Mô hình các mạng MANET

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu suất bằng mô phỏng các thuật toán định tuyến trong mạng đặc biệt di động manet (Trang 34 - 35)

Chương 3 : CÁC MẠNG MANET MÔ PHỎ NG

3.1 Mô hình các mạng MANET

Có nhiều cách khác nhau để mô hình hoá các mạng máy tính: phân tích hình thức, đo thực và mô phỏng [1]. Phân tích hình thức là mô hình hóa giải tích sử dụng các công cụ toán học để mô phỏng và xác định các thông số hiệu suất của hệ thống. Một số kỹ thuật hình thức được dùng để mô hình các mạng tĩnh là các Lưới Petri, các quá trình ngẫu nhiên (stochastic processes), lý thuyết hàng đợi (queuing theory) và lý thuyết đồ thị (graph theory). Tuy nhiên, không có kỹ thuật nào kể trên thích hợp cho việc nghiên cứu các mạng động như mạng MANET.

Phương pháp đo thực thường được áp dụng khi các yếu tốđảm bảo về kỹ thuật cho phép và chi phí cho các thiết bị đo và các phép đo là có thể chấp nhận. Đối với các hệ thống đang hoạt động, việc phân tích và đánh giá hiệu suất hoạt động dựa trên các số liệu thu thập được bởi các bộ giám sát bằng phần cứng, bộ giám sát phần mềm hoặc hệ thống giám sát lai bằng phương pháp thử ngẫu nhiên hoặc được kích hoạt bởi các sự kiện qui định trong và ngoài hệ thống tại các giao diện vào và ra của hệ thống. Do các mạng MANET vẫn còn là một chủđề đang được nghiên cứu, hầu hết các ngữ cảnh sử dụng mạng thực chưa được biết đến. Với nhiều yếu tố không chắc chắn và động, việc sử dụng phương pháp đo thực hầu như không thể thực hiện

được và sẽ rất tốn kém.

Mô hình hoá mô phỏng là việc sử dụng các chương trình máy tính để mô phỏng kiến trúc và quá trình hoạt động của một hệ thống và trên cơ sở đó, xác định các thông số hiệu suất của hệ thống. Mô phỏng cho phép thể hiện nhiều đặc điểm phức tạp cần thiết về các hiện tượng được nghiên cứu. Ngoài ra, sử dụng mô phỏng có chi phí thấp, có thể tạo ra một lượng lớn các lần chạy thử nghiệm. Vì những lý

do này, lựa chọn phổ biến cho nghiên cứu hành vi của các giao thức trong mạng MANET vẫn là mô phỏng.

Bộ mô phỏng mạng mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu các giao thức định tuyến mạng MANET là NS2 của trường đại học UC Berkeley thuộc dự án VINT (Virtual Network Testbed) [27]. NS2 là bộ mô phỏng đa giao thức, mã nguồn mở.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu suất bằng mô phỏng các thuật toán định tuyến trong mạng đặc biệt di động manet (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)