra số chặng của các gói tin lớn hơn và có khả năng hình thành các phân hoạch mạng. Trong mô hình này tham số thời gian tạm dừng của nút tại biên là tham số

quan trọng. Với mạng mô phỏng, chúng tôi lựa chọn tham số thời gian tạm dừng có giá trị bằng 0 giây.

Trong mạng mô phỏng này chúng tôi cũng sử dụng mô hình thông lượng CBR

để tạo các khuôn dạng truyền thông trong mạng. Các tham số của mô hình bao gồm tốc độ gửi gói tin 4 gói tin/ giây, kích thước gói tin 512 byte và số nguồn phát trong hai trường hợp 10 nguồn và 20 nguồn.

Tham số Các giá trị

Cấu hình chung

Số lượng nút 30 nút

Khu vực địa lý 300m x 600m Thời gian mô phỏng 300 giây

Mô hình di chuyển

Thời gian tạm dừng 0, 30, 60, 120, 300 giây Tốc độ di chuyển cao nhất 19 m/giây

Tốc độ di chuyển thấp nhất 1 m/giây

Mô hình thông lượng

Dạng thông lượng CBR Số nguồn phát 10, 20

Tốc độ gửi gói tin 4 gói tin/giây Kích thước gói tin 512 bytes

Bảng 15: Cấu hình các mạng mô phỏng theo mô hình Random Direction

Đánh giá

Đánh giá

Trong mạng với mô hình di chuyển Random Direction, kết quả phân phát gói tin thành công của các giao thức được thể hiện trong hình 20. So với kết quả trong mô hình Random Walk (hình 17), kết quả phân phát gói tin của các giao thức trong mạng mô phỏng này có giá trị thấp hơn. Bên cạnh giao thức TORA bị ảnh hưởng mạnh khi tải mạng tăng, giao thức DSR cũng cho thấy tác động này với trường hợp 20 nguồn phát. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự nhạy cảm trong cơ chế của giao thức DSR khi tải mạng và mức thay đổi cấu hình mạng tăng được thấy trong kết quả từ mô hình Random Waypoint. DSDV vẫn cho kết quả thấp hơn so với các

giao thức khác. Hai giao thức cho kết quả tốt nhất trong mô hình này là AODV và OLSR. Sự thay đổi kết quả trong hai trường hợp nguồn phát là không đáng kể.

Kết quả phân phát gói tin dữ liệu

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

TORA DSR OLSR AODV DSDV

Ph n t r ă m gói t in tr u y n t h ành c ông ( % ) 10 nguồn 20 nguồn

Hình 20: So sánh kết quả phân phát gói tin trong mô hình Random Direction Trễđầu cuối trung bình của các giao thức

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT BẰNG MÔ PHỎNG CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG ĐẶC BIỆT DI ĐỘNG MANET (Trang 65 -67 )

×