rễ TB/hom
Từ những phân tích trên đây, bước đầu đề tài rút ra kết luận:
- Chất điều hòa sinh trưởng (loại thuốc, nồng độ) có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ, số rễ/hom, chiều dài rễ bình quân ở các mức độ khác nhau;
- Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong nghiên cứu và trong sản xuất cây giống Xá xị bằng phương pháp giâm hom nên dùng chất IAA với nồng độ 400 ppm;
- Sản xuất cây giống Xá xị bằng phương pháp giâm hom chỉ nên áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết.
4.3.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây hom
4.3.2.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống
Kết quả xác định sinh trưởng của cây hom trong giai đoạn vườn ươm được tổng hợp ở Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Sinh trưởng cây hom giai đoạn vườn ươm
Lần đo Cơng thức thí nghiệm Sớ cây TN Sớ cây sống Tỷ lệ sống (%) Hvn (cm) Doo (cm) 1 (sau 3 tuần tuổi) I 30 23 76,66 10,3 0,19 II 30 27 89,91 11,1 0,20 III 30 25 83,25 10,06 0,15 Tổng 120 68 249,82 32,0 0,54 TB 25,00 83,27 10,66 0,18 2 (sau 6 tuần tuổi) I 30 19 63,27 11,2 0,23 II 30 23 76,59 12,5 0,38 III 30 21 69,93 11,9 0,21 Tổng 120 63 209,79 35,6 0,82 TB 21,00 69,93 11,86 0,27 3 (sau 9 tuần tuổi) I 30 14 46,62 14,6 0,30 II 30 21 69,93 16,6 0,39 III 30 16 53,28 15,3 0,26 Tổng 120 51 169,83 46,5 0,95 TB 17,00 56,61 15,5 0,31 4 (sau 12 tuần tuổi) I 30 10 33,33 16,4 0,36 II 30 17 56,61 18,9 0,43 III 30 12 39,96 17,6 0,30 Tổng 120 39 129,90 52,9 1,09 TB 13,00 43,30 17,63 0,36
Từ Bảng 4.6 nhận thấy:
Về tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cây hom Xá xị đạt mức thấp, từ lần đo 1 (sau 3 tuần tuổi) đến lần đo 4 (sau 12 tuần tuổi), tỷ lệ sống giảm ở mức thấp trong tất cả các công thức và biến động từ 33,33 đến 89,91%. Sau 3 tuần tuổi đạt tỷ lệ sống từ 76,66 - 89,91% bình quân 83,27%; Sau 12 tuần tuổi tỷ lệ sống đạt từ 33,33 - 56,61% bình quân đạt 43,3%.
Như vậy, cây hom Xá xị trong giai đoạn vườn ươm tỷ lệ sống (từ tuần 1 đến tuần thứ 12) thấp. Số hom bị chết giao động trong khoảng từ 43,39 - 66,67%.
Xét trong từng công thức hỗn hợp ruột bầu nhận thấy cơng thức 2 có tỷ lệ cây sống cao nhất. Điều đó được giải thích như sau: Cơng thức 2 có cát nên đất tơi xốp hơn và khả năng ra rễ và đâm rễ là dễ dàng hơn các cơng thức cịn lại.
Cơng thức 1 có tỷ lệ cây chết cao hơn những cơng thức khác là do đất đóng bầu bị bí chặt qua các lần tưới dẫn đến bộ rễ không phát triển được làm cho cây còi cọc và dẫn đến chết.
Số liệu Bảng 4.6 được minh họa ở Biểu đồ 4.4.
0 10 20 30 40 50 60
Công c 1 Công c 2 Công c 3
ng (%)
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống cây hom Xá xị
4.3.2.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính cổ rễ
Sinh trưởng đường kính nói chung, đường kính gốc nói riêng là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực sinh trưởng của cây con. Từ số liệu tổng hợp ở Bảng 4.6, nhận thấy sinh trưởng đường kính gốc trong từng cơng thức đều có xu hướng tăng dần theo tuổi, trong đó tháng thứ nhất đường kính tăng trưởng mạnh nhất những tháng sau tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Điều đó được giải thích như sau, tháng đầu mặc dù bộ rễ chưa phát triển nhưng đoạn cành hom lúc này còn nhiều chất dự trữ trong thân và đây là nguồn chất dinh dưỡng để nuôi cây hom. Sang những tháng sau, nguồn chất dinh dưỡng dự trữ cạn dần trong khi đó bộ rễ chưa được hồn chỉnh nên sinh trưởng đường kính có xu hướng chậm lại. Giữa các cơng thức thí nghiệm tăng trưởng đường kính có sự khác nhau rõ rệt. Ở cơng thức 2 sinh trưởng đường kính là mạnh nhất, ở lần đo thứ 4 đạt 0,43 cm, kém nhất ở cơng thức 3, đường kính đạt 0,56 cm. Số liệu bảng 4.6 về sinh trưởng đường kính cổ rễ được minh họa qua Biểu đồ 4.5.
Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng đường kính Doo cây hom Xá xị giai đoạn vườn ươm
4.3.2.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao
Cùng với đường kính, chiều cao thân cây cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm.
Sinh trưởng chiều cao: Sau 3 tuần tuổi sinh trưởng chiều cao đạt 10,3 - 11,1 cm, sau 12 tuần tuổi đạt 16,4 - 18,9 cm. Nhìn chung với cây bản địa thì sinh trưởng về chiều cao của cây hom Xá xị là chậm.
Cùng với sinh trưởng đường kính, sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 4, cơng thức 2 có sinh trưởng chiều cao tốt nhất đạt 18,9 cm.
Sinh trưởng chiều cao cây hom Xá xị được minh họa qua Biểu đồ 4.6.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
n đo 1 n đo 2 n đo 3 n đo 4
Công c 1 Công c 2 Công c 3
Biểu đồ 4.6. Sinh trưởng chiều cao cây hom Xá xị
Kết luận: Thành phần hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng đến:
- Tỷ lệ sống của cây hom sau 12 tuần tuổi;
- Sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây hom;
- Ảnh hưởng đến lượng tăng trưởng thường xuyên về đường kính và chiều cao;
- Trong 3 cơng thức thí nghiệm, cơng thức 2 (50% đất đỏ Bazan + 50% cát) có tỷ lệ cây sống cao nhất, khả năng sinh trưởng đường kính, chiều cao mạnh nhất;
- Bước đầu khuyến nghị nên sử dụng công thức: 50% đất đỏ Bazan + 50% cát để sản xuất đại trà cây Xá xị bằng phương pháp giâm hom để phát triển mơ hình trồng rừng bảo tồn và rừng sản xuất.
4.4. Những khó khăn, thách thức và giải pháp bảo tồn loài Xá xị
4.4.1. Những khó khăn, thách thức
- Với diện tích rộng lớn nên cán bộ kiểm lâm không thể kiểm sốt được hết tồn bộ khu vực, một trong những chức năng quan trọng của VQG là nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực, bao gồm nhiều đối tượng nghiên cứu, đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu ngày càng được nâng cao vì vậy cần phải bổ sung thêm nguồn nhân lực và trình độ nhân lực phải ngày càng được nâng cao.
- Thiếu kinh phí đầu tư cũng như duy trì hoạt động của BQL vườn và Các chương trình đầu tư phát triển được thực hiện tại đây còn nhỏ lẻ.
- Nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về tiềm năng, giá trị của tài nguyên rừng mới dừng lại ở hiểu biết sơ lược, chưa có sự nhận thức sâu sắc về giá trị, tầm quan trọng về giá trị ĐDSH của khu vực này.
- Sự tham gia của các bên liên quan còn chưa đúng tầm, chưa phát huy tối đa được sức mạnh vốn có của nó. Đặc biệt là đối với các cấp chính quyền cấp xã còn hạn chế. Mức độ tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo tồn ĐDSH trong khu vực còn thấp. Người dân vẫn còn phân vân, lựa chọn giữa phát triển sinh kế gia đình và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Hoạt động bảo vệ, bảo tồn cịn mang tính chung chung. Chưa có biện pháp quản lý, theo dõi, nghiên cứu cụ thể cho từng lồi. Tình trạng săn bắn động vật hoang dã và khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngồi gỗ chưa được kiểm sốt triệt để.
4.4.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài Xá xị * Các Giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ
a. Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation): Việc bảo tồn nguyên vị cần được thực hiện với khu vực vùng lõi nhằm bảo vệ sinh cảnh và quần thể, cá thể loài Xá xị tại khu vực cụ thể: Hạn chế việc người dân vào rừng thu hái, bn bán lồi này, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn và phát triển các lồi thực vật q hiếm nói chung và lồi Xá xị nói riêng.
b. Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation): Trong công tác trồng rừng thường xuyên tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo, có thể tiến hành xây dựng các vườn giống để gieo ươm, nhân giống lồi Xá xị, phịng lưu tiêu bản, xây dựng mơ hình trồng và quản lý rừng bền vững.
* Giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng
đồng dân cư sống gần VQG Tam Đảo
Việc giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân là việc làm rất cần thiết góp phần tăng cường sự ủng hộ của Cộng đồng đối với các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của VQG, giảm thiểu các áp lực tới tài nguyên đa dạng sinh học của khu vực, cần cho người dân biết sự nguy hại của loài Xá xị và tất cả các loài thực vật quý hiếm đang ở mức nguy cấp đồng thời cho thấy vai trò của thực vật đối với con người và sinh vật nhằm duy trì sự bền vững của các hệ sinh thái rừng và đời sống người dân nơi đây. Cần xây dựng các chương trình giáo dục bảo tồn phù hợp với trình độ dân trí của địa phương với nhiều hình thức hấp dẫn như sách báo, tivi, loa đài…
* Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng phát triển kinh tế
Việc ủng hộ của cộng đồng dân cư vùng đệm phát triển kinh tế có ý nghĩa sống còn đối với cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn lồi Xá xị nói riêng. Sự đói nghèo đang là rào cản lớn đối với sự ủng hộ của cộng đồng về các mục tiêu bảo tồn của Vườn quốc gia và là nguyên nhân của nhiều tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học thông qua khai thác trái phép lâm sản, chăn thả gia súc tự do trong VQG. Vì vậy, cần có chính sách phù hợp nâng cao sự phát triển tránh sự lạc hậu thờ ơ của của người dân địa phương.
* Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ rừng
Hiện nay, các hoạt động tuần tra bảo vệ ở VQG Tam Đảo diễn ra khá tốt, tuy nhiên trong vài năm gần đây vẫn diễn ra sự khai thác gỗ trái phép cụ thể người khai thác trái phép đã được các cán bộ kiểm lâm phát hiện và tịch thu các trang thiết bị và đưa ra phương án xử lý về pháp luật, cần tăng cường
các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và xử lý nghiêm các vụ vi phạm xảy ra. Cần tập trung nỗ lực tuần tra bảo vệ rừng ở các khu vực được xác định là nơi phân bố tập trung của loài Xá xị.
* Xây dựng quy ước thôn bản về sử dụng tài nguyên rừng
Thảo luận với cộng đồng, thuyết phục cộng đồng các thôn bản vùng đệm ký cam kết thực hiện các quy ước về quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Một số nội dung cần có trong các quy ước thơn bản gồm:
- Khuyến khích, khen thưởng kịp thời những người phát hiện vi phạm; - Cấm sản xuất, mua bán và tàng trữ cưa máy và phương tiện khai thác gỗ và lâm sản khác;
- Cấm sử dụng lửa trong rừng;
- Cấm thả rơng gia súc trong diện tích VQG.
* Tăng cường kiểm soát cháy rừng
Cháy rừng thường rất dễ xảy ra vào mùa khơ, nắng nóng là tăng nguy cơ cháy rừng, VQG Tam Đảo một phần lớn là rừng Thơng vì thế rất dễ xảy ra cháy rừng vào mùa khơ, ngồi ra cháy rừng có thể xảy ra bởi các nguyên nhân chủ quan của người dân như nhóm lửa ngủ qua đêm, lấy ong rừng và nướng các loài động đã săn bắt được… Một khi cháy rừng xảy ra thì thiệt hại cho đa dạng sinh học nói chung và các loài thực vật quý, hiếm là rất lớn. Vì vậy, cơng tác PCCR cần được quán triệt thường xuyên và triển khai rộng khắp các xã thuộc VQG.
* Lập hồ sơ quản lý các cây Xá xị đã ghi nhận được
BQL VQG Tam Đảo cần cho cán bộ điều tra thống kê, đo đạc các cây trưởng thành của lồi nói trên, lập hồ sơ theo dõi bảo vệ và điều tra thêm các cá thể Xá xị mới. Xây dựng cơ sở dữ liệu của loài và định kỳ và kiểm tra sự hiện diện của các cây và đo đạc lại các chỉ tiêu sinh học cây phục vụ công tác quản lý bảo tồn loài.
Để bảo tồn, phục hồi và phát triển quần thể của loài Xá xị tại VQG Tam Đảo thì BQL vườn cần độc lập hoặc phối hợp với các nhà khoa học có kinh nghiệm thực hiện một số nghiên cứu cơ bản sau:
1) Thiết lập một số tuyến vật hậu ở các dạng sinh cảnh khác nhau của Khu bảo tồn; tiến hành theo dõi biến động vật hậu (mùa ra lá, hoa, quả, phát tán hạt...) của các cây trên các tuyến vật hậu và ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường đến q trình vật hậu của loài. Các tư liệu khoa học này rất cần thiết cho việc quản lý bảo tồn lồi;
2) Lựa chọn khoanh vùng một số điểm có cây tái sinh tự nhiên của loài nghiên cứu để theo dõi sinh trưởng của cây tái sinh, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và yếu tố nhân sinh đến sự sinh trưởng và phát triển của các cây tái sinh;
3) Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình phát tán hạt và nẫy mầm của loài nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát tán của các loài trong các sinh cảnh rừng của VQG Tam Đảo;
4) Nghiên cứu khả năng nhân giống đại trà của loài từ hạt và từ cành phục vụ gây trồng nhân tạo;
5) Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (các yếu tố thời tiến cực đoan: bão, hạn hán, sương muối...) đến sự sinh trưởng và phát triển của lồi Xá xị trong mơi trường tự nhiên, đặc biệt đối với các cây tái sinh của loài.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Đặc điểm hình thái, sinh thái và hiện trạng phân bớ loài Xá xị tại vườn Quốc gia Tam Đảo:
Đã xác định được đặc điểm hình thái lồi Xá xị dựa vào các cây phân bố tự nhiên tại Vườn quốc gia Tam Đảo.
Thành phần lồi cây đi kèm trong các OTC có lồi Xá xị phân bố hết sức đa dạng và phong phú về số lượng loài. Tuy nhiên, số lồi chính thức tham gia vào cơng thức tổ thành có 3 đến 6 lồi tham gia bao gồm: Dẻ gai, Táu mặt quỷ, Lọng bàng, Trâm trắng, Sồi phảng, Mỡ.
Số lượng cây gỗ tái sinh trong tất cả các trạng thái rừng lớn, dao động từ 5.600 - 10.000 cây/ha. Mật độ tái sinh của cây rừng tại địa bàn nghiên cứu là tái sinh khá đến tốt.
Tổng số loài cây tái sinh trong mỗi OTC giao động trong khoảng 7 - 14 loài, tổng số loài tham gia vào CTTT lâm phần 16 lồi, mỗi OTC có 3 - 6 lồi tham gia vào CTTT cây tái sinh, Các loài tham gia CTTT cây tái sinh, so sánh với cơng thức tổ thành cây tầng cao có thể nhận thấy, tổ thành cây gỗ tái sinh vẫn giữ được ưu thế của tầng cây mẹ, điều này cho thấy trong những năm vừa qua công tác bảo tồn tại khu VQG Tam Đảo đã có tác dụng rất lớn.
Cây xá xị chủ yếu là tái sinh chồi, khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt của loài cây này rất kém và chúng rất khó có thể cạnh tranh nổi với các loài cây khác.
- Hiện trạng phân bố Xá xị trên địa bàn nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế cho nên kết quả điều tra hiện trạng phân bố của loài Xá xị tại địa bàn nghiên cứu đã phát hiện được 14 cá thể phân bố rải rác. Số lượng cây Xá xị đã phát hiện là nguồn vật liệu quan